Saturday, December 27, 2014




Từ Lý Thuyết đến Thực Hành, Kinh Nghiệm Thực Tế 
             của Thiền Định Phật Giáo Nguyên Thủy  
              những Bất Cập

Tam Tiểu Thư

Ổng Tổng quản à, tôi thực cảm kích là ông đã giải thích cho tôi nghe nhiều về Thiền Định của Trường Phái Phật Giáo Nguyên Thủy. Thế nhưng tôi vẫn còn nhiều thắc mắc lắm. Người ta thường nói tu Thiền nào là để Giải Thoát Sinh Tử, để về Cảnh Giới tốt đẹp hơn sau khi chết, để chuyển Nghiệp … Dĩ nhiên nghe vậy thì ai chẳng thích tu. Tuy nhiên làm thế nào để một người đang tu Thiền có thể biết chắc chắn là mình đang đi đúng đường không ông? Ý tôi nói là nếu mình chờ tới lúc chết mới biết không thoát ly được sanh tử thì ai chịu trách nhiệm chứ? Lúc đó mới nhận ra mình bỏ cả đời tu tập mà không kết quả thì đúng là "chưa có bao giờ … buồn như hôm nay".

Ông Tổng Quản

Khi chọn lựa một điều gì đó mà nó ảnh hưởng đến toàn thể hoặc bất cứ giai đoạn nào của đời người, thì người ta phải thận trọng là điều tất nhiên. Hơn bất cứ chuyện gì khác, việc chọn lựa cách tu sẽ có ảnh hưởng đến phút lâm chung và đến nhiều kiếp khác (nếu người ta tin là có Luân Hồi, Sanh Tử). Như vậy chuyện cô thắc mắc Pháp Tu mà cô đang thực hành có là một công cụ hữu hiệu và đáng tin cậy hay không là điều rất hợp lý. 

Thành quả của việc tu Thiền Định có thể là một tài sản quan trọng, ảnh hưởng tích cực cho hôm nay cũng như mai sau.


Nếu chọn lựa việc tu Thiền Định Phật Giáo Nguyên Thủy, chúng ta cũng cần thiết phải biết những mặt tiêu cực. Ðơn giản mà nói, người ta sẽ mất rất nhiều quyền lợi thế gian bình thường như: 
Ăn các loại thịt; uống rượu bia ( là việc hưởng thụ thú vui của thế gian đời thường, mà đó là hợp pháp, hợp tình, hợp lý.) Người ta ăn ít nhất ba bữa một ngày; thậm chí còn hơn ba bữa. Nếu giả thuyết đời người kéo dài 100 năm, thì số lượng thịt hoặc rượu bia được tiêu thụ là rất đáng kể. Nếu thực hành Thiền Định Nguyên Thủy Phật Giáo, thì việc ăn uống này không còn phù hợp; vì đây là các Tâm Bất Thiện, không thể nào có chỗ đứng trong Thiền Thiện Tâm. Nhiều người có thể thắc mắc là truyền thống tu của Phật Giáo Nguyên Thủy đến nay vẫn cho phép ăn thịt. Nên biết rằng, cách đây mấy ngàn năm, vấn đề thực phẩm không những tại Ấn Ðộ, mà có lẽ khắp nơi trên thế giới, đều vô cùng khan hiếm. Con người chưa biết cách sản xuất đại trà, nên họ dựa vào việc săn bắn và tìm thực phẩm thiên nhiên có sẵn  là chính. Do đó có cái gì ăn cái đó. Để tồn tại thì những người tu Phật Giáo lúc bấy giờ cũng chẳng là ngoại lệ.

Theo truyền thống văn hóa, xã hội và pháp luật, thì vấn đề quan hệ nam nữ chỉ nên có đời sống một vợ một chồng. Vượt qua một số giới hạn nào đó, thì cũng giống như vấn đề rượu, thịt, bia ở trên. Những cấu tạo Tâm này thuộc về Bất Thiện Tâm, hay đúng hơn là có căn bản Bất Thiện Tâm.


Truyền Thống Phật Giáo trong Bát Chánh Đạo, cổ vũ việc nuôi mạng Chân Chánh. Đơn giản là làm việc để nuôi chính mình, không sử dụng tiền của người khác, công sức lao động của người khác, để nuôi thân mạng mình.


Ðừng làm cho mình, trở nên vĩ đại, nổi trội trước đám đông.  Nên sống cuộc sống giản dị, khiêm tốn. Mật Giáo Tây Tạng cho là nên sống đời sống của một con Chó, con Heo.  Sống một cách bình thản tự tại , không phân biệt, chọn lựa, chấp nhận tất cả mọi thứ đến với mình.


Tam Tiểu Thư


Chán ông quá đi ông Tổng Quản ơi. Ông "dụ" tôi tu Thiền mà ông toàn liệt kê những chuyện "hay nhưng không nên làm" không à. Sống như vậy thì "anh được gì không, em còn gì không …". Nếu ông cứ nói như vậy mà chẳng chỉ ra những điểm "tuyệt vời" mình có thể đạt được khi tu Thiền, thì tôi và nhiều quý độc giả khác sẽ "say good bye" ông đó nghe ông!

Ông Tổng Quản

Dĩ nhiên Thiền Định cũng có những mặt tích cực, với điều kiện phải thực sự nhập định được, thực sự nhập vào các lớp Định. Sở dĩ chúng ta phải nhấn mạnh điều này, vì người tu Thiền Định thì rất nhiều. Nhưng có nhiều người mất nhiều năm hoặc cả đời người mà vẫn không Nhập Định được.

Sinh sống bình thường như mọi người, nhưng người tu Thiền lại có những kinh nghiệm mà không ai có, những kinh nghiệm về một cuộc sống ở ngoài thân xác vật lý. Cụ thể là kinh nghiệm của một cái chết có ý thức, có chủ ý.


Nếu chúng ta công nhận những hiện tượng Cận Tử là có thật, như ngày hôm nay được phát tán rộng rãi trên các phương tiện truyền thông; thì người mới tu Thiền Định cũng có những kinh nghiệm giống như người cận tử. Họ thấy mình thoát ra khỏi thân xác vật chất, thấy một đường hầm tăm tối, thấy ánh sáng ở phía xa, gặp một số người v.v. Hiện tượng này được rất nhiều người mới tu Thiền Định kể lại.


Tu Thiền Định khi đạt một trình độ nào đó, tùy từng cá nhân, người ta có khả năng làm chủ các Tâm của mình, sắp xếp các Tâm theo ý muốn, nhờ vào Định Lực của chính mình, người ta có thể tới những Cảnh Giới mong muốn. Nói một cách khác, nhờ công lao tu tập, người tu Thiền Định đạt được sự tự do trong lúc đang sống cũng như trong lúc chết.


Nhờ vào khả năng này, thì chính mình có kinh nghiệm thực sự về cái chết trong khi đang sống, không cần ai giúp đỡ, không có tâm lý sợ hãi cái chết như mọi người bình thường. Thật vậy, bất kể là ai, ở độ tuổi nào, hễ là một sinh vật, đều né tránh cái chết, người ta gọi là Bản Năng Bảo Tồn. Kinh nghiệm Thiền Định thực sự đã trả lời được phần nào, giải quyết được phần nào nỗi sợ hãi cái chết của con người. Trong Thiền Định có nói tới "ma chết", tùy theo từng người, người  ta có thể hiểu từ ngữ ma chết khác nhau.


Các Tôn Giáo, kể cả Phật Giáo, có thể vì lý do huyền bí, có thể để răn đe con người, ở đâu cũng đề cập tới các mô hình Địa Ngục. Tài liệu Công Giáo từng nói: "Người giàu bước lên nước Chúa còn khó hơn con Lạc Ðà chui qua lỗ kim". Nói về quyền lực thế gian thì cũng có lời phát biểu sau đây: "Cái gì của Cêza, hãy trả lại cho Cêza; cái gì của Thượng Ðế, hãy trả lại cho Thượng Ðế". Những lời phát biểu nói trên làm cho người ta cảm thấy ranh giới giữa Thiên Đường và Địa Ngục quá cách xa. Thiền Định đã thu hẹp được ranh giới của Thiên Đường và Địa Ngục, biến những huyền thoại thành kinh nghiệm thực tế của chính mình.


Người tu Thiền Định không cảm thấy quá e sợ cái chết, vì họ có rất nhiều kinh nghiệm với cái chết hằng ngày. Thật vậy, kinh nghiệm bản thân về các lớp Thiền Định cho họ thấy được cuộc sống ở những Cảnh Giới có lẽ cao hơn cuộc sống thế gian: Như Thiên Dục Giới, các Cảnh của Thiên Dục Giới; Cảnh Hữu Sắc, Vô Sắc, v.v.  Kinh nghiệm này của chính mình làm cho người ta yên tâm khi nghĩ đến việc bỏ xác thế gian.


Tam Tiểu Thư


Những điều ông nói nghe "siêu" thiệt đó, nhưng thật sự cũng chẳng có cách nào để kiểm chứng những điều ông vừa nói. À, nói vậy cũng không đúng nữa. Có lẽ mình cứ thực hành việc tu Thiền Định Nguyên Thủy thì sẽ biết điều ông nói là đúng hay sai.

Nhưng mà Ông Tổng Quản à, nếu người ta đau nặng rồi chết, hoặc chết "bất đắc kỳ tử" thì Thiền Định có giúp được gì không? Chưa kịp Nhập Định đã chết mất tiêu rồi; hoặc là đau nặng quá thì làm sao có khả năng Nhập Định chứ? Tôi nghĩ trong những trường hợp này thì dù có tu Thiền Định cả đời cũng là vô ích mà thôi. 


Cho dù là thần thánh, muốn nhập định cũng không phải là việc dễ, phải có những điều kiện khách quan, chủ quan nhất định nào đó mới có thể Nhập Định được chứ. Tôi còn nhớ đã đọc ở đâu đó là qua các công cuộc khảo cứu đáng tin cậy, thì muốn Nhập Định cũng phải mất từ vài phút cho tới vài giờ.



Ông Tổng Quản

Điều thắc mắc của Cô là hoàn toàn chính đáng. Nhưng nếu chúng ta tìm hiểu về Cơ chế Tâm lý của con người, thì biết rằng Tâm lý con người cũng có những Cơ chế. Nếu chúng ta biết vận dụng thì nó cũng có thể đóng góp một cách tích cực cho việc tu Thiền Định. Ðứng ở góc độ tính chất cơ học của tâm lý, thì có lý thuyết: "Phản xạ có điều kiện" của Pavlov. Người ta còn có thể hiểu những phản xạ này là bản năng tập thành hay bản năng thứ cấp. Trong đời sống, chúng ta đã vận dụng cơ chế tâm lý này vào rất nhiều lãnh vực học tập, vật chất và cả tinh thần:

Bơi lội / Tập võ / Học làm toán / Học ngoại ngữ 

Khiêu vũ cổ điển / Chơi đàn cổ điển / Lái xe hơi có số tay v.v…


Có một kinh nghiệm thực tế là có nhiều  Việt Nam 
đã từng trải qua, hay học nhiều sinh ngữ trong thời gian lâu dài từ khi còn ít tuổi. Do đó, khi tiếp cận với một số ngôn ngữ đã từng học, thì chúng ta hiểu ngay lập tức, không cần dịch ra tiếng Việt Nam. Nói tóm lại, việc hiểu các ngôn ngữ nói trên, lái xe, bơi lội … là do luyện tập quá lâu năm, nên các kỹ năng này đã trở thành những bản năng. Chúng ta nói ngoại ngữ, lái xe, bơi lội … một cách hoàn toàn vô ý thức. Tâm lý học gọi là Bản Năng Thứ Hai (Second nature). Ðơn giản mà nói, nó là chính mình, mình là nó.

Sự việc tương tự này cũng xảy ra cho người tu Thiền Định cần cù, chịu khó, tu lâu năm. Thiền Định trở thành một thói quen, hay nói đúng hơn là một bản năng thứ 2, không còn phân biệt được giữa mình và khả năng Thiền Định. Do đó khi đi ngủ, vì lý do nào đó, trong giấc ngủ, nó cũng Nhập Định một cách máy móc. Ðối với tình trạng đau bệnh rất nặng, đau là một trạng thái của cơ thể vật chất, và tất nhiên sẽ phải ảnh hưởng đến tinh thần, nên cũng làm cho khả năng Nhập Định bị kém đi. Nhưng do tập luyện lâu năm, dường như khả năng Nhập Định tồn tại tại ở trong khu vực Vô Ý Thức, do đó nó không bị ảnh hưởng gì cả. Bởi thế, khi đau nặng vẫn Nhập Định được.


Tam Tiểu Thư


Ông đã liệt kê ra rất nhiều điểm tích cực của Thiền Định, nhưng nói thiệt tôi vẫn cảm nhận nó xa xôi thiếu thực tế. Lý do là vì những chuyện này toàn là lúc chết, kiếp sau … Tôi thì sống cho hiện tại, vậy theo ông thì Thiền Định còn có những lợi ích nào mà thực tế hơn không?

Ông Tổng Quản

Bất cứ ai có những kinh nghiệm ở ngoài cuộc sống thế gian bình thường (việc này hay xảy ra với những người Cận Tử. Một nhà ngoại cảm nổi tiếng Việt Nam cũng có nhận xét như vậy) thì sau khi có những trải nghiệm ở một nơi nào đó khác với cuộc sống bình thường, con người trở nên hiền lành hơn, bớt ích kỷ hơn. Làm việc gì cũng cân nhắc, cẩn thận hơn. Chắc quý vị cũng biết, có một khoa học gia người Nga, sau khi chết đi vài ngày, ông bỏ tất cả những công việc làm liên quan đến Khoa học, tự nguyện trở thành một Tu sĩ Công giáo.

Khả năng sau đây cũng chẳng phải là chuyện gì to tát, nhưng cũng thực tế và hữu ích. Đó là người tu Thiền Định thực sự thường biết những việc sẽ xảy ra, gần như không bao giờ sai. Nếu có sai là do mình giải thích sai, chứ việc mình thấy thì không bao giờ sai. Với những người có định lực mạnh, họ có khả năng chủ động để biết việc gì đó theo ý muốn của mình, đó cũng là một lợi thế mà chúng ta phải kể đến.


Người Trung Quốc thường nói "Có tiền sai được cả Quỷ sứ". Ðiều này không đúng với bộ môn Thiền Định. Quyền lực và tiền bạc không thể sai bảo được cái Tâm của mình. Nó hoàn toàn không nghe, mà còn phản tác dụng nữa là đàng khác. Có một câu nói của người Công giáo: "Người giàu bước lên nước Chúa còn khó hơn con Lạc Ðà chui qua lỗ kim". Vậy cái gì có thể sai bảo được cái Tâm? Chỉ có Chánh Định, Thiền Thiện Tâm, Tịnh Quan Tâm … là sai bảo được cái Tâm của mình.


Tam Tiểu Thư


Theo như lời ông nói, và ông căn cứ vào cuốn Tạp Thư, thì Thần Thông là hệ quả tất yếu của Tứ Thiền Hữu Sắc … Điều này phải nói là rất kinh điển, bài bản, không chê vào đâu được! Việc mở Nhãn là hệ quả tất yếu của việc tu Thiền Định, biết được Quá khứ Vị lai, còn nhiều thứ khác … thật tiện và lợi. Nếu tôi học được, tôi sẽ làm thầy bói (Fortune Teller) để kiếm tiền cho đỡ vất vả và nguy hiểm như nghề Bảo Tiêu, sống bằng quyền cước, gươm đao … Nói thiệt ông nghe chứ nếu mà mình coi bói cho thân chủ không bao giờ sai, thì sẽ nổi tiếng mà không cần tới thời gian luôn đó. Đã vậy còn được người ta còn gọi mình bằng Thầy.

Ông Tổng Quản

Cô nên biết ý định muốn nổi tiếng là do Tâm Si. Đó là một Tâm mê muội, yếu đuối, làm nền móng cho Tâm Tham phát triển. Đây là những Bất Thiện Tâm, không phù hợp với Thiền Tâm, Tịnh Quan Tâm của người tu Thiền.

Tâm lý thích làm Thầy là cũng do những Bất Thiện Tâm như nói ở phần trên. Ðây còn là một loại ma sự, không biết hổ thẹn, ý nghĩ sai lạc lầm lẫn. Tâm túy này làm tăng trưởng cái Tôi, bản chất là Não Ma, tiền đề của nguồn gốc Luân Hồi Sanh Tử. Nói tóm lại, việc thích làm Thầy, lợi thì ít, hại thì nhiều. Mặt khác, việc nuôi mạng không chân chánh còn vi phạm Định Luật Nhân Quả một cách trầm trọng. Cô nên làm nghề Bảo Tiêu, tuy vất vả, nguy hiểm, nhưng đó là nghề nuôi mạng Chân Chánh.


Bất cứ ai tu Thiền Định cũng nên hiểu rõ, Thiền Tâm có cấu tạo Tâm sau đây:


- Thiền Thiện Tâm / Tịnh Quan Tâm


Những người thích nổi tiếng, thích người ta gọi mình là Thầy, sử dụng tiền bạc do công sức lao động của người khác làm ra, có cấu tạo Tâm sau đây:


- Bất Thiện Tâm Vương / Bất Thiện Tâm Sở


Ðây là những Tâm của Dục Giới thế gian, tuyệt đối không tương thích với Thiền Thiện Tâm. Căn cứ vào luận của Nhất Thiết Hữu BộÐộc Tử Bộ.


Tam Tiểu Thư


Tôi hiểu rồi. Cuộc chơi nào, sân chơi nào cũng có những quy định của riêng nó, kể cả tu Thiền Định.

Từ trước nay tôi cũng được một số vị Thầy bảo tôi là: tu Thiền cần phải sắp xếp thời gian để có thể ngồi yên lặng nhiều giờ trong ngày. Thậm chí là quay mặt vào tường, nhắm mắt lại, cố ngồi cho thẳng, giữ cho tâm lý mình yên lặng, tịnh khẩu không nói chuyện. Ngoài lúc ngồi Thiền thì làm lao động trong im lặng. Tôi đã thực hành theo chỉ dẫn này nhiều lần, ở nhiều nơi khác nhau và thực hành với nhiều pháp tu khác nhau. Nhưng những lúc ngồi yên lặng với thời gian càng lâu, thì trong tâm trạng của tôi là một chảo lửa. Thân thể mỏi mệt, đói bụng, thầm mong cho đến lúc nghe tiếng kẻng xả Thiền.


Hôm nay qua trao đổi với ông, có lẽ tôi đã hiểu ra được một số vấn đề. Những gì mà tôi đã từng trải qua trong những lần tập luyện lúc trước, có lẽ đó chỉ là hình thức, nó chẳng giải quyết được cái gì cả, sau một tuần lễ hoặc mười ngày, tôi cũng chẳng thấy mình thay đổi cái gì cả. Ðến nay thì tôi hiểu, không biết có đúng hay không - việc tu Thiền Định không phải là vấn đề ngồi làm sao cho lâu, ngồi làm sao cho ngay thẳng, ngồi yên lặng … Dường như Thiền Định là một kỹ thuật, là một khoa học để hiểu về Tâm Sắc đã cấu tạo nên con người. Từ những hiểu biết này sẽ tiến tới việc làm sao làm chủ được nó, điều khiển được nó. Bình thường nó làm chủ mình, nó điều khiển mình với danh nghĩa là các bản năng.


Ông Tổng Quản: 


Rõ ràng trong kho tài liệu của Phật Giáo Nguyên Thủy, có những tài liệu để người ta học về những yếu tố đã cấu tạo nên con người mình và làm sao vận dụng nó để đưa đến mục đích tấn hóa. Công việc khi ngồi Thiền Định là liên tục ý thức và kiểm soát các loại Tâm; biết cách sắp xếp và ứng xử với những loại Tâm tích cực cũng như không tích cực. Khi chúng ta chủ động được việc này, thì các tiến trình của Tâm sẽ diễn ra như mình mong muốn. 

Thí dụ: Sơ Thiền Hữu Sắc, bản chất là Thiền Thiện Tâm gồm: 

Có 3 Tâm: Thiện Tâm / Dị Thục Tâm / Duy Tác Tâm. Ðó là Tâm Vương cơ bản. 
Có 5 Thiền Chi: Tầm / Tứ / Nhất Tâm / Hỉ / Lạc
Có 35 Tâm Sở: Đồng sanh, đồng diệt với Tâm Vương nói trên. 

Người tu Thiền Phật Giáo Nguyên Thủy phải biết rõ cấu tạo các loại Tâm Vương, Tâm Sở; biết rõ diễn tiến về Luồng Tâm Thức đang hướng về mục đích Định Tâm hay không. Nếu có những diễn tiến không thuận lợi, không tích cực. Thực tế là, có các Tâm của Thế Gian Dục Giới trỗi dậy, thì mình phải biết nó, biết cách ứng xử làm sao cho Tâm đó triệt tiêu, không làm hư hỏng số Tâm của Sơ Thiền Hữu Sắc. 

Thật vậy, việc này thường xuyên xảy ra với tất cả mọi người bất cứ ở đâu, bất cứ thời đại nào. Do đó, việc ngồi công phu Thiền Định, bề ngoài xem ra có vẻ thanh thản, nhưng trong nội tâm là những cuộc chiến tranh giữa Thiền Tâm và các Thế Gian Tâm liên tục nổ ra. Cuộc chiến tranh nội tâm này là một cuộc chiến tranh trường kỳ và gian khổ. Con người Thế Gian Dục Giới là bản chất của chính mình, nay mình chiến đấu với nó thì cũng khá mâu thuẫn. Do đó người ta từng nói: "Kẻ thù lớn nhất trong đời là chính mình" có lẽ không phải là sai. Cuộc chiến này không phải luôn luôn là người tu Thiền Định thắng. Các Ma sự thì nhiều vô số kể. Nếu thiếu hiểu biết, thiếu quyết tâm thì chưa chắc gì đã thắng được trong cuộc chiến này.

Người ta còn nhớ tài liệu của Mật Giáo có kể rằng khi Sakya Muni ngồi dưới cây Bồ Ðề tu Thiền Định, Ma Nữ có xuất hiện. Phật Mẫu Tara đã xuất hiện, cười lên bảy tiếng, để phá đi Ma Sự. Cứ cho đây là một huyền thoại, là sản phẩm của tưởng tượng, nhưng nó mang tính chất biểu tượng. Có lẽ 4 loại Ma Sự là quà tặng của trời đất để thử thách, trắc nghiệm năng lực của người tu Thiền trong bất cứ thời đại nào.



Kiến thức về các loại Tâm, các loại Sắc, sự vận hành của các loại Tâm được gọi là Luồng Tâm Thức, là một kiến thức hoàn toàn không có trong cuộc sống bình thường. Bộ môn này có lẽ làm ngạc nhiên ngay cả những chuyên gia, chuyên viên về tâm lý của kỷ nguyên chúng ta đang sống. Thực tế là kiến thức này chưa từng được phổ cập ở bất cứ một hệ thống giáo dục nào trên thế giới. Thậm chí là người ta không biết sự hiện hữu của nó, kể cả những người đang tu Thiền Định.

Thiếu kiến thức về những vấn đề này cũng như thiếu hiểu biết về các nguyên tố đã cấu tạo nên con người chúng ta và tính chất cơ học của nó cũng giống như chúng ta ngồi trước một cái xe. Vì không được học, nên không biết làm sao để vận hành. Làm sao khởi động? Làm sao sang số, chữ D là cái gì? Chữ Overdrive là cái gì? Dấu (+), dấu (–) là cái gì?


Chính có lẽ vì nắm được những hiểu biết cần thiết này, mà những người tu Thiền Định của Trường Phái Phật Giáo Nguyên Thủy, Tây Tạng rất thành công.


Các tài liệu Vi Diệu Pháp có rất nhiều cách sắp xếp các Tâm. Sắp xếp theo Thiện Tâm hay Bất Thiện, sắp xếp theo có Tạo Nhân hay là Không Nhân, sắp xếp theo có Tạo Quả Báo hay không Tạo Quả Báo. Chúng ta thử xem một cách sắp xếp các Tâm theo Cảnh Giới:


- Dục Giới > Sắc Giới > Vô Sắc Giới > Siêu Thế Giới.


Kiến thức cơ bản này làm cho người Thiền Định có thể tiếp cận với cảnh Sơ Thiền Hữu Sắc. Ðầu tiên chúng ta phải hiểu rõ Dục Giới có một số Tâm cơ bản sau đây:


- Bất Thiện Tâm / Vô Nhân Tâm / Tịnh Quan Tâm


Thiền Tâm chỉ có hai loại:


- Thiền Thiện Tâm / Tịnh Quan Tâm


Ở đây chúng ta chỉ đề cập một cách sơ sài để có những kiến thức tối thiểu trong khi tu Thiền Định. Như đã đề cập ở trên, trong khi ngồi tu Thiền Định, nó không phẳng lặng như người ta quan sát thấy vẻ bề ngoài. Các loại Tâm chống đối nhau, hủy diệt nhau … Thực sự đó là một cuộc chiến thầm lặng mà chỉ có người tu Thiền Định mới biết được. 


(Còn tiếp)

Wednesday, October 29, 2014


Tu Thiền Phật Giáo Nguyên Thủy cũng mở được Đệ Tam Nhãn


Trên đường di chuyển, trời lại đổ mưa phùn mù mịt. Đoàn Bảo tiêu đi xuyên qua đường núi chật hẹp, vách đá cheo leo. Tam Tiểu Thư cảm nhận không gian trong lành, đầu óc tĩnh lặng. Cô nhìn sang Tổng Quản và bắt gặp gương mặt từng trải phong sương. 
 


Tam Tiểu Thư


Ông Tổng Quản ơi, chẳng phải một mình tôi có ý định tu Thiền Phật Giáo Nguyên Thủy đâu. Tôi nghĩ nhiều quý độc giả cũng có ý định như vậy đó! Cái khó khăn là không biết tu làm sao thôi! Sakya Muni thuở xưa thì hình như có tu Thiền Định. Nhưng ông có biết chính xác Ngài tu như thế nào không ông? Có tài liệu nào đáng tin cậy để mình tham khảo hay không? Tôi từng lên Google tìm hiểu nhiều rồi. Các loại Thiền Định thì “nhiều như những gì mình … không muốn có!”. À quên mất, ông có cuốn Tạp Thư mà; ông thử xem trong đó nó cho mình các thông tin ra sao đi ông.

Ông Tổng Quản


Ðể cho dễ nhớ và dễ để hình dung, chúng ta có thể quay ngược cuốn phim về cuộc sống và sinh hoạt của Sakya Muni.

Như mọi người đều biết, trong thời gian đi tìm Chân Lý, Sakya Muni có theo học Thiền Định với một số vị Thầy. Loại Thiền Định mà các vị thầy đã truyền thụ lại cho Ngài chưa đáp ứng được yêu cầu mà Ngài mong muốn. Do đó, Ngài đã quyết định tự tu Thiền Định một mình. Chính thời gian 
ngồi dưới gốc cây Bồ Ðề tự tu một mình, Sakya Muni đã trở nên nổi tiếng. Ngài đã thực hiện một bước tiến quan trọng cho bản thân và mở ra một trang sử mới cho lịch sử loài người.

Bình dân mà nói, sau khi đắc đạo, tìm ra được sự thật và chân lý, thì cả cuộc đời của Ngài chỉ làm có hai công việc chính đó là:

- Dạy người ta tu hành.
- Hành Thiền Giải Thoát.


Ngoài việc thuyết pháp độ sinh, Ngài dành hoàn toàn thời gian còn lại cho việc thực hành thiền định. Buổi sáng sau khi đi khất thực, độ ngọ, Ngài đi vào trong vùng rừng núi vắng vẻ để tu thiền định. Buổi chiều, tại nơi ở một mình, Ngài cũng tu thiền định. Ban đêm đi kinh hành (có nghĩa là đi bộ tập thể dục), tu thiền, nghỉ ngơi, sau đó lại lập lại tiến trình nói trên.

Kể cả trước khi nhập Niết Bàn, Ngài đã nhập vào các lớp Định. Ngài đi qua các lớp Định bằng một kỹ thuật nào đó, rồi cuối cùng mới nhập Niết Bàn. Việc Sakya Muni trải qua một tiến trình là đi qua nhiều lớp thiền định, cho đến bây giờ vẫn là đề tài để tranh luận. Người ta tự hỏi, tại sao Ngài lại không nhập Niết Bàn trực tiếp, hoặc đi theo một tiến trình nào đó, mà lại sử dụng nhiều lớp Định như vậy?

Ðề cập tới cách tu hành của Phật Giáo, thì tất nhiên là nói tới việc tu Thiền Định.

Nói tới cách tu của Phật Giáo, mà không nói tới tu Thiền Định, thì không phải là Phật Giáo.

Thật vậy, nếu người ta công nhận Sakya Muni là người đã khai sanh ra truyền thống Phật Giáo; là kiến trúc sư của trường phái này, thì bắt buộc phải công nhận một điều Sakya Muni đã xây dựng Phật Giáo dựa trên cơ sở thiền định từ trước đến sau khi thành đạo; từ lúc sinh thời đến tận thời điểm nhập Niết Bàn.

Tam Tiểu Thư


Cái này thì tôi hiểu rồi! Tuyệt đối không còn nghi ngờ gì nữa. Muốn tu theo trường phái Phật Giáo, bất kể là Tiểu Thừa, Đại Thừa, hay bất cứ hệ phái nào khác; nếu đã mang danh là Phật Giáo, thì bắt buộc việc tu hành phải lấy Thiền Định làm nền móng.

Ông Tổng Quản


Như vậy là cô đã hiểu chính xác rồi đó.

Những tài liệu cơ bản lần đầu tiên được viết thành chữ, trên một loại lá khô. Sau này nó được ghi lại trong hệ Pali. Hầu hết người ta đồng ý rằng đây là những tài liệu đầu tiên của Phật Giáo. Chúng có nguồn gốc rõ ràng, có lẽ ít mất mát, sai lạc (nên chú ý là chúng ta chỉ nói ít mất mát, sai lạc; chứ không phải là không mất mát, sai lạc). Sau đây là hai tuyệt tác của hệ Pali:

          - Trung Bộ Kinh.
          - Vi Diệu Pháp.

Theo những tài liệu này, thì chỉ có một vị đắc đạo là
Sakya Muni. Không hề có một vị thứ hai. Chính Ngài là tác giả duy nhất của Chánh Pháp, phát minh ra Chân Lý bất tử “Vô Thường, Vô Ngã, Khổ Não”, phát minh ra công thức bất tử “Giới, Ðịnh, Huệ”, phát minh ra con đường bất tử “Bát Chánh Đạo”, phát minh ra “Tứ Diệu Đế”

Ngài chỉ có tu duy nhất Thiền Định mà thôi.

Sau này có những tài liệu cho biết có nhiều vị Phật, thậm chí là vạn Phật. Thông tin này không phù hợp với lịch sử. Đúng ra là mâu thuẫn với lịch sử. Thật vậy, các tài liệu nói trên đâu có bao giờ đề cập tới có những vị khác đã cộng tác với
Sakya Muni trong lúc Sakya Muni sinh thời và là đồng tác giả của các phát minh? Quý độc giả xin cân nhắc về việc có nhiều vị Phật.
Sakya Muni lúc sinh thời tuyệt đối không hề, và không bao giờ làm những việc kể sau:

Tụng kinh hoặc Niệm cái gì đó; Trì chú, Bắt ấn … 
Thực hiện các thao tác, tiến trình cúng lễ, van vái … 
Khấn khứa, xin xỏ, cầu xin một cái gì đó với ai đó … 
Thiết lập, xây dựng, các loại hình tượng, bàn thờ, Cơ sở Tôn giáo, để tiến hành các thủ tục lễ bái, mang tính chất tập thể. 

Tóm lại, khi nói tới cuộc đời
Ðức Phật, là nói tới một cuộc đời đơn giản, độc cư tu thiền định.

Tam Tiểu Thư


À! Đúng rồi. Vậy thực tế, mình theo công thức “Giới, Định, Huệ” mà tu có lẽ là chắc ăn và chính xác nhất. Cứ theo tài liệu gốc cho nó chắc ăn! 

Ông Tổng Quản


Vâng, đúng vậy. Công thức nói trên đúng là công thức bất tử. Bất tử hiểu theo nghĩa nào cũng đúng cả. Dù mấy ngàn năm đã trôi qua, nhưng giá trị thực sự của nó vẫn còn nguyên đó. Không kể mình là trường phái nào, cứ đi lệch ra khỏi công thức này là có vấn đề. Ðiều này chúng ta có thể quan sát trên thực tế. Thật vậy, tu Thiền Định mà không giữ Giới, thì chắc chắn mang họa vào thân, khổ cho mình và khổ cho người.

Tam Tiểu Thư


Nhưng Ông Tổng Quản à! Ông có cho cách suy nghĩ vừa rồi là quá bảo thủ không? Đức Phật thì là người của trên 2500 năm trước; trong khi con người của thời đại chúng ta đã quá tân tiến. Tôi nghĩ ông nên thử tìm lại trong cuốn Tạp Thư xem có trường phái nào tu cho nó model một tí được không? Ngày xưa thời Đức Phật thì người ta toàn đi bộ, rồi nào là không có chữ viết, không có Top Model. Bây giờ thì tôi cũng có ý thích tu thiền định đó, nhưng sợ bạn bè chê là tôi quê mùa lạc hậu … Để làm đẹp chính mình và làm đẹp cuộc sống, tôi chấp nhận thời trang hơn thời tiết! Mà tôi nghĩ con gái thời nào chẳng như vậy, chứ đâu phải mình tôi!

Ông Tổng Quản


Tư tưởng cầu tiến là cần thiết; nó là nguyên động lực của phát minh khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật … Tuy nhiên, việc tu Thiền nó lại không giống như vậy, nó không giống như thời trang của một cô gái! Khoa học phổ thông cho biết các Quy luật Khách quan như Quy luật Tương tác Hấp dẫn, Nguyên lý Bảo toàn Năng lượng, Khí động học, Ma sát … không phân biệt, không thay đổi theo không gian và thời gian. Kỹ Thuật Thiền Định của Phật Giáo là một Tiến trình kỹ thuật phù hợp với các Quy luật Khách quan của Thế giới Tự nhiên.

Chúng ta có thể đan cử một thí dụ như sau: Lấy một thực thể bất kỳ là Con Người. Căn cứ vào cấu tạo Tâm, thì có 3 khả năng có thể xảy ra:

Thối hóa = Bất Thiện Tâm.
Lưng chừng = Vô Nhân Tâm.
Tấn hóa = Tịnh Quan Tâm.


Kỹ thuật thiền định của truyền thống Phật Giáo, chẳng kể là ở không gian, thời gian nào, đều cho phép con người chọn lựa một trong ba khả năng kể trên. Tinh thần của Phật Giáo Nguyên Thủy còn cho người ta thấy tính chất ưu việt của mình vì đã mô tả con người với đầy tính chất nhân bản, tự do, không lệ thuộc ở một Thần Linh nào cả. Với kỹ thuật thiền định, con người hoàn toàn có khả năng chọn lựa tương lai cho chính mình.

Không cần phải có những kiến thức quá hàn lâm, kinh điển… thì Tam Tiểu Thư cũng như quý độc giả đều biết: Một con người bình thường bất kỳ nào cũng là một tổ hợp tâm sinh lý. Dù thời gian có trôi qua đi bao nhiêu năm, thì tổ hợp này cũng chẳng có những thay đổi gì đáng kể. Căn cứ vào Thuyết Tiến Hóa, thì thời gian của Ðức Phật cho đến ngày hôm nay, là một khoảng thời gian rất ngắn. Nói một cách khác, tâm sinh lý của một con người từ thời Ðức Phật hiện tiền cho đến bây giờ, cũng chẳng có gì là khác nhau. Ðơn vị nhỏ nhất của cơ thể vật lý thì cũng vẫn là tế bào mô … Tâm lý con người cũng vẫn bao gồm những bản năng: Bảo tồn, xã hội, tình dục …

Do đó Thiền Định không sợ bị quá đát (out of date). Không những vậy, mà Thiền Định còn mang tính chất model thời thượng. Thật vậy, những người có thời gian để tìm hiểu và tu thiền định đâu có thiếu giới thượng lưu, trí thức … hoặc những người giàu có dư ăn, dư để …

Nói tóm lại, tu Thiền Định là sang đó Tam Tiểu Thư ơi!

Tam Tiểu Thư


Tôi yên tâm rồi! Bất kể là Hệ Phái nào của Phật Giáo … tất nhiên là cũng phải tu thiền định. Nói một cách khác, Phật Giáo mà không tu Thiền Định, thì không còn là Phật Giáo.

Ông Tổng Quản


Cô đã hành Thiền trong một thời gian, kể ra cũng đã khá lâu rồi. Muốn tiến lên, cô cần phải nâng cấp về tất cả các mặt: Lý thuyết, kỹ thuật, thực hành.

Tam Tiểu Thư cũng như quý độc giả nên quan tâm tới một số vấn đề nêu sau; để đến khi xảy ra, mình không cảm thấy bị bất ngờ rồi tự cho rằng mình đã chọn một công việc không đúng.

Nếu mình quyết định việc tu thiền định là một công việc thực sự và để có thể theo đuổi công việc này lâu dài, chúng ta phải sắp xếp cuộc sống, công việc, tất cả mọi thứ … làm sao cho phù hợp với cuộc đời tu thiền định.

Việc quan trọng nhất và đây có lẽ cũng là vấn đề tiên quyết, là tự hỏi mình tại sao mình chọn việc tu thiền định? Nếu không trả lời được một cách dứt khoát, nêu được lý do rõ ràng hợp lý, thì tốt nhất không nên tu thiền định. Nó sẽ làm cho mình lúng túng, nửa đời, nửa đạo; chẳng biết chọn con đường nào đi trong cuộc sống.

Mặt khác, chúng ta phải ý thức một cách rõ ràng rằng việc tu thiền định sẽ đưa tới hệ quả là mất rất nhiều quyền lợi trong cuộc sống thế gian thường tình; mà đó lại là mục đích của tất cả mọi người trong cuộc sống đời thường.

· Tình.
· Tiền.
· Danh vọng.
· Quyền lực.
· Ăn uống khó khăn, ăn chay không thể ngon miệng.
· Phải từ bỏ rất nhiều thú vui: Hội họp …
· Tuyệt đối không thể ăn thịt và uống rượu bia.

Mặt khác, còn phải sử dụng rất nhiều thời gian vào việc Kinh Hành (đi bộ để tập thể dục; phải có sức khỏe tốt mới tu thiền định được. Theo y khoa ngày hôm nay, muốn đẩy lùi các bệnh tật, người ta phải đi bộ trung bình một ngày ba cây số. Ðiều này Sakya Muni đã thực hành cách đây nhiều chục thế kỷ). 
Phải sống cuộc sống độc cư tu thiền định.

Tu Thiền Định là cách duy nhất, vì các cách tu tập khác không thay đổi được chính mình. Nói cách khác thật sự là không tấn hóa. Tất cả những trường phái như Raja Yoga, Mật Tông Tây Tạng, Phật Giáo Nguyên Thủy, đều tu thiền định. Lý do là vì thật sự chẳng có cách nào khác; chứ nếu có cách dễ hơn thì chẳng ai dại dột gì lại tìm những lối đoạn trường khó đi!

Nên chú ý đến việc nuôi mạng chân chánh. Ngay từ lúc mới bước vào con đường tu, nên tạo ra tiền bạc, của cải vật chất, bảo quản giữ gìn và làm cho phát triển. Như vậy mình sẽ không bị lệ thuộc ở ai cả.  Nếu nhận tài sản, sức lao động của người khác để nuôi dưỡng bản thân, thì mình làm sao đáp trả cho người đã cung dưỡng. Thực tế là mình đã vay nợ người khác, sống bằng sức lao động của người khác, vi phạm trầm trọng Quy Luật Nhân Quả. Ðó là tự hại chính mình, do sự lười biếng làm việc của mình. Lệ thuộc vào tiền bạc kinh tế của người khác, người tu Thiền Định đã tự đánh mất tự do của mình.

Người ta cho là người tu cũng cần phải có bạn bè thân hữu, gọi là đồng đạo, bạn đạo. Tuy nhiên, chỉ nên giao tiếp với những người tu giữ Giới … Những người phá Giới hay tìm cách rủ thêm bạn bè. Ðồng đạo tốt là cái bóng mát, là nguồn động lực, là sự nâng đỡ, là nơi trao đổi kinh nghiệm.

Ðịa điểm để tu thiền định thì vô cùng dễ dàng. Giàu hay nghèo thì ai mà chẳng có một cái giường để ngủ. Ðó là nơi riêng tư, rất thuận tiện cho việc tu thiền định.

Phải sắp xếp làm sao cho thân nhân không chống đối. Thật vậy, trước khi nói những chuyện xa vời của việc tu thiền định, thì nên hoàn tất nghĩa vụ của con người bình thường. Nếu là một người chồng, một người vợ, một người con, một người cha, một người mẹ, một công dân … hãy cố gắng hoàn tất những trách nhiệm đời thường của một con người, trước khi nói đến việc tu thiền định.

Việc tu thiền định gặp rất nhiều trở ngại nêu sau, người ta rất nên quan tâm để tránh bất ngờ.

Ðây là một số trở ngại kinh điển mà ai cũng biết:
Sân hận / Tham dục / Hôn trầm / Phóng tâm / Hoài nghi.

Mặt khác tu thiền thường gặp những Khảo Đảo:
Thuận khảo / Nghịch khảo / Minh khảo / Ám khảo v.v...

Ma sự cũng là một trở ngại mà các người tu thiền định rất e ngại, vì nó không rõ ràng:
Phiền não / Ngũ ấm ma / Ma chết / Thiên ma.

Chúng ta chỉ tóm tắt, sơ lược một số trở ngại phổ thông của người tu thiền định. Nếu có dịp thuận lợi, chúng ta sẽ trở lại đề tài này.

Một vấn đề mà chúng ta không thể không đề cập tới là giữ Giới. Tu thiền định thì có rất nhiều người tu, nhưng nói đến Giới, thì người ta rất e ngại hay lờ đi không muốn biết, vì nó làm thiệt hại quyền lợi thế gian. Một khi đã chấp nhận tu Thiền Nguyên Thủy, chúng ta phải chấp nhận vấn đề giữ Giới, nó nằm trong công thức bất tử “Giới, Định, Huệ”.

Ai cũng biết cuộc chơi nào, sân chơi nào … kể cả việc giải trí ở tại các casino, khiêu vũ, chơi đàn, tập võ, tham dự giao thông … cũng phải có những quy tắc, luật lệ … Trong bộ môn Thiền Định, người ta gọi việc này là giữ Giới. Một số Giới cơ bản: Sát, Ðạo, Dâm, Vọng.

Vi Diệu Pháp của Phật Giáo Nguyên Thủy có một cái nhìn khác hẳn với người đời về vấn đề này. Ðây là một cái nhìn của Khoa học Vi Diệu Pháp mang tính chất minh triết. Nếu muốn hiểu được về cái nhìn của Vi Diệu Pháp trong vấn đề giữ Giới, thì buộc lòng chúng ta phải có những khái niệm tối thiểu về Sơ Thiền Hữu Sắc.

Theo quan điểm của Vi Diệu Pháp Nguyên Thủy, thì ít nhất có ba vấn đề phải đề cập tới, trước nhất là vì quyền lợi của chính mình. 

Sau đây là cấu tạo bình thường của một cá nhân bất kỳ để so sánh với Tâm của một người tu Thiền Định.

1. Tâm.
2. Sắc.
3. Luồng Tâm Thức.

Tâm Vương: Ít nhất phải kể tới 4 loại Tâm cơ bản, thực tế có thể còn nhiều hơn thế nữa:

Bất Thiện.
Vô Nhân.
Duy Tác.
Tịnh Quan Tâm.

Tâm Sở:
Là những Tâm đi kèm theo, cùng sanh cùng diệt với Tâm Vương, số lượng nhiều vô số kể.

Nếu xét về khả năng tấn hóa, thì có 3 khả năng:
Tấn hóa / Lưng chừng / Thối hóa.

Người tu Thiền Định chỉ có Thiền Thiện Tâm (hoàn toàn không có Bất Thiện và Vô Nhân Tâm), do đó khả năng của người tu Thiền Định là:

- Dị Thục: Ðầu thai lại, để hưởng Phước Báu của Thiền Thiện Tâm.
- Duy Tác: Là không đầu thai lại. Ðây là lối tu của các La Hán.

Do đó, nếu sát sanh ở bất cứ hình thức nào; từ ý nghĩ, lời nói đến việc làm; thực tế là ăn thịt; thì điều này không thể chấp nhận được trong việc tu Thiền Định.

Sát sanh thuộc về Tâm Bất Thiện của Dục Giới, Tâm này không thể hiện hữu, trong bất cứ lớp Thiền Định dù cạn cợt nhất. Xét về mặt Cảnh Giới, Cảnh Giới của Thiền Định không có sát sanh.

Do đó, tu Thiền Định mà sát sanh thì tự mâu thuẫn với chính mình. Thật vậy, Bất Thiện của Cảnh Dục Giới, không thể nào trộn lẫn với Thiền Thiện Tâm của Cảnh Thiền Hữu Sắc. Ðây là hai loại Tâm khác hẳn nhau, để mô tả cho dễ hiểu, ta chọn một từ ngữ hóa học, gọi là Heterogene.

Tu thiền định mà giữ lại Tâm của Cảnh Dục Giới, đó là người nằm mơ giữa ban đêm. Ðó là những giấc mơ đẹp của Cảnh Dục Giới, chắc chắn không thể có trong cảnh giới thiền định.

Tam Tiểu Thư


Tôi hiểu rồi, muốn tu Thiền Định Nguyên Thủy, mình phải tuyệt đối giữ Giới. Đúng là công thức bất tử.

Ông Tổng Quản


Trong buổi nói chuyện hôm nay, chúng ta mới đề cập sơ qua về Thiền Nguyên Thủy và việc giữ Giới. Trong lần nói chuyện sau, tôi sẽ trình bày cho Tam Tiểu Thư cùng quý độc giả những nét cơ bản về cách tu Sơ Thiền Hữu Sắc của Phật Giáo Nguyên Thủy. Ðề tài này sẽ được trình bày với dàn bài nêu sau:

1. Tiến trình:
    Các thao tác kỹ thuật để định Tâm đưa đến Sơ Thiền Hữu Sắc.
2. Tâm Vương của Sơ Thiền Hữu Sắc:
    Gồm có 3 Thiền Tâm. Với 3 khả năng: Thiện, Dị thục, Duy tác.
3. Tâm Sở:
    Có 35 Tâm Sở kèm theo:
      - Biến Hành Tâm Sở 7.
      - Biệt Cảnh Tâm Sở 6.
      - Tịnh Quan Tâm Sở 22.
4. Bảng giải thích về ý nghĩa của các Tâm Sở.
5. Vấn đề Luồng Tâm Thức.
6. Một số vấn đề cần quan tâm.


(Còn tiếp)


Friday, October 10, 2014



Công Cuộc tìm kiếm Gốc Rễ Đại Thụ Phật Giáo

Bóng đêm dần dần phủ xuống. Đêm nay đoàn Bảo tiêu phải ở lại trong rừng. Suốt ngày họ đã di chuyển vất vả qua chặng đường dài. Tam Tiểu Thư và Tổng Quản đang gom những cành cây khô rải rác và chất thành đống. Họ cần đốt lên ánh lửa trong không khí lạnh lẽo của rừng đêm.

Tam Tiểu Thư

À! Ông Tổng Quản ơi, nói để ông biết là tôi rất thích đạo Phật. Suốt thời gian qua tôi đã học hỏi từ ông và cuốn Tạp Thư rất nhiều thứ. Ông đã chỉ dẫn tôi phương pháp tu tập; nhưng lòng tôi vẫn mơ mơ hồ hồ. Tôi biết đạo Phật có hai Trường Phái là Tiểu Thừa và Đại Thừa, nhưng kiến thức của tôi yếu quá nên chẳng phân biệt được chúng khác nhau thế nào. Có điều là trong lòng thì có cảm tình với Tiểu Thừa hơn. Lý do đơn giản là vì tôi nghe nói Tiểu Thừa là Phật Giáo Nguyên Thủy. Tôi đoán cái gì Nguyên Thủy thì nó trung thực hơn. Ông coi tôi nghèo nghèo vậy chứ phong lưu lắm, toàn mua đĩa DVD Paris Bynight bản gốc không đó. Cái gì copy sao chép nhiều lần là nó sẽ “tam sao thất bổn” thôi. Mà ông cũng biết đĩa DVD dù sao chép bằng máy tính, nhưng người chép vẫn thêm bớt được; huống gì chuyện viết ra bằng cách nhớ lại lời đức Phật giảng. Tôi chỉ nhận xét theo tâm chân thật thường tình của tôi thôi, ông đừng la tôi là xúc phạm kinh sách nhé. Ông đang chỉ tôi tu theo Trường Phái nào vậy? Ông đừng dẫn tôi đi lung tung nhé. Làm ơn dạy tôi con đường nào mà đức Phật Sakya Muni đã tu thành công nha ông. Vậy cho nó thực tế.

Ông Tổng Quản

Theo nhiều nhận xét khách quan thì tu Thiền Định của Trường Phái Tiểu Thừa Phật Giáo là lối tu thực tế, có bài bản lớp lang, dễ thực hành nên nằm trong khả năng của nhiều người. Hơn thế nữa, Sakya Muni cách đây 2.500 năm cũng tu tập như vậy mà thành công … Tuy nhiên, tôi không biết cô có đủ tự tin hay không khi chọn Trường Phái này. Cô tu được vài bữa, sau đó nghe người ta giới thiệu những Trường Phái khác cũng được cho là của Phật Giáo nhưng nghe hoành tráng hơn, to lớn hơn … Nhiều từ ngữ được dùng để chỉ về tính chất đặc biệt của những Pháp Tu nói trên như: Pháp Tu Tối Thượng Thừa, Pháp Tu Thù Thắng … rồi cô đổi ý thì sao?

Tam Tiểu Thư (cười lớn)

Đúng là sanh ra tôi thì có ba má tôi, còn hiểu tôi thì có mỗi mình ông đó. Hỏi ông chứ khi mình nghe giới thiệu những Pháp Tu vừa đúng là của Phật Giáo, vừa hay, vừa ngắn, vừa chứng đắc quả vị cao thì ngốc sao không theo chứ? Thực lòng mà nói thì không phải mình tôi mà nhiều độc giả khác cũng cảm thấy rất hoang mang. Tới bất cứ các Cơ sở Tôn giáo được gọi là Phật Giáo -  đều to lớn hoành tráng, thờ phụng rất nhiều Vị Phật và có rất nhiều pho tượng. Tôi và có lẽ đại đa số người đến Chùa cũng chẳng biết các Vị đó là ai. Ông Tổng Quản ơi, sao đạo Phật phức tạp thiệt đó. Nào là có quá nhiều Vị Phật, có quá nhiều Trường Phái, có quá nhiều Kinh sách. Thật sự từ xưa tới giờ, ai cũng phải lo làm ăn sinh sống. Đâu phải ai cũng là chuyên viên, chuyên gia, có đủ thời gian, tiền bạc cũng như kiến thức để khảo cứu. Hồi đó tôi thường đi theo ba má tôi đến Chùa, rồi từ từ trở thành một tín đồ lúc nào không biết. Tôi có một người bạn xuất gia, vào chùa tu chuyên nghiệp đó ông. Khi tôi hỏi sao lại vào đó để tu, thì anh cũng không biết trả lời ra sao. Gia đình tôi có quen một nữ Tu sĩ, trụ trì một ngôi chùa. Cô đã tâm sự như sau: “Tôi lớn lên, thì nhận ra mình là một Tu sĩ, điều này hoàn toàn ngoài ý muốn của tôi”. Sao mà lẫn lộn quá đi. Ông Tổng Quản làm ơn giúp tôi xem nên chọn Tu theo Trường Phái Phật Giáo nào đi ông!

Ông Tổng Quản

Theo thông tin của cuốn Tạp Thư, để cho dễ hình dung, người ta đã mô tả Phật Giáo như một Cây Đại Thụ. So sánh này có thể nói là khá chính xác, xét ở bất cứ khía cạnh nào: Thời gian, lãnh thổ, số lượng tín đồ, trường phái, số lượng tài liệu, v.v…

Riêng về danh xưng gọi là Phật, có tài liệu cho biết đến con số là vạn Phật.

Trường Phái: Nhiều vô số kể. Chỉ tính riêng Phật Giáo Trung Quốc, số lượng Trường Phái có thể kể hàng trang sách.

- Bát Nhã Học Phái.
- Câu Xá Học Phái.
- Duy Thức Tông.
- Dương Kỳ Phái.
- Địa Luận Học Phái.
- Hoa Nghiêm Tông.
- Hồng Long Phái.
- Huyễn Hóa Tông.
- Lâm Tế Tông.
- Luật Tông …

Danh sách còn rất dài!

Tam Tiểu Thư: 

Thôi đủ rồi ông ạ, ông có kể thêm thì cũng chẳng giúp gì được cho ai cả. Ông tìm cách nào để trình bày cho dễ hiểu hơn đi ông?

Ông Tổng Quản

Ðể có một khái niệm tối thiểu chúng ta tạm chia ra làm 4 Trường Phái, dựa vào yếu tố địa lý, tư tưởng và lịch sử:

Phật Giáo Kinh Bộ (Nikaya Buddhism):

   Người ta còn gọi là Phật Giáo Nguyên Khởi (Original Buddhism) Ðây là Trường Phái sử dụng Kinh Điển Nguyên Thủy, trước khi Kinh điển Đại thừa ra đời. Những tài liệu này thường viết bằng hệ Pali.

Phật Giáo Bắc Phương (Northern Buddhism):

   Mật tông Tây Tạng.

Phật Giáo Ðông Phương (Eastern Buddhism):

   Gồm có Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam.

Phật Giáo Nam Phương (Southern Buddhism):

   Gồm có Tích Lan, Miến Ðiện, Lào, Thái Lan, Cambodia.

Cách chia này có lẽ là đơn giản, dễ hiểu nhất. Thật vậy, khi quan sát những Trường Phái kể trên, chúng ta biết ngay là nó nằm trong Phật Giáo Ðông Phương của Trung Quốc.

Bây giờ đề cập đến các tài liệu của các trường phái Phật Giáo. Phải nói rằng, không ai dám tự nhận rằng mình đã đọc hết những tài liệu của Phật Giáo; vì số lượng tài liệu này quá lớn, thật sự không biết là bao nhiêu.

Chúng ta thử liệt kê sơ một số cuốn Kinh, một số cuốn Luận:

- Ðại Phẩm Bát Nhã.
- Tiểu Phẩm Bát Nhã.
- Diệu Pháp Liên Hoa.
- Hoa Nghiêm.
- Ðại Vô Lượng Thọ.
- Thủ Lăng Nghiêm.
- Duy Ma Cật.
- Ðại Trang Nghiêm luận.
- V.v…

Một số bộ luận:

- Trung Quán luận.
- Bồ đề tâm ly tướng luận.
- Ðại trí độ luận.
- Phương tiện tâm luận.
- Thập bát Không luận.
- Ðại thừa phá hữu luận.
- Bách luận.
- Bách tự luận.
- V.v…

Số lượng tài liệu nhiều không kể hết.

Tam Tiểu Thư

Ông làm tôi ngạc nhiên quá! Ý tôi hỏi là những tài liệu này ở đâu ra mà lại có quá nhiều như vậy?

Ông Tổng Quản

Thắc mắc của cô rất hợp lý. Phải nói Phật Giáo hiện nay là một cây Đại Thụ mà cành lá xum xuê của nó đã che mất gốc rễ hoàn toàn.

Người ta có thể lý giải như sau:

Xã hội loài người bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào cũng có rất nhiều loại Tôn Giáo. Những loại Tôn Giáo đó có thể là Đa Thần, có thể  là Độc Thần. Nhưng hầu hết, họ chỉ có một tài liệu làm nền móng cho tất cả mọi người. Các Tôn Giáo thường coi tài liệu này là thiêng liêng, mặc khải, không thể thêm bớt hay sửa chữa. Nói một cách bình dân là không ai được phép thêm bớt. Quan điểm này phổ biến trong hầu hết các Tôn Giáo. Phật Giáo thì lại khác. Như tất cả mọi người đều biết, Phật Giáo là do Sakya Muni khởi xướng, nhưng Ngài lại có cách ứng xử, suy nghĩ và làm việc riêng. Đây là phát biểu của một Khoa Học Gia: Nếu gọi Phật Giáo là một Chủ nghĩa, thì đó là một Chủ nghĩa không có giáo điều, phủ nhận đức tin mù quáng, giải phóng con người ra khỏi thân phận nô lệ của Thần Thánh, khai tử Thượng Đế, Thần linh Siêu nhiên, đoạn tuyệt với thủ tục cúng bái, vật tế thần - những điều mà khá thịnh hành trong thời kỳ Veda. Ai cũng biết đây là một thời kỳ nặng về cúng tế.

Có lẽ nhờ vào Thiền quán, nhờ vào hệ quả của thực nghiệm Thiền quán, Sakya Muni đã tìm được sự thật của vạn vật chính từ kinh nghiệm thực tế, chứ không phải từ Lý thuyết. Do quan sát hiện tượng tự nhiên, Ngài đưa ra những phát biểu nêu sau:

Sự thật về cái Khổ: Sanh, Lão, Bệnh, Tử, Phiền Não.

Nguồn gốc của cái Khổ: Do dục vọng, do lòng ham muốn ích kỷ, do thiếu hiểu biết, mê muội.

Diệt Khổ: Bỏ được lòng ham muốn.

Tận diệt Khổ đau: Bát chánh đạo.

GIỚI: Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng.
ĐỊNH: Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định.
HUỆ: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy.

Những tư tưởng này mang tính chất cách mạng không những đối với xã hội đương thời, mà nó vẫn còn những giá trị cho đến tận ngày hôm nay. Tư tưởng đó có tính chất khai hóa, giải phóng, thoát ly ra khỏi những ràng buộc  phong tục tập quán của xã hội lúc bấy giờ. Có thể vì những lý do nêu trên mà Phật Giáo đã phát triển thành một Cây Đại Thụ. Chúng ta còn tìm thấy những tư tưởng của Sakya Muni bàng bạc trong tư tưởng của rất nhiều các Triết Gia khác ở trong những thời đại khác và địa điểm địa lý khác nhau.

Heraclitus (500 năm trước BC): Không có gì trường tồn.
Spinoza (1632-1677): Thực tế vừa trường tồn, vừa tạm bợ nhất thời (Tư tưởng này tương ứng với quan điểm của Tam Pháp Ðộ luận).
Home (1711-1776): Trạng thái tinh thần luôn luôn biến chuyển.
Hegel (1770-1831): Toàn thể hiện tượng là sự đang trở thành.
Bergson (1859-1941): Chủ trương thuyết vô thường.
William James (1842-1910): Luồng Tâm Thức như một dòng nước.

Tam Tiểu Thư

Truyền thống Phật giáo, đúng là một "Cây Đại Thụ". Muốn đi tìm nguồn gốc thật sự của Phật Giáo thì thật là gian nan đáng sợ! Rõ ràng là cành lá phát triển quá xum suê to lớn, che kín hết gốc rễ khiến người ta không còn nhận ra đâu là Phật Giáo Nguyên Thủy.

Thế nhưng ông phải làm cách nào giúp cho tôi thấy được cái nguyên bản chứ. Ông đã ví Phật Giáo như một cái cây, thì chắc chắn nó phải có một cái gốc. Không lẽ cái cây lại mọc trên không? ngay cả những cái cây của thế kỷ 21 mọc ở trên giàn thì cũng phải có dung môi, hóa chất để nuôi bộ rễ. Nói tóm lại, bất kể loại cây nào cũng phải có gốc, có rễ.

Tôi muốn biết nguồn gốc thực sự của Phật Giáo Nguyên Thủy là thế nào? Bắt nguồn từ đâu? Vào thời gian nào? Do ai nghĩ ra? Tư tưởng của nó là gì? ...

Ông Tổng Quản

Không phải một mình Tam Tiểu Thư, mà có lẽ quý độc giả cũng có những thắc mắc tương tự. Thật vậy khi đến một Cơ sở Tôn Giáo nào đó mà được cho biết đây là Cơ Sở của Tịnh Độ, đây là Cơ Sở của Thiền … nhưng sự thật người ta cũng chẳng hiểu Trường Phái này thực sự bắt nguồn ở đâu. Ai cũng làm những thủ tục lễ bái. Nói một cách cụ thể là mình thấy người ta làm sao thì mình làm vậy. Nói về chuyện lễ bái, thì cuốn Tạp Thư lại cho biết thời gian Sakya Muni tại thế, việc lễ bái không hiện hữu trong Trường Phái của Ngài.

Ðể giải thích vấn đề này, người ta phải quay ngược lại thời gian, tìm về địa điểm mà Sakya Muni đã xuất hiện tại Ấn Ðộ.

Theo như truyền thuyết, sau khi Sakya Muni đã nhập Niết Bàn, các Đại Đệ Tử của Ngài nhiều lần đã có những cuộc triệu tập để xác định lại các tài liệu gọi là Kinh Điển (kết tập kinh điển). Nhưng chúng ta cũng biết, sau khi Phật Thích Ca tịch diệt 500 năm, thì Ấn Ðộ vẫn chưa có chữ viết và chưa có giấy. Những kinh sách (thật ra gọi là Kinh Sách thì không đúng, vì không có  sách) hoàn toàn được truyền khẩu từ người này qua người kia; từ đời này qua đời khác. Do đó, để giữ cho những tài liệu này hoàn toàn chính xác là điều không thể thực hiện được. Một câu chuyện bình thường, chỉ cần 5 phút sau là đã sai lệch, nói gì đến 500 năm sau! Mà các bài Kinh thì nào có đơn giản; nếu không muốn nói là quá phức tạp. Ta lấy thí dụ Tăng Chi Bộ Kinh có tới 2.308 bài Kinh thì làm sao mà nhớ được! Nếu chúng ta quy ước với nhau là: một thế hệ con người là 25 năm (chúng ta đừng quên thuở xưa, tục Tảo Hôn gần như phổ biến khắp nơi) nên phải tính là trên 40 thế hệ. Ai có thể đoan chắc, cha mẹ truyền cho con hay cho ai đó qua quá nhiều thế hệ như vậy mà không bị sai lệch? Trước thực trạng này, chúng ta thấy các tài liệu của Phật Giáo được trình bày có tính huyền thoại thì đúng hơn là có tính lịch sử.

Theo các tài liệu ghi lại, người ta kết tập kinh sách rất nhiều lần:

Kết tập lần 1 và 2 ở Ấn Ðộ: Luật Tạng, Kinh Tạng.
Kết tập lần thứ 3 cũng tại Ấn Ðộ: Vi Diệu Pháp.
Kết tập lần thứ 4 tại Tích Lan: 500 năm sau khi Phật Nhập Niết Bàn. Lần đầu tiên người ta ghi chép trên giấy, sự thật là trên lá bối đa khô.
Kết tập kinh điển tại Miến Ðiện lần thứ 5, lần thứ 6, 1870-1954.

Sau đây là bản liệt kê các tài liệu cơ bản của Phật Giáo Nguyên Thủy, bản liệt kê này mang tính chất minh họa, sơ lược, để quý độc giả đễ tìm hiểu khi có nhu cầu. Những tài liệu này có thể chia ra làm 3 lọai căn bản: LUẬT / KINH TẠNG / LUẬN.

A. LUẬT: Chia ra làm 5 bộ.

B. KINH:

Kinh theo hệ Pali gọi là Nikaya, theo hệ Sanskrit gọi là Agamas. Tài liệu theo hệ Sanskrit này hầu hết đã thất lạc, mặt khác không có nguồn gốc rõ ràng.

1. Trường Bộ Kinh (Digha Nikaya) gồm 34 bài Kinh.
2. Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya) gồm 152 bài Kinh: Ðây là tài liệu quan trọng nhất. Nếu Tam Tiểu Thư cũng như quý độc giả có ý định tìm hiểu về Phật Giáo từ lý thuyết đến thực hành; thì tài liệu Trung Bộ Kinh này có thể đáp ứng được hầu hết những điều quý vị muốn tìm hiểu. Có lẽ đây chính là tài liệu đại diện cho Phật Giáo Nguyên Thủy. Trong tài liệu này quý vị có thể tìm thấy:

Phép Hành Thiền Quán Niệm.
Chánh Kiến.
Cách Tịnh Tâm.
Tứ Diệu Đế.
Không tính.
Quán Niệm Hơi Thở …

Có lẽ căn cứ vào tài liệu này, mà các tài liệu Vi Diệu Pháp đã đúc kết những tư tưởng cơ bản.

3. Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta) gồm 2.889 bài Kinh.
4. Tăng Chi: gồm 2.308 bài kinh.
5. Tiểu Bộ: 15 bộ sách nhỏ.

C. VI DIỆU PHÁP

Tam Tiểu Thư

Nhờ phần trình bày của ông, tôi có được cái nhìn sơ lược và tổng quát của truyền thống Phật Giáo. Có lẽ hệ Pali là gần với tư tưởng của Sakya Muni nhất, nhưng điều này chỉ là một hy vọng mỏng manh. Chắc chắn không thể nói là những tài liệu này hoàn toàn chính xác được.

Ông Tổng Quản

Cuốn Tạp Thư có đưa ra một nhận xét như thế này “Những tài liệu của Phật Giáo ghi lại bằng chữ viết được cho là 500 năm sau ngày Sakya Muni nhập diệt. Thời gian này đủ để cho biết bao nhiêu đổi thay về mọi phương diện của con người tại bất cứ xứ sở nào: Chính trị, Xã hội, Văn hóa …” Phải khẳng định rằng, Tam Tạng Kinh Điển bắt buộc phải biến đổi một cách tất nhiên, tùy thuộc vào các yếu tố khách quan. Người ta cho là ngay trong những giai đoạn kết tập đầu tiên, nội bộ Phật Giáo Nguyên Thủy đã có sự phân hóa. Lý do là các Tu sĩ không đồng ý được với nhau vì mười Giới Luật, người muốn giữ, người muốn bỏ.

Ðiều đáng kinh ngạc nhất và tưởng chừng như phi lý, là mặc dù 500 năm mới được ghi chép lại, nhưng các tư tưởng của những tài liệu thuộc hệ Pali lại có tính chất nhất quán. Đây đúng là một phép lạ, phép lạ của Phật Giáo, một kỷ lục chưa từng có trong lịch sử của nhân loại.

Xét về mặt Khoa Học và Thẩm Mỹ, những tài liệu này cho thấy đây là tư tưởng của một bộ óc duy nhất nào đó. Thời gian đã trên 2.000 năm, những người kết tập lúc bấy giờ dù có muốn ngụy tạo, thì e ngại là cũng chưa có đủ kiến thức, kỹ thuật, tư tưởng để ngụy tạo. Tài liệu này chứng tỏ có một tư tưởng duy nhất làm nền móng để xây dựng lên thượng tầng kiến trúc.

Tam Tiểu Thư

Theo như ông nói, căn cứ vào cuốn Tạp Thư, nếu chúng ta dựa vào hệ Pali để tìm hiểu, thì có lẽ gần với lời Phật nói nhất. Tài liệu Trung Bộ Kinh rất thiết thực cho một người Tu bình thường tạo dựng nền móng vững chắc về lý thuyết cũng như thực hành. Quý vị nào đó muốn chuyên sâu hơn thì Vi Diệu Pháp đáp ứng được yêu cầu này. Tôi thấy dường như ngài Thích Minh Châu, và có lẽ ngài cả ngài hThích Thiện Châu cũng có ý kiến tương tự lúc sinh thời thì phải. Ngài Thích Thiện Châu còn đóng góp cho đời tài liệu "Tam Pháp Ðộ Luận".

Thật ra, tôi vẫn chưa hết thắc mắc. Khi đến thăm viếng một số cơ sở Tôn giáo Phật Giáo, thấy người ta thờ rất nhiều Vị nhưng thật sự tôi không biết đó là những ai. Các Vị này có hình tướng khác nhau. Vị thì có râu, Vị thì có hai tay, Vị thì có nhiều tay, thậm chí có Vị trông hình tướng rất hung dữ … Như vậy, có lẽ có rất nhiều Vị Phật. Tôi có hỏi, thì được cho biết tên của rất nhiều Vị Phật nhưng tôi không nhớ hết.

Ông Tổng Quản

Ðể trả lời cho vấn đề này, trước nhất chúng ta nên giới hạn việc tìm hiểu và khảo cứu trong các tài liệu của hệ Pali, vì hệ này còn tồn tại không bị thất lạc. Cũng nên nhắc lại hệ Sanskrit, đã thất lạc, không ai xác định được nguồn gốc là ở đâu, do ai trước tác. Có người cho là những tài liệu của hệ Sanskrit (tài liệu của Đại Thừa) đã được viết từ khi có những buổi kết tập do sự phân hóa nội bộ Phật Giáo. Những tài liệu này đã có từ thuở đó tuy còn hơi thô sơ rời rạc. Có người lại cho là thật sự những tài liệu này được viết bằng Hán tự và có lẽ được viết ra bởi người Trung Quốc. Tóm lại là nó có nguồn gốc không rõ ràng. Ðiểm đáng chú ý nhất, khác với Truyền Thống Phật Giáo Nguyên Thủy có tư tưởng nhất quán, thì những tài liệu nói trên, tư tưởng không nhất quán, dường như do nhiều người viết ra ở nhiều địa điểm, nhiều thời đại khác nhau … Rất nhiều tài liệu chính quy là của Trung Quốc, nhưng cũng có những tài liệu vẫn còn bàn cãi về tác giả như: Bát Nhã (có người cho đó là tác phẩm của Huyền Trang). Mặt khác, chúng ta có thể loại trừ ra được rất nhiều thông tin mà có lẽ nó đi quá xa so với thời Ðức Phật còn tại thế.

Căn cứ vào tài liệu của hệ Pali thì Sakya Muni - người Việt Nam gọi là Đức Phật – có những đặc điểm cần nhấn mạnh như sau:

Sakya Muni là Phật, chỉ có một không có hai. Không thể có một Sakya Muni thứ hai, trong lúc Sakya Muni còn tại thế.
Vị trí của Sakya Muni là độc nhất vô nhị.
Cho đến kiếp hiện tại này, chỉ có một Ðức Phật mà thôi.

“Giữa thế giới Nhân Thiên. Không có ai bằng Ta”. (Trung Bộ kinh)

THIÊN THƯỢNG, ĐỊA HẠ, DUY NGÃ ĐỘC TÔN

Ðây không phải là một lời phát biểu mang tính chất kiêu căng tự phụ như người ta có thể ngộ nhận. Câu này muốn nói: Chỉ có một vị Phật, chỉ có một Con Đường, chỉ có một Chánh Pháp, nước biển chỉ có một vị mặn, Phật Giáo chỉ có một vị duy nhất là Giải Thoát.

Qua phần trình bày trên, chúng ta phải khẳng định rằng: Chỉ có một Sakya Muni, chỉ có một vị Phật, chỉ có một Đấng Giác Ngộ, chỉ có một Chánh Pháp, chỉ có một Chân Lý Bất Tử: Vô thường, Vô ngã, Khổ não, chỉ có một công thức bất tử: Giới, Định, Huệ, chỉ có một con đường bất tử: Bát Chánh Đạo.

Tam Tiểu Thư

Tôi hiểu rồi!

Trăng ngày rằm tỏa ánh sáng trong veo trên núi rừng hoang sơ cô tịch. Ông Tổng Quản và Tam Tiểu Thư ngồi yên lặng bên đống lửa ấm áp. Dựa vào một gốc Cây Đại Thụ, Tam Tiểu Thư hít thở sâu vài hơi và nhẹ nhàng nhắm mắt lại. Lời nói của Tổng Quản vang lên trong đầu:
Truyền Thống Phật Giáo mà mất đi Thiền Định, đồng nghĩa với mất đi Linh Hồn, mất đi Sức Sống”. 

Đêm nay, đề mục tu tập với hình ảnh Đức Phật ngồi Thiền định bỗng nhiên trở nên thiêng liêng trong lòng cô.

(còn tiếp) ...