Monday, May 26, 2014


Thiền định  đàn pháp Mạn Đà La Tây Tạng 


Trời cuối thu. Gió thổi từng cơn mang theo cái lạnh đầu Đông vào vùng rừng núi. Lá vàng rơi rụng. Bước chân của Sao Mai cùng HHN dẫm trên thảm lá xạc xào. Sao Mai co ro trong chiếc áo khoác xám bạc màu. Bầu trời mây mù giăng giăng …  

SAO MAI (cuộn chiếc khăn quàng vào quanh cổ, Cô lên tiếng):

À! Chị HHN ơi! Cho em hỏi là nếu bây giờ tôi muốn tập trung tu Thiền Định để mở Con Mắt Thứ Ba, thì em có phải chuẩn bị gì không? Ý em nói là em  nên tổ chức cuộc sống của em như thế nào hả chị?


HHN:

Nếu ai có ý định chọn việc tu Thiền Định là một công việc có tính cách chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp thì cần phải có sự chuẩn bị lâu dài. Cuốn sách Bảo Bối có kể nhiều kinh nghiệm cười ra nước mắt. Ví dụ như có một người phụ nữ buôn bán hạt xoàn ở Sài Gòn, khi phát tâm để tu theo một ông Thầy nào đó, người phụ nữ này mang tài sản ra cho hết, vì cho rằng đó là hành động phù hợp với khái niệm “Vô Thường, Vô Ngã” … Cuối cùng trở nên nghèo khó vì quá cực khổ, sống lang thang nay đây mai đó … và sống nhờ vào sự hảo tâm của những người bạn hữu của mình. Ðây là một trường hợp điển hình, có thể xảy ra cho bất cứ ai trong quá khứ, hiện tại và vị lai.

Dường như chẳng phải một mình Sakya Muni, mà còn rất nhiều Trường Phái khác đều chọn con đường Trung Dung, cũng chẳng nên hành thân hoại xác một cách vô ích, nhưng cũng không nên buông thả trong những dục lạc thấp hèn. Quan điểm này có lẽ thích hợp cho tất cả mọi người, cho những công dân bình thường nếu muốn sống yên ổn trong bất cứ một xã hội nào đó.

SAO MAI:

Nói thật với chị là tính em thích hoạt động, đi lại. Bây giờ bảo em ngồi xếp bằng tu thiền chắc rất là khó khăn. Tu thiền có phải ăn chay không hả chị?

HHN:

Người ta không thể ngờ được rằng Sakya Muni lại chu đáo đến vậy. Phải nói rằng Phật giáo là một Khoa học nhiều hơn là một Tôn giáo. Thật vậy, nhiều khoa học gia có ý nghĩ này. Những tài liệu của Phật giáo đã có cách đây nhiều ngàn năm đã đề cập đến vấn đề tập thể dục, gọi là Kinh Hành, không ngồi suốt ngày tu Thiền Định, khuyên con người phải tập thể dục là đi bộ. Lời tiên tri này được nhìn thấy khắp mọi nơi trên thế giới ở tiền bán thế kỷ 21. Đi đâu chúng ta cũng thấy người ta tập thể dục, đó là liều thuốc vạn năng, trị bách bệnh. Nếu ai đã từng tập thể dục, chạy, đi bộ … trong thời gian dài, thì thấy gần như mình không bao giờ bệnh cả. Như vậy, Sakya Muni còn là một nhà khoa học về ngành y. Ngài biết rõ máu huyết không lưu thông thì sanh ra bệnh. Thật vậy, khi chạy nhảy làm cho các cơ quan nội tạng hoạt động, máu huyết lưu thông, kể cả não.

Ở thế kỷ 21, điều tiên đoán của Sakya Muni lại trở nên chính xác khi đi đâu cũng thấy tiệm cơm Chay. Tóm lại, dân gian có một số tiêu chí cơ bản khuyến cáo người tu:

- Phải có tiền để sống.
- Phải có một phương pháp tu.
- Phải có một địa điểm để công phu.
- Phải có bạn, phải có giới thân cận tốt, kiểu như một diễn đàn sống.

Tất cả những tiêu chí đó gọi là: Pháp, Tài, Lữ, Ðịa. 

SAO MAI:

Chị biết không, em rất ấn tượng với các tu sĩ Tây Tạng. Em đã có dịp viếng thăm các tu sĩ này trong những cái Thất rất đơn sơ trên núi. Họ sống đơn giản lắm, gần như không có đồ đạc gì trong Thất cả. Cuốn sách Bửu Bối có biết gì về những người tu Thiền Định này không chị?

HHN:

Nếu người Âu Mỹ là bậc thầy của khoa học hiện đại thì người Tây Tạng là bậc Thầy của khoa Huyền Môn. Họ dầy dạn kinh nghiệm trong việc tu Thiền Định. Tất nhiên chuyện gì thì cũng có thật giả lẫn lộn. Điều này cũng rất là bình thường của bất cứ xã hội nào. Nếu chúng ta quan tâm tới góc cạnh tích cực thì cũng thấy nhiều kinh nghiệm để lại, nhiều tiêu chí, nhiều kỹ thuật đáng quan tâm. Họ đưa ra 6 tiêu chí gọi là cơ bản:

1. Mặc dù tự cho mình là Đốn Ngộ, nhưng họ có một kiểu Đốn Ngộ rất khác. Họ quan niệm rằng cần phải đọc nhiều sách vở, cần phải học hỏi rất nhiều kiến thức ở các vị Chân sư, sau đó tự mình thực tập. Chính qua quá trình thực tập họ sẽ đánh giá được phương pháp nào là tương thích với chính mình. Quan điểm tự do chọn lựa phương pháp, tự do lựa chọn vị Thầy là đặc trưng của nền văn hóa Tây Tạng.

2. Chỉ chọn một cách tập duy nhất sau khi đã kinh qua thực tế. Không tập nhiều thứ một lúc.

3. Lối sống giản dị bình thường, thái độ khiêm tốn, tuyệt đối không bao giờ làm mình nổi trội, nổi tiếng, trở nên vĩ đại trước đám đông. Nên có một cuộc sống bình dị, coi thường tất cả những vinh hoa phú quí của trần gian.

4. Bình thản trước tất cả những biến đổi của cuộc đời. Sống một cuộc đời như con Chó hay con Heo. Có cái gì ăn cái đó, không nên chọn lựa. Cũng chẳng cố chiếm đoạt hay né tránh. Ðón nhận một cách tự nhiên cái gì đến với mình, dù là giàu sang hay nghèo khó. Bình thản trước các lời khen chê. Ðừng phân biệt chánh tà, vinh nhục, thiện ác. Ðừng hối tiếc hay khổ đau những gì đã làm. Ðừng kiêu căng ngạo mạn.

5. Quán Tưởng Tham Thiền với tinh thần vô Chấp, đó là bản chất của sự vật, là cách thức hiện hữu của vạn pháp đa thù.

6. Những điều trình bày trên không thể nghỉ bàn, nó tương thích với tính Không của vạn vật.

Họ chỉ có một Kỹ Thuật duy nhất, dù các Trường Phái có khác nhau, đó là bài tập luyện tiên quyết: Tập trung tư tưởng một cách triệt để, tập trung tư tưởng mục đích để đánh bạt đi cái ý thức.


SAO MAI:

Hình như trước đây chị từng nói với em về Mạn Đà La gì đó khi nói về Kỹ Thuật tu của Tây Tạng thì phải. Chị có thể giải thích kỹ thêm cho em hiểu về vấn đề này không?! Em có thấy mấy cái vòng tròn Đàn Pháp nhưng chưa hiểu nhiều về Kỹ Thuật tu của họ.

HHN:

Đối tượng tập luyện đã được nhắc tới nhiều lần ở những bài viết trước, chắc chắn Sao Mai và quí độc giả còn nhớ là Dakini Yidam. Họ cho rằng nếu tập trung tư tưởng liên tục và cao độ thì chúng ta có thể kích hoạt được những nguồn năng lượng vốn có của thế giới tự nhiên hoạt động. Người ta tin rằng cách tập trung này có thể tạo ra những thực thể sống, đúng theo hình dáng có trong tư tưởng.

Như mọi người đều biết, Mật giáo Tây Tạng là biến thể của Phật Giáo. Đó là sự pha trộn với các tin ngưỡng vốn có của địa phương, do đó số Thần Linh vô cùng phong phú và đa dạng. Cụ thể là không ai dám đoán chắc là số lượng của các vị Thần hiện hữu trong các Đàn Pháp là bao nhiêu!

Tây Tạng là một trong những nhà phát minh ra Mandala, từ các hình thức đơn giản như các vòng tròn, cho đến những Đàn Pháp cực kỳ phức tạp: Chân ngôn, Ấn, Công năng … Tuy nhiên nếu xét cho cùng, thì đây cũng chỉ là một công cụ, một phương tiện, một đối tượng để Quán Tưởng trong lúc tu Thiền Định. Chính công cụ này làm cho các tu sĩ Tây Tạng nổi tiếng khắp thế giới và đồng thời các Đàn Pháp của họ cũng gây được sự tò mò chú ý của tất cả mọi người. Không thiếu gì những tài liệu chuyên đề nói về vấn đề Đàn Pháp của Tây Tạng. Chúng ta thử tìm hiểu Đàn Pháp thực sự có tác dụng như thế nào.

Thật vậy, nhờ vào các chi tiết quá phức tạp của Đàn Pháp phải thực hiện cùng một lúc, nên làm cho các giác quan của một người tu Thiền Định trở nên quá tải. Họ làm nhiều việc cùng lúc, nào là phải nhớ các Chân Ngôn bằng những từ ngữ kỳ lạ, đôi khi rất dài rất khó nhớ, có nghĩa là ý thức của con người phải tập trung cao độ để đưa trí nhớ về các từ ngữ kỳ lạ này từ tiềm thức lên ý thức. Công việc này hết sức là căng thẳng cho ý thức. Mặt khác, thính giác lại phải cố gắng nghe được âm thanh của các từ ngữ này. Đồng thời song song với việc này, thì thị giác phải hình dung ra được hình dáng như thật của cái Ấn mà mình đang kết. Chưa hết còn phải hình dung ra được từng chi tiết của Vị Chủ Chân Ngôn. 

Các giác quan của con người nếu phải làm những công việc như trên thì nó sẽ trở nên quá tải. Tất nhiên ý thức, dù không muốn cũng bị lu mờ đi vì gánh nặng nó đang chịu đựng. Công việc chưa dừng ở đây, kịch bản như vừa mô tả ở trên chưa chấm dứt, thì kịch bản mới, với những yếu tố mới: Chân Ngôn, Ấn, Công năng, ... lại bắt đầu. Do đó, việc làm mất đi ý thức bình thường của con người là việc tất yếu phải xảy ra. Nói một cách khác, con người rơi vào trạng thái Nhập Định một cách tự động, máy móc. Chẳng cần đòi hỏi một kiến thức khó khăn nào cả. Do đó, chúng ta thấy những vị nhập Thất cũng chẳng cần có tư chất thông minh hơn người. Thật vậy, các diễn tiến của Đàn Pháp đã trải qua ba cái Tâm cơ bản là: Ði tìm đối tượng "Tầm", duy trì việc đi tìm đối tượng "Tứ", chỉ có một cái tâm "Nhất Tâm". Ðây chính là những Tâm cơ bản, là nền móng của Kỹ Thuật Thiền Định mà Vi Diệu Pháp đã đề cập đến.

Phần trình bày này đối với những quí vị nào thực sự tu Thiền Định, thì sẽ thấy được sự lợi hại của nó và phát hiện ra tính chất tích cực của Đàn Pháp Tây Tạng. Chính trong việc định tâm một cách vững chắc của Đàn Pháp Tây Tạng sẽ dẫn đến An Chỉ Tâm. Đây chính là cơ sở của các khả năng tiên tri, thần giao cách cảm …

Nhờ vào An Chỉ Tâm do Đàn Pháp tạo ra, người tu Thiền Định sẽ có cấu tạo Tâm tương thích với những Cảnh Giới phù hợp với mình. Do đó họ gặp được các Vị Hộ mình, đây là một giai đoạn thay đổi quan trọng trong đời tu Thiền Định. Các Vị Hộ người tu Thiền Định sẽ chỉ bảo các Kỹ Thuật để cải tiến việc tu hành. Đó là một vị Thầy, một đồng nghiệp, một người bạn, thậm chí là một người bạn đời; nghĩa là người tu Thiền Định đã có một gia đình ở Cảnh Giới khác, không rắc rối như cảnh gia đình ở thế gian. Dù Mũ Đỏ hay Mũ Vàng, họ đều tôn trọng việc trì Giới, kỷ luật bản thân. Do đó họ không bị các Thực Thể nhập, như hay xảy ra tại Việt Nam. Tóm lại, họ đã tu theo đặc thù của Tây Tạng.

SAO MAI:


Trời lạnh quá chị HHN ơi, mình ghé vào Tĩnh Tâm Trà Quán uống ly trà nóng nhe chị. Chị phải uống thêm vitamin C nữa đó cho nó tăng sức đề kháng nhen!. Nếu chị mà bị cảm lạnh là khổ lắm đó.

Thursday, May 8, 2014



SAO MAI says:

Cho dù chúng ta đang ở thế kỷ 21, nhưng có thể nói đây là một vấn đề mang tính chất vô vọng từ tiên đề! Từ thuở xa xưa, con người đã tìm đủ mọi cách để có thể trường sinh bất tử. Tần Thủy Hoàng từng phái thuộc cấp của mình đi tìm thuốc trường sinh. Và tất nhiên là không tìm được rồi. Do đó, đám thuộc hạ của ông không dám trở về. Những người theo đạo Lão, cũng có một hệ phái nào đó luyện thuốc trường sinh. Việc này có thành công hay không thì không ai biết; nhưng thực tế chúng ta chẳng thấy ai sống mãi mà không chết cả. Nói tóm lại, đây là một câu hỏi có lẽ không bao giờ có câu trả lời, vì nó đi ngược lại với quy luật của thế giới khách quan tự nhiên. Khoa học hiện đại cũng như tôn giáo, ít nhất ở điểm này cùng có một mẫu số chung là không có gì có thể tồn tại mãi mãi. Vạn vật biến chuyển không ngừng. Hiện tượng rối loạn ở một hệ nào đó càng ngày càng gia tăng. Do đó, việc con người chết đi là một điều không thể tránh được, mà em tin chắc rằng có lẽ ai cũng biết như vậy cả! Nó là một sự thật mà mọi người đều muốn tránh né, không muốn biết đến. Nhưng chị HHN à! Liệu chị có thấy ai trong lịch sử của loài người có khả năng tự ra đi trước khi có sự can thiệp của thần chết không?

HHN says:

Tất nhiên việc này xảy ra quá lâu rồi. Không thể có những thông tin độc lập để xác minh là việc này có thật hay không. Theo truyền thuyết thì có một vị là Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) đã tự bỏ xác vật lý ra đi. Ngài đã sử dụng kỹ thuật thiền định để thực hiện việc này. Trong thế kỷ 20 vừa rồi, cũng có một số người Tây phương nói lại việc này trong các tập hồi kí của mình về những sự việc ở bên Ấn Độ. Theo họ, có một số vị tu sĩ trước khi chết đã triệu tập những người quen biết tới, mời mọc mọi người ăn uống, rồi nói những lời từ giã. Sau khi nói lời từ giã, họ sử dụng kỹ thuật thiền định để bỏ lại thân xác thế gian. Nói theo giới truyền thông ngày hôm nay, chúng ta không có những thông tin độc lập, để xác minh các mẩu truyện nói trên.

SAO MAI says:

Theo em hiểu, thì bình thường khi con người sinh sống ai cũng như ai - họ đều phó mặc cho định mệnh. Nói đúng hơn là phó mặc số mệnh của mình cho thần chết; chẳng có một thái độ tích cực nào cả. Thường thường thì khi đau bệnh họ tìm cách chữa chạy bằng y khoa hiện đại. Nếu gặp bệnh nan y thì đành quay về y học cổ truyền song song với việc van vái cầu xin, cúng tế, dâng lễ, v.v. Đứng trước cái chết, họ phó mặc cho các giáo sĩ của các tôn giáo, bảo sao thì làm vậy! Em thấy rõ ràng là một thái độ tiêu cực! Thực tế mà nói, chính những Nhà Tôn giáo đứng ra làm thủ tục này cũng sợ hãi cái chết như ai! Em có một người bạn là một bác sĩ, và từng được nghe chị đó có kể lại rằng: chị được chứng kiến rất nhiều Vị đứng đầu những tổ chức tôn giáo lớn, có thu nhập rất cao, và có số tín đồ vô cùng đông đảo. Đến khi được chẩn bệnh là lâm trọng bệnh thì họ hốt hoảng sợ hãi, thậm chí là gần ngất xỉu. Theo lời chị bác sĩ nói trên thì khi thấy hiện tượng này xảy ra, chị ấy vô cùng thất vọng. Khi Vị này còn khỏe mạnh, vị đó khuyên chị là: thân xác chỉ là chiếc áo, nay thay, mai đổi, không có gì là quan trọng cả! Các bác sĩ chăm sóc cho vị nói trên nói rằng Vị này có một chiếc áo gọi là “Hoàng bào”! Em không hề có ý định hạ thấp uy tín của ai cả, em chỉ mong muốn trình bày một thực trạng mà chúng ta nên biết. Vì sự thật nó là như thế đó.

Tuy nhiên, chị HHN à! Em thấy thậm chí thấy trong cả tài liệu Tử Thư Tây Tạng (Bardo Thodol) cũng bàn về diễn tiến của cái chết với một thời gian thật là khủng khiếp. Nó kéo dài nhiều chục ngày, bị đủ các loại thực thể dày vò, hành hạ. Vẫn theo tài liệu này thì từ lúc chết đi cho đến khi đầu thai, họ vẫn luôn luôn đặt ra vấn đề “thiền định”. Em xin phép trích nguyên bản một số câu sau đây:

“ Hỡi ôi, giờ đây xuất hiện thân chung ấm (Bardo) của cái sẽ trở thành. Tôi sẽ tập trung tâm trí vào một vật duy nhất… và cố kéo dài sức mạnh thiện nghiệp của tôi…”

Chị HHN cùng quí độc giả à! Những ai đó mà quan tâm tới bộ môn thiền định, thì chắc chắn không lạ gì công thức bất tử của trường phái thiền định là “ Tập trung tâm trí vào một vật duy nhất”. Lời phát biểu vừa rồi chính là chân ngôn thiền định của trường phái Phật giáo nguyên thủy và Raja Yoga. Nay chúng ta lại tìm thấy câu nói này trong Tử Thư Tây Tạng. Chị HHN à! Phải chăng đây là một sự trùng hợp ngẫu nhiên?

HHN says:

Nếu xem toàn bộ cuốn Tử Thư Tây Tạng, chắc chắn ai đó có một số kiến thức về trường phái Phật giáo, thì sẽ thấy đây là một sự trộn lẫn của trường phái nguyên thủy và trường phái đại thừa. Chúng ta có thể đơn cử những bằng cớ cụ thể nói sau: trong tài liệu này luôn luôn nhắc tới vấn đề thiền định. Thiền định ở đây dựa vào cơ sở là câu phát biểu nói trên, xin phép được nhắc lại “ Chú tâm vào một vật duy nhất”. Nhưng song song với việc này, chúng ta lại thấy sự xuất hiện của rất nhiều các vị Phật của trường phái đại thừa. Chúng ta phải hiểu như thế nào đây? Những vị Phật này xuất hiện từ nền Phật giáo Trung Quốc, nhưng nay lại xuất hiện trong Tử thư của người Tây Tạng. Phải chăng những vị Phật này chỉ mang tính chất biểu tượng? Chúng ta có thể hiểu như thế này, tôn giáo nào cũng nói đến lòng thương yêu mọi người, và người ta hay dùng biểu tượng người mẹ. Do đó, Công giáo thì có Đức mẹ Maria hằng cứu giúp; Phật giáo có Quán Âm Tự Tại, Phật mẫu Kara, Phật mẫu Tara…Có thể đó là một lối giải thích.

SAO MAI says:

Chị HHN ạ! Liệu bộ môn thiền định có thể là một chiếc phao cứu sinh, là vị cứu tinh thực sự cho nhân loại; là công cụ khắc tinh của thần chết? Em muốn biết thực tế liệu có hy vọng gì với bộ môn này.

Em thấy có quí độc giả cho là tu tập cái gì thì tu, trường phái nào cũng vậy, phải đợi đến khi mình chết đi mới biết kết quả thực tế của việc tu hành của mình! Đúng đó, em thấy có một vị nói như vậy đó.

HHN says:

Người ta có thể nghĩ rằng đây là một thái độ có lẽ tiêu cực. Thật vậy, tập luyện cái gì đó mà chẳng có gì để kiểm chứng, và lại phải đợi đến lúc mình chết đi, cụ thể là không còn thân xác vật lý, thì mới biết kết quả. Người ta có thể e ngại là cách tính toàn này quá nhiều may rủi. Vâng, nếu mọi việc diễn tiến tích cực sau khi chết thì chẳng nói làm gì! Nhưng  diễn tiến lại trở nên tiêu cực với những kịch bản thật đáng sợ. Ví như kéo dài thời gian rất lâu tới 49 ngày thì phải, thì chúng ta không còn cơ hội để sửa sang những sai lầm nữa. Số phận chúng ta hoàn toàn bị động, lành ít dữ nhiều. Theo như tài liệu Tử Thư, thì chúng ta phải sử dụng kỹ thuật thiền định, nhằm cải tiến tình hình quá xấu lúc bấy giờ của một người vừa chết đi. Việc này nếu nói một cách hài hước thì phải bảo là “nằm mơ trong lúc đang thức tỉnh!” Vâng, việc này hoàn toàn không thể thực hiện được. Kể cả một đời sống của một người bình thường; cho dù chúng ta tập tu thiền định cũng chưa chắc đã định được; nói gì đến lúc ở trong tình trạng bối rối này của cái thân trung ấm với hoàn cảnh nào là bên ngoài khó khăn, hoảng hốt, sợ hãi. Mặt khác, lại hoàn toàn không có một kinh nghiệm gì về kỹ năng thiền định, thì lời khuyên này của tài liệu Tử Thư cũng hoàn toàn bằng thừa!

SAO MAI says:

Theo chị thì mình phải làm sao nhỉ? Em nghĩ là chỉ có một cách duy nhất là làm sao đạt được những kỹ năng thiền định trong lúc mình còn đang sống. Mình phải thực sự đạt được kỹ năng này để thực hiện những kỹ thuật tương tự như người đã chết rồi hoặc cận tử.

HHN says:

Kính thưa quí độc giả!

Có lẽ đó là một sự thật! Chúng ta không có cách nào khác. Chúng ta hãy gác bỏ những tài liệu kinh sách. Em xin kể lại hai trường hợp mà em đã có cơ hội được chứng kiến về hai đối tượng một nam, một nữ khác nhau sau đây. Và hai người này đều rất am tường về bộ môn vật lý hiện đại:

Hai người này đều tập tành thiền định một cách mò mẫm trước khi họ biết đến trường phái Phật giáo nguyên thủy. Một điều cũng đáng quan tâm là một người thì ở miền Nam Việt Nam; một người thì ở Miền Bắc Việt Nam. Họ kể là họ ngồi thiền định rất lâu, khoảng hai giờ đồng hồ. Họ đều mô tả là bản thân đi ra khỏi thân xác vật lý của mình, và họ vẫn tự ý thức được về cái tôi của mình. Họ đi hết nơi này đến nơi kia, các kiến thức về vật lý họ không hề mất đi trong lúc tạm gọi là xuất hồn. Thông tin vừa rồi tất nhiên là không thể kiểm chứng được. Tuy nhiên, dường như bộ môn thiền định này đối với hai người nói trên - có thể làm cho con người thoát ra khỏi thân xác vật lý một cách thụ động. Nhưng nếu chúng ta sở đắc được những kiến thức kỹ thuật thực tế, thì rất có thể chúng ta chủ động bỏ được thân xác vật lý. Nói một cách khác, chúng ta có thể tách con người chúng ta một cách chủ động ra nhiều thành phần khác nhau. Theo ngôn ngữ bình dân mà nói thì gọi là hồn và xác.

SAO MAI says:

Cứ cho là lập luận của chị có thể đúng. Vậy em có thể hỏi chị là có cơ sở lý thuyết gì để giải thích hiện tượng nói trên, nếu hiện tượng này là một hiện tượng của thế giới khách quan tự nhiên không? Em còn nhớ những tu sĩ Tây Tạng thường cho là theo họ thì chẳng có gì là phép lạ cả! Vẫn theo họ, thì một số người đã có được những kiến thức chuyên môn nhằm khai thác, ứng dụng những quy luật của thế giới khách quan tự nhiên. Em nghĩ quan điểm này họ nói có lẽ cũng đúng. Chúng ta có một hướng của khoa học tự nhiên. Ai bảo là trên đời này không có những hướng khoa học khác của thế giới tự nhiên? Biết đâu có thể đây là chiều hướng khoa học của tương lai?!

HHN says:

Đúng như em nói! Chúng ta không có một lý thuyết khoa học nào để có thể giải thích những hiện tượng nói trên. Hay nói đúng hơn, chị không biết có lý thuyết khoa học nào giải thích hiện tượng nói trên. Tuy nhiên, nếu coi tài liệu Vi Diệu Pháp là một chủ thuyết, thì hiện tượng nói trên hoàn toàn có thể giải thích được. Những gì sắp sửa thuyết minh sau đây chắc chắn sẽ khó khăn cho những ai đó thiếu thông tin về tài liệu Vi Diệu Pháp. Thực tế nếu không hiểu về Vi Diệu Pháp thì sẽ không hiểu gì cả. Em xin lỗi trước nếu quí độc giả không hiểu thì cũng không phải là một điều gì đáng ngạc nhiên. Tài liệu này có thể cho là cũng khó hiểu không khác gì những lý thuyết của vật lý.

Theo như tài liệu này thì con người là sự tập hợp của một số yếu tố vô cùng quen thuộc với những người am tường trường phái phật giáo nguyên thủy: sắc, thọ, v.v…. Kỹ thuật thiền định đã diễn tiến như thế nào?

1.     Một con người bình thường thì có sự tương thích, hay nói cách khác là nó có sự thích hợp giữa vật chất và tinh thần. Cụ thể là, ở cảnh giới chúng ta đang sống gọi là Dục giới. Ở cảnh Dục giới, vật chất phải có vài chục yếu tố; tinh thần gọi là tâm thì phải có vài trăm yếu tố. Ngoài ra, còn phải kể tới sức mạnh của nghiệp, thường gọi là nghiệp lực…. Con người tồn tại vì những yếu tố kể trên thích hợp với nhau.

2.     Đến khi tu thiền định thì bất kể trường phái nào - nếu thực sự đạt được những thành tích, thì những yếu tố kể trên không còn thích hợp với nhau. Cụ thể là, thân xác vật lý vẫn còn nguyên vẹn mấy chục yếu tố; trong khi tâm thì từ mấy trăm yếu tố, nay chỉ còn vài chục hay vài yếu tố. Quí vị thấy đó, thân và tâm có một sự lệch lạc, không còn thích hợp với nhau trong lúc người tu thiền định định tâm. Chính vì lý do này, dù không muốn thì phần tâm cũng phải ra đi. Ngôn ngữ bình dân gọi là xuất hồn. Dù chẳng muốn xuất hồn, thì hiện tượng xuất hồn vẫn cứ xảy ra!

SAO MAI says:

Em thấy chị giải thích cũng khá dễ hiểu, cũng chẳng có gì là cao siêu, ghê gớm cả. Mặt khác, nghe có vẻ cũng hợp lý là đằng khác! Nhưng chị ạ, cứ cho rằng chúng ta sở đắc được kỹ thuật này, thì nó giúp gì cho chúng ta khi chết?

HHN says:

Đây chính là chìa khóa của vấn đề! Thật vậy, chủ động làm cho thân và tâm có thể tách ra được một cách chủ động, đó chính là một hình thức chúng ta làm quen với cái chết. Nói một cách khác, chúng ta tự tạo ra một cái chết chủ động theo ý mình muốn. Ít nhất chúng ta  tránh được trường hợp bị chết không mong muốn. Một số người theo trường phái Phật giáo thường hay coi thường thao tác này. Tuy nhiên, thao tác này không phải là một thao tác dễ gì mà có được. Thao tác này rất có ý nghĩa.

1.     Trong khi tu thiền định, nó là cơ sở để tập luyện những lớp thiền định cao hơn, chỉ kể từ sơ thiền trở đi mà thôi. Thật vậy, nếu chúng ta giữ thân xác thế gian cộng với phần tâm Dục giới, thì không thích hợp với sơ thiền hữu sắc. Thật vậy, ở Sơ thiền hữu sắc, thân không còn những yếu tố như trước nữa, phải giảm đi rất nhiều. Do đó, nếu nói là vẫn giữ thân xác Dục giới mà lại đắc sơ thiền hữu sắc, thì mâu thuẫn sâu sắc với tiên đề! Phải nói là không thể hiểu được, vì nó vô lý trên nguyên tắc!

2.     Cứ cho là tài liệu Tử Thư có thật, thì kinh nghiệm về định tâm của kỹ thuật thiền định thật là quý giá cho cảnh trung ấm thân!

3.     Muốn tiến đến mục đích mà Phật giáo thường nói tới là giải thoát, thì chính bản thân Sakya Muni cũng phải tu thiền định. Và chính kỹ thuật này đã đưa đến sự trí tuệ.

SAO MAI says:

Em có thể kết luận như sau: “Trường phái Phật giáo mà mất đi thiền định, thì phải bảo là đã mất đi linh hồn của mình!”

Xin kính chào toàn thể quí độc giả!




Wednesday, May 7, 2014



 

Tập 11: Tm quan trng ca Vi Diu Pháp 
trong Thin Đnh

Đoàn người tu thiền định tiến sâu vào vùng rừng núi mịt mù. Trước mặt họ là thác nước hùng vĩ từ trên núi cao đổ xuống ầm ầm, những hạt nước li ti văng tung tóe trắng xóa. Rừng cây nhiều màu lá, chim muông ríu rít chuyền cành, nắng vàng rực rỡ. Tất cả hòa vào nhau như một bức tranh sống động. Tiếng nước róc rách bên khe núi, tiếng chim, tiếng gió tạo thành một bản giao hưởng của thiên nhiên.

SAO MAI:

Chị HHN à, em nghe nói: Đọc "Chú" có thể giúp mở Con Mắt Thứ Ba. Điều đó thực hư ra sao vậy chị?

HHN:

Theo những thông tin của cuốn sách bửu bối thì ngoài Kỹ Thuật Thiền Định, người ta chưa phát hiện ra được những Kỹ Thuật tập luyện khác, thí dụ như: Tụng kinh, đọc Chú, Niệm Danh Hiệu của một Vị nào đó … có khả năng mở được Đệ Tam Nhãn. Trên thế giới, không ai dám khẳng định mình có đầy đủ thông tin về vấn đề này.

Riêng ở Việt Nam, cách đây đã khá lâu, người ta đồn có một số vị mở được Huệ Nhãn (nói theo từ ngữ miền Nam). Có một mẫu số chung đáng để ý là tất cả các vị này đều tu Thiền Định. Tuy các Trường phái Thiền có khác nhau, nhưng cũng chỉ là tu Thiền Định. Cuốn Tạp Thư khẳng định như thế đó Cô. Ở Ðại Ninh, Lâm Ðồng có Vị, người ta gọi là thầy TT. Ở vùng Long Thành Bà Rịa có thầy TS, ở Sài Gòn có ông 6L … Ngoài ra còn có những vị khác nữa, họ thường sống ẩn cư, họ sống vài ba người, rất ít gặp ai, hiện tại những vị này đã mất cả rồi.


SAO MAI:

Tiếc quá, chị ạ! Nếu họ còn sống, em cũng muốn đến thăm họ. Biết đâu ở vùng rừng núi như thế này, cũng có Vị ẩn cư thì sao!

HHN:

Cũng có thể như vậy lắm chứ. Mà Sao Mai này, em nên nhớ lại những bài viết trước. Em cần phải biết cách phân biệt những hiện tượng tương tự như Đệ Tam Nhãn và Đệ Tam Nhãn thực sự. Ai đó có thể biết được Quá Khứ Vị Lai, chưa có nghĩa là họ có Đệ Tam Nhãn.

Ðan cử một trường hợp để em nghe nhé: Có một vị ở Ðà Lạt, ông ta nổi tiếng trong nhiều chục năm, về một số khả năng sau đây. Khách đến nhờ vả ông đầy nhà, ông vui thì tiếp, buồn thì ông đuổi người ta về. Đặc biệt nhất ông ghét phụ nữ hút thuốc lá (lúc này người ta còn hút thuốc là khá phổ thông, do đó việc hút thuốc lá không phải là lạ). Khi khách bước vào ông hỏi tên người đó là gì, thí dụ tên là Uyên, thì ông đã viết chữ U vào lòng bàn tay trước khi người đó trả lời, sau đó ông mở bàn tay ra và hỏi có đúng không. Gần như không bao giờ sai cả. Ông có khả năng nói về hai vấn đề, một là mất mát tài sản của cải, hai là liên quan đến chuyện gia đạo, vợ lớn vợ bé ... Ông có thể mô tả chính xác một căn nhà khách đang ở quận 1 tại Sài Gòn, kể cả chuyện cô đang làm việc gì ở đâu. Đặc biệt nhất là những câu chuyện gia đạo phức tạp rắc rối, cũng như các chuyên án về mất mát tài sản. Ngoài khả năng của hai việc này ra, thì ông bất lực trong việc tiên đoán về tương lai.


SAO MAI:

Việc  này em cũng thắc mắc lắm! Em nghĩ rằng ai mà biết được chuyện Quá khứ, Hiện tại, thì cũng có khả năng biết về Tương lai mới đúng chứ, phải không chị HHN?

HHN:

Theo quan điểm của người tu Thiền Định, thì họ có thể giải thích hiện tượng nói trên một cách dễ dàng. Chính người tu Thiền cũng có người có khả năng như thế. Thậm chí là những người bình thường không tu Thiền gì cả, mà cụ thể người bình dân gọi Đồng Cô, Bóng Cậu … cũng có thể có khả năng này. Đây là hiện tượng gọi nôm na là Linh hồn hay Vong linh của người chết hay Thực Thể nào đó chưa xác định được, mách bảo cho các Đối tượng nói trên, có khả năng thấy biết ngoài tầm thị giác bình thường, bất chấp không gian thời gian. Họ thường cung cấp các thông tin này bằng lời nói. Barbara Ann Brennan cũng có kể như vậy trong tác phẩm “Bàn Tay Ánh Sáng”.

Nếu tĩnh tâm và có những yếu tố tương ưng nào đó, thì một Thực Thể bất kỳ, không rõ nguồn gốc, tạo ra âm thanh bên tai. Đầu tiên như tiếng rù rì nho nhỏ, kế tiếp tiếng nói này càng ngày càng rõ hơn, sau đó thành những thông tin ngắn đứt đoạn. Lâu ngày người muốn nghe và người nói, dần dà quen cách giao tiếp này, giống như người ta lập được một cầu thông tin. Trường hợp hình ảnh cũng vậy, từ những hình ảnh đơn sơ, cho đến một cuốn phim ngắn … Việc này nếu xảy ra thường xuyên, thì người nhận được thông tin, cũng phải trả giá thuê bao giống như thuê bao internet hay ti vi hữu tuyến. Ðẳng cấp hơn nữa, Thực Thể nói trên đưa ra cách chữa bệnh, và chỉ với vài động tác đơn giản là khỏi bệnh. Trước mắt người đời, vị này trở thành con người đặc biệt … Tất nhiên sự việc này cũng không thoát ra khỏi định luật Nhân Quả, không thoát ra khỏi nguyên lý Bảo Toàn Năng Lượng. Tự nhiên không thể khỏi bệnh được, cũng như trên đời không có cái máy vĩnh cửu, vì nó vi phạm quy luật của Thế giới Khách quan Tự nhiên.

Định luật trời đất là có "Vay" thì có "Trả". Mãi đến hôm nay, cũng chưa có nhà Khoa học nào viết ra được những ký hiệu, những phương trình khắc nghiệt về Định luật này, những món nợ nần vay mượn mà con người không hiểu rõ phải trả giá. Vay một Trả mười là như vậy đó. Nôm na thì người ta gọi đó là những người bị "mượn xác" hay bị "nhập". Họ sinh hoạt không bình thường. Trong lúc bị nhập (in full Action), họ ăn uống một số lượng đồ ăn nhiều không thể tưởng tượng nổi. Ðiều rất lạ là sau khi họ trở lại tình trạng bình thường, họ vẫn bị đói! Sao Mai nghĩ xem, ăn nhiều vậy mà họ vẫn không bị bội thực. Số lượng đồ ăn vừa ăn xong cách đây ít phút làm sao mà có thể chuyển hóa kịp. Những người này không phải là một ảo thuật gia đâu. Họ có thể chỉ là một phụ nữ miền quê khá đơn sơ. Cách ứng xử của những người này không bình thường. Thân thể bạc nhược, rất hay bệnh hoạn. Càng lớn tuổi càng đau rất nặng mà không rõ nguyên nhân. Tính khí rất bất thường. Họ có gia đình, ngủ ban ngày, đêm đến mới bắt đầu thức giấc, ăn uống, vệ sinh, làm việc, sắp sáng lại ngủ. Họ vui buồn không thể đoán trước, đang thân thiết bỗng dưng trở nên lạt lẽo. Con người họ vật vờ, có lẽ đó chính là cái giá của việc sử dụng tha lực.

Người tu Thiền Định thì lại hoàn toàn khác. Dù Trường phái nào, như ở Tây Tạng chẳng hạn. Chẳng kể mũ đỏ hay mũ vàng, họ đều phải tôn trọng kỷ luật bản thân, thanh quy giữ Giới, chăm chỉ Tham Thiền Nhập Định, vì ai cũng biết chính Chánh Định đã sanh ra Huệ. Nói một cách khác, Huệ hay Tuệ là hệ quả của Định lực do chính mình tạo ra. Với tài liệu Vi Diệu Pháp làm nền móng cho cơ sở Kỹ thuật, người ta hoàn toàn có khả năng chứng minh được vấn đề này một cách dễ dàng. Ai cũng có thể hiểu được nếu có một lương tri lành mạnh. Trong những bài tới, với đề tài mà chúng ta đang tìm hiểu về Con Mắt Thứ Ba, sẽ được triển khai, Khảo cứu một cách nghiêm túc trên tinh thần Kỹ thuật của Vi Diệu Pháp.

SAO MAI:

Em  không ngờ vấn đề Con Mắt Thứ Ba lại rắc rối như vậy! Cách phân biệt cũng rất khó thật! Em nghĩ chẳng phải mình em, mà các quý độc giả có ý định tập luyện cũng đâm ra lo lắng khi nghe chị nói như thế.

HHN:

Sao Mai ạ! Có một công thức vô cùng đơn giản, em còn nhớ không? Dân gian thường nói: “Ðạo đức trọng, quỷ thần kinh”. Người tu Trì giới kiên cố, đó là công thức bất tử “Giới, Định, Huệ”. Việc này hoàn toàn có thể trị được bệnh ma nhập, Ngũ Ấm Ma. Bảo đảm với em rằng công thức này là loại thuốc trụ sinh có phổ rộng, đến nay vẫn chưa lờn thuốc … Ma nào cũng trị được, hung thần ác quỷ đều phải lánh xa. Em cứ tin chị đi! Nếu tu Thiền Định mà giữ gìn kỷ luật bản thân, chịu khó Tham Thiền Nhập Định, thì việc mở Con Mắt Thứ Ba là hệ quả tất yếu. Chỉ có điều là không biết lúc nào thôi. Một, hai, ba kiếp; hay cũng có thể là ngàn kiếp sau.

SAO MAI:

Ôi, chị HHN ơi, nghe chị nói vậy mà em thấy nản quá! Chị ráng xem thử có cách nào không cần Thiền Định cũng mở Nhãn được không? Thiền thì em không có thời gian, mà còn nghe chị nói chờ ngàn kiếp sau nữa thì đúng là “trên cả tuyệt vời!”. Nhưng chị khoan mừng nghe, trên tuyệt ... vời là tuyệt ... vọng đó chị ơi.

HHN:

Theo thông tin đại chúng ở trong cuốn Bửu Bối, thì đâu đó trên khắp thế giới cũng có những người tiên đoán được Quá khứ Vị lai. Đặc điểm nói chung là họ đều thực hành Thiền Định ở các Trường Phái khác nhau. Nhưng cũng phải kể đến trường hợp như bà Vanga, hay Nostra Damus  thì lại không nghe thấy tiểu sử kể về việc tu Thiền Định. Biết đâu họ từng tu Thiền Định ở những kiếp trước nếu chúng ta tin là có Luân Hồi Sanh Tử, có đầu thai, có tái sanh. Tin hay không thì đó là quyền riêng của Sao Mai và quý độc giả.
 
Nếu căn cứ vào Vi Diệu Pháp thì chỉ có con đường duy nhất, chỉ có một Kỹ Thuật duy nhất là làm sao tạo được An Chỉ Tâm. Chính ở trong giai đoạn An Chỉ Tâm này thì Đệ Tam Nhãn xuất hiện. Vấn đề này chúng ta sẽ quay lại khi đề cập tới vấn đề Tâm. Vấn đề Luồng Tâm Thức, các loại Tâm Thức, sự xuất hiện của Thần Thông (Đệ Tam Nhãn là một yếu tố của các loại Thần Thông), các loại Định, các loại Cảnh Giới tương ưng … là một vấn đề có lẽ phải gọi là xương sống của đề tài. Nếu hiểu được vấn đề này thì mọi việc sẽ giải quyết được hết, chẳng có gì là bí mật cả. Cái khó là các khái niệm, các tư tưởng, hiện tượng … được đề cập trong Vi Diệu Pháp thì lại không thuộc về Cảnh Giới mà con người đang sống. Do đó, cho dù là Khoa học gia uyên bác hoặc các Triết gia sâu sắc với vô vàn khả năng tưởng tượng phong phú, cũng khó có thể hiểu được. Nó là những vấn đề không thuộc về Hệ Quy Chiếu mà con người chúng ta đang hiện hữu. Rất cần phải có một trình độ Thực Chứng về Thiền Định nào đó, thì mới có thể khái niệm được, hình dung được những điều được trình bày trong Vi Diệu Pháp (VDP). Rất có thể vì lý do này mà tài liệu VDP đã tồn tại song song với lịch sử con người qua nhiều thế kỷ, nhưng nó vẫn là kho tàng bị bỏ quên, đang ở trạng thái phân hủy và sẽ biến mất với thời gian vì không ai bảo trì, chăm sóc. Chờ đến lúc được phục chế thì có lẽ đã quá chậm. Thực vậy, tài liệu này cũng chẳng được các nhà Tôn Giáo quan tâm, cũng chẳng được các Khoa Học Gia để ý tới. Nó có vẻ như một Tài liệu Vô tư và không hữu duyên với nhân loại.

SAO MAI:

Em cũng có nghe tới tài liệu này và cũng có mua vài cuốn, đọc thử chơi. Sau đó do không hiểu nên tôi ráng đọc nhiều ngày, đọc nhiều tháng nhiều năm. Nhưng em hỏi chị này, thật ra VDP nói cái gì ở trong đó hả chị? Nào là Tâm, nào là Sắc, nào là các Công án của các loại Thiền Định … Những khi dừng chân ở những thành phố lớn, em vào Siêu thị để shopping và hỏi mấy người bán hàng để mua một số: Tâm, Sắc, Công án … nhưng không đâu bán cả. Vậy thì mình phải làm cách nào hả chị?
 
HHN:

Căn cứ vào phần trình bày lúc nãy, chúng ta thử khảo cứu về tiến trình tu Thiền Định của Phật Giáo Nguyên Thủy nhé Sao Mai. Rất có thể em và quý vị độc giả, kể cả những vị đang tu chuyên nghiệp đều không ngờ rằng, nó có rất nhiều giai đoạn, phân khúc. Những giai đoạn này nó nhiều hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Nếu ai đó chịu bỏ công nghiên cứu và thực hành thì chúng ta phải chấp nhận mất một đời người! Chắc quý vị còn nhớ tu sĩ khả kính Thích Minh Châu từng tiết lộ cho biết là Ngài chấp nhận việc biên soạn tài liệu VDP, cố gắng trung thực nhất, chính xác nhất với những tài liệu Nguyên Thủy và để lại cho thế hệ mai sau. Vì bận rộn công việc này, vì sự hy sinh cho thế hệ mai sau để có những tài liệu đáng tin cậy, Ngài đã đành hy sinh công việc Tham Thiền Nhập Định của mình.

SAO MAI:

Đúng là một sự hy sinh lớn lao cho Phật Pháp được trường tồn trên thế gian phải không chị? Chị cho em hỏi là nếu mình không học VDP thì có thể thực hành Thiền Định và mở được Con Mắt Thứ Ba không chị?

HHN:

Chúng ta thử nêu ra những bước cơ bản sau đây của tiến trình Thiền Định:

1. Cận Định.
2. Dục Giới Ðịnh.
3. Sắc Giới Ðịnh.
4. Vô Tưởng Ðịnh.
5. Vô Sắc Ðịnh.
6. Diệt Thọ Tưởng Định.


Ðây chỉ là những giai đoạn cơ bản. Trên thực tế thì những chi tiết nhiều hơn rất nhiều, sự thật không thể kể hết được. Nếu thực hành Thiền Định mà hiểu rõ Vi Diệu Pháp thì đỡ vất vả chông gai và vấn đề sẽ hoàn toàn khác hẳn. Do đó, nếu sợ khó sợ khổ mà lại tu Thiền Định khi không nghiên cứu về Vi Diệu Pháp thì có lẽ tương lai là cả một thách thức!

SAO MAI:

 À! ra vậy, nhưng mà mình có thầy hướng dẫn tu mà. Lo gì chứ chị.

HHN:

Sao Mai à, nếu nói như em thì lúc nào mình cũng lệ thuộc vào ai đó. Trong quá trình tập luyện thì chắc chắn phải phát sinh những thuận lợi cũng như khó khăn mà mình không hiểu tại sao. Lúc đó phải nhờ đến ai đó mà ta gọi là Thầy, đó là điều hợp lý. Nhưng em cần suy nghĩ thêm điều này: Có khả năng là chính vị Thầy mà chúng ta nhờ cậy, họ cũng chẳng hiểu biết gì hơn chúng ta cả. Họ trả lời một cách tự phát không dựa trên một cơ sở chính quy đáng tin cậy. Đó chỉ là suy luận cá nhân cảm quan của riêng vị Thầy đó. Thế là chúng ta rơi vào một tình huống đầy tính chất mạo hiểm và phiêu lưu hoàn toàn không đáng có! 

SAO MAI:

Đúng rồi chị ơi, em cũng thấy có một số người và trong đó có em cũng có nhiều lần lâm vào tình trạng này. Có thể em chưa tìm được  đúng thầy. Em  không thỏa mãn với những gì Thầy của em dạy tôi nên em cứ tiếp tục tìm kiếm đến tận bây giờ đó. Vậy bây giờ phải làm sao hả chị?

HHN (mỉm cười nhân hậu):

Sao Mai cũng như quý độc giả chắc chắn còn nhớ chuyện này. Lúc Sakya Muni khi sắp bỏ xác ở thế gian, mọi người hỏi rằng sau này ai là Thầy của họ. Sakya Muni đã trả lời rằng: “Chánh pháp là Thầy của mọi người”.

Nói một cách bình dân, thì người ta có thể hiểu như thế này: Sau khi Phật nhập Niết Bàn, thì sự hiểu biết chân chánh sẽ là Thầy của muôn loài. Tuy nhiên trên thực tế, dường như có một số vị ở trong trường phái của Sakya Muni tự xưng mình là Thầy. Dường như người ta đã quên mất rằng lời nói của Sakya Muni mang nặng tính chất khoa học. Lời nhắn nhủ trên là biểu tượng của sự Minh Triết và phù hợp với tri thức luận lành mạnh của một con người bình thường như bạn và tôi.

Sao Mai và HHN cùng im lặng. Cô đang hồi tưởng về quá khứ. Hình ảnh Cây Bồ Đề hùng vĩ ở Bồ Đề Đạo Tràng bên xứ Ấn Độ xa xôi, nơi mà Sakya Muni đã nhập định 49 ngày hiện về. Dường như lời dạy của Ngài: “Chánh Pháp là Thầy của mọi người” đang vang vọng lại trong khu rừng nhiều gió ...





Tuesday, May 6, 2014



(tiếp theo)

Dẫn nhập về Kỹ Thuật 

mở Đệ Tam Nhãn

HHN:

Căn cứ vào lịch sử của tài liệu Phật Giáo thì “Thần thông là hệ quả của Tứ Thiền Hữu Sắc”. Nói một cách khác, theo truyền thống Phật Giáo, Con Mắt Thứ Ba là hệ quả của Tứ Thiền Hữu Sắc.

Căn cứ vào tài liệu Patanjaly của trường phái Raja Yoga, muốn mở Con Mắt Thứ Ba phải đi qua 3 giai đoạn:  

Dharana - Dhyana - Samadhy.

Nếu so sánh với trường phái Phật Giáo, thì tiến trình kỹ thuật này tương ứng với 3 giai đoạn của Phật Giáo là: Tầm / Tứ / Nhất tâm.

Vẫn theo tài liệu Patanjaly, thì cách tập luyện khá đơn giản: Thí dụ chúng ta dùng một Luân Xa ở cổ họng, mà Luân Xa này người ta quen gọi là: Vi su đa. Người tu luyện lấy đó là một Đối Tượng để Quán Tưởng, liên tục duy trì Quán Tưởng và sau đó sự thật sẽ được phô bày (nói theo ngôn từ của kinh Patanjaly). Một thí dụ khác, người tu Thiền Định muốn làm chủ được nhịp tim, hay biết Tâm ý người khác, thì lấy Trái Tim làm Đối Tượng, cũng làm công việc như trên, có nghĩa là chú Tâm vào Đối Tượng, liên tục chú Tâm vào Đối Tượng, cuối cùng sự thật được phơi bày.

Nói thì nghe đơn giản vì nếu dễ như vậy thì ai mà chẳng tập được. Thực tế còn rất nhiều chi tiết mà trong tài liệu chẳng hề đề cập tới. Trước nhất, nếu gọi là con mắt thứ ba, thì đây là loại con mắt thứ ba nào? Sao Mai nên nhớ là tầm hoạt động của con mắt này sẽ lệ thuộc vào cảnh giới. Hơn nữa, cho dù người có con mắt thứ ba này biết được các sự việc nêu trên, nhưng lại không hiểu gì về ngôn ngữ, ý nghĩa của ngôn ngữ thuộc cảnh giới này thì cũng hoàn toàn vô dụng! Việc này, chúng ta sẽ bàn tới trong những chương sau, vì lý do thiếu quá nhiều kiến thức và những từ ngữ, thuật ngữ chuyên ngành mà chúng ta chưa thống nhất được ý nghĩa của chúng.

   b. Căn cứ vào tài liệu Vi Diệu Pháp:

Cuốn sách Bảo Bối khuyên những người muốn mở nhãn, nên tìm đọc một, hay vài cuốn Vi Diệu Pháp, mà người đọc có thể hiểu được. Thật vậy, tài liệu này đã từng được dịch ra tiếng Việt Nam; thế nhưng mặc dù quý độc giả là người Việt Nam, nhưng khi đọc thì quí vị cũng sẽ có cảm giác là hình như mình không hiểu nó nói gì. Mặc dù chúng ta cố gắng đọc nó qua nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm. Ðúng là một nghịch lý.

Ðể minh họa về vấn đề này, chúng tôi xin nêu ra một số tác giả mà chính họ là những người dịch ra cuốn Vi Diệu Pháp bằng tiếng Việt Nam. Có một vị là tác giả của cuốn Vi Diệu Pháp cho biết:“Thời gian tôi đi học một trường Phật giáo ở nước ngoài, tôi nghe người ta nói rằng tài liệu này rất hay, nên tôi có ghi lại tài liệu này một cách rất chi tiết, in ra thành sách và phổ biến tại Việt Nam để phổ biến cho mọi người cùng xem. Nhưng thật tình, tôi không hiểu nó nói gì cả”. 

Một tác giả khác, phải bảo là đạo cao đức trọng, thông kim bác cổ, thì lại chính thức cho biết tài liệu Vi Diệu Pháp (VDP) là cuốn tâm lý học của truyền thống Phật giáo. Còn nhiều tác giả khác có những ý kiến khác nhau về tài liệu Vi Diệu Pháp. phần nhận xét xin dành cho quí dộc giả.

SAO MAI:

Đúng  đó, chị HHN ạ. Em cũng có "download" tài liệu VDP xuống ipad của em và đọc hoài à. Nhưng nói thiệt là em cũng chẳng hiểu gì nhiều hết. Hay là chị copy cái trang mà cuốn Tạp Thư nói về VDP cho em đi, để em coi có khác gì không nhen!

HHN:

Cuốn sách Bửu Bối là một tài liệu “tạp nhạp” về các thông tin phổ thông bình dân. Nhưng theo tôi nó  lại là một tài liệu có một không hai, vì đã đề cập đến những vấn đề kỹ thuật mà chưa từng có một tài liệu nào trong lịch sử của con người có được. Rất nhiều kiến thức mà vật lý học hiện đại nhất hôm nay chỉ mới đưa ra những khái niệm giả thuyết, thí dụ: Alter Ego, vũ trụ song song, lý thuyết đối xứng, phá vỡ đối xứng, thông tin toàn ảnh (Hologram). Vi Diệu Pháp thật sự khó hiểu, vì nó được viết không phải để cho con người xem. Những kiến thức của VDP là thuộc về những cảnh giới khác. Nhưng đối với người tu Thiền Định, thực sự đắc định, chắc chắn có rất nhiều thắc mắc, thì nó lại là một cuốn Bách Khoa Toàn Thư, có thể trả lời tất cả những gì mà mình cần hỏi. Nhận xét này, đúng hay sai thì nó còn lệ thuộc ở khả năng Thiền Định, chất lượng Thiền Định của quý độc giả, của những người đã từng tu Thiền Định, của những người đang và sẽ tu Thiền Định.

2. Có bao nhiêu loại con mắt thứ ba trên thực tế?


Chúng ta đã từng được xem những bản liệt kê về các loại nhìn thấy khác nhau của các loại con mắt khác nhau. Nó là nhiều vô số kể. Người ta còn kể rằng những người bị nhiễm trùng ở các thể loại, khi sốt cao cũng thấy những cái gì đó … Do đó việc nhìn vô cùng đa dạng không thể kể hết.

Nhưng đối với người tu Thiền Định, mà chúng ta tạm gọi là một người bình thường như quý độc giả, như tôi, thì có hai khả năng xảy ra. Một là mở nhãn bình thường, tiếng miền Nam hay gọi là mở Huệ. Nhãn này có thể khiêm tốn về khả năng nhìn biết. Nếu kiên trì tập luyện thì sẽ tiến lên từ từ.

Khả năng thứ hai mà người thế gian bình thường gọi là mở Huệ Âm. Đây là một từ ngữ khá phổ thông trong giới tu Thiền Định. Thực tế là những người mở Huệ âm này họ hay thấy Ma, thấy Quỷ. Họ thường nhìn thấy các Chư Ma, các Chư Quỷ, dùng lưỡi của mình để liếm thực phẩm của các bữa cơm trước khi con người ăn được. Chúng tôi chỉ tường thuật lại. Đó là ảo giác, hay là sự thật, chắc chắn không ai biết được. Người mở Huệ Âm tâm tính bất thường lúc vui, lúc buồn, hay bị xuống tinh thần. Họ nhìn thấy Chư Ma làm việc này việc kia! 

Phần nhận xét đóng góp ý kiến chờ mong ở quí vị độc giả.

3. Làm sao duy trì con mắt thứ ba:


Có được con mắt thứ ba hay dùng từ khác mà dân gian gọi là mở Huệ chắc chắn không phải là một việc dễ. Để duy trì được nó thì lại là một việc khác. Như quí vị cũng biết, tâm chúng ta ngoài lúc Thiền Định thì bản chất là “Tâm viên ý mã”. Ðúng vậy, "Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông" (Triết Gia: Heraclitus). Do đó, việc bảo trì, giữ gìn Đệ Tam Nhãn cũng không kém phần khó khăn. Phật Giáo thường nói “Giới, Định, Huệ”. Kinh Patanjaly thì dạy cho con người ta một công thức tương tự như của Phật Giáo, phải có kỷ luật bản thân, luôn luôn kiểm soát tinh thần, chăm chỉ Tham Thiền Nhập Định. Nói thì dễ nhưng việc thực hành là một áp lực tinh thần đè nặng lên người tu Thiền Định suốt cả đời, cho đến lúc chết.

4. Hệ quả của việc có con mắt thứ ba:

Tâm lý ai cũng vậy, có một món đồ gì quý giá thì cũng cảm thấy vui vui. Ðặc biệt nhất là một món đồ mà không ai có được gọi là đệ tam nhãn. Lúc đầu, vì thiếu kinh nghiệm, nên thường sử dụng vào đủ thứ việc linh tinh. Người mở nhãn cũng có thể phát sinh tâm lý là thấy là mình biết cái gì đó hơn hẳn người đời. Những phản tác dụng của việc thiếu kinh nghiệm này làm cho mình phải dè dặt hơn. Cuộc sống bình thường thì ai cũng thấy như ai. Nhưng với con mắt thứ ba, thì chúng ta lại thấy thân nhân ruột thịt của mình, hay những vị đạo cao đức trọng ở một góc cạnh khác mà người đời không thể ngờ được. Tâm lý trở nên hoang mang vì thấy con người không phải như xưa nay mình nhìn thấy. Cuộc đời xuất hiện trước mặt quá ảm đạm và bi quan.

Kinh Mật giáo từng nói: nếu con người có được Đệ Tam Nhãn thì cũng phải biết cách để làm sao đóng nó lại, vì nếu không thì cuộc đời trở nên không thể chịu đựng nổi.

Ðệ Tam Nhãn dường như con dao hai lưỡi. Mong quí độc giả tham gia ý kiến về những kinh nghiệm riêng tư của mình, để mọi người có cơ hội học hỏi.


Bức màn đêm đang dần dần buông xuống. SAO MAI (nhìn xa xăm. Cô hạ giọng):

Chị HHN à! cuốn sách Bửu Bối  của chị tuy “tạp nhạp” nhưng cũng rất sâu sắc. Chắc em phải dành thời gian để cân nhắc, suy nghĩ về những thông tin này ...




Monday, May 5, 2014



Tập 9: Dẫn nhập về Kỹ Thuật mở Đệ Tam Nhãn

Trời đã về chiều, những tia nắng cuối cùng còn sót lại trên triền đồi. Mọi người chuẩn bị ăn cơm tối. Gió lộng từng cơn, rừng cây xào xạc. HHN và Sao Mai ngồi ở góc phòng, ánh đèn leo lét, vừa đủ để nhìn thấy các món ăn trên bàn.

SAO MAI:

Chị HHN ơi! Mình vừa ăn tối vừa nói chuyện nhen! Hôm nay chị nói cách nào để giúp em mở nhãn đi chị. Em mà mở nhãn được, là việc đầu tiên sẽ xem chừng nào em lấy chồng. Việc thứ hai là xem kiếp trước chị là ai mà kiếp này chị giỏi vậy. việc thứ ba là coi em và chị có nhân duyên gì với nhau, việc thứ tư là ...

HHN (cắt ngang):

Sao em có nhiều việc cần biết thế? Thế thì nên tự mình tập luyện để mở Nhãn đi; chứ suốt ngày cô bắt chị xem quyển sách bảo bối, rồi nói cho em nghe cũng phiền phức lắm em ơi. Đời thì vô thường, sống nay chết mai. Biết đâu có thể  ở bên cạnh em mãi được chứ.

SAO MAI:

Chị nói cũng có lý đó, em muốn biết nhiều thứ lắm. Vậy chị bắt đầu chỉ cho em đi chị!

HHN:

Theo yêu cầu của em, chị tạm gác lại việc giải thích về lý thuyết liên quan đến Con Mắt Thứ Ba; và đại loại những gì đó giống như Con Mắt Thứ Ba mà có thể nhìn, thấy biết được bao nhiêu thứ, và việc thấy biết này là cái gì. Tạm thời chị cứ trình bày về vấn đề Đệ Tam Nhãn trước, rồi sẽ quay lại những vấn đề nêu trên sau.

Việc đầu tiên em cần phải hiểu một số vấn đề liên quan đến Đệ Tam Nhãn. Chuyện này sẽ giúp em tránh được những hệ quả không mong muốn xảy đến trong tương lai do chuyện thiếu hiểu biết gây ra. Thí dụ như mở Huệ Âm (dân gian thường gọi như vậy), ma nhập, điên loạn. Việc mở Đệ Tam Nhãn chắc chắn không đơn giản, vì nếu đơn giản thì nhiều người đã làm được rồi. Hiện nay có rất nhiều người mong muốn có Đệ Tam Nhãn; chẳng hạn như người Tu Chuyên nghiệp, Khoa học gia Chuyên nghiệp. Nhưng để hiểu được Con Mắt Thứ Ba này thực sự là gì; chưa nói đến vấn đề đạt được nó, thì hình như người ta cũng rất ít người làm được. Có Tài liệu được viết về Đệ Tam Nhãn, theo chị nghĩ thì có lẽ lại do những người có hai mắt, viết về Con Mắt Thứ Ba. Chị nghĩ là chính những người viết này cũng chẳng biết nó là cái gì.

Không phải một mình Sao Mai, mà có lẽ chính quý độc giả, sau khi đọc quá nhiều trang trong những bài viết trước, cũng thấy dường như đó chỉ là những vấn đề lý thuyết chung chung; chẳng có gì là thực tế cả. Nhưng sự thật là: Sao Mai cũng như quý độc giả đã, đang hoặc sau này sẽ có Con Mắt Thứ Ba, thì sẽ nhận thấy những trang viết trên của cuốn sách bửu bối là những thông tin “tạp nhạp” không nơi nào có. Một khi thực sự Sao Mai hoặc quý độc giả đã có ít nhiều Con Mắt Thứ Ba, thì những thông tin “tạp nhạp” này, đôi khi cũng rất được việc đó.

SAO MAI:

Chị càng nói, em càng tò mò muốn biết về Con Mắt Thứ Ba này. Chị  có cuốn sách Bửu bối nói về điều này, nên làm ơn chỉ cho em đi. Chị muốn gì em cũng sẽ hậu tạ chị hết!

HHN:

Như tất cả chúng ta đều biết, khoa học đồng nghĩa với việc các kiến thức được hệ thống hóa. Do đó, để bắt đầu đi vào thực tập về vấn đề Con Mắt Thứ Ba, chị sẽ trình bày một cách hệ thống cho em nghe một số vấn đề sau đây:

  1. Cách chọn kỹ thuật để thực hiện việc tập luyện mở Con Mắt Thứ Ba:

a.    Lịch sử cho chúng ta biết gì về vấn đề Con Mắt Thứ Ba? 

       Mục đích tìm hiểu lịch sử để chọn ra phương pháp tối ưu để luyện tập.

b.    Căn cứ vào một số tài liệu phổ thông. 

       Người ta nói gì về vấn đề kỹ thuật của Con Mắt Thứ Ba.

   c. Vấn đề Con Mắt Thứ Ba.

       Thực tế tại Việt Nam và một số nước trên thế giới.

2. Phân loại Con Mắt Thứ Ba: Có ít nhất hai loại Con Mắt Thứ Ba.

3. Làm sao để duy trì Con Mắt Thứ Ba.

4. Hệ quả của việc có Con Mắt Thứ Ba.

SAO MAI (sốt ruột ngắt lời):

Chị ơi, sao chị cứ tiếp tục nói lung tung, mơ hồ vậy? Chị nói trực tiếp vào vấn đề đi, em sốt ruột lắm rồi!


HHN (bình thản mỉm cười):

Sao Mai ơi! Không phải là chị không hiểu tâm trạng của em, nhưng em cần phải kiên nhẫn. Mở Đệ Tam Nhãn không phải là chuyện ăn một chén cơm hay uống một chén trà. Sao Mai  rất giỏi về âm nhạc Cổ điển. Vậy em còn nhớ khi học trường Quốc Gia Âm Nhạc ở Sài Gòn,  em  phải học bộ môn ghi ta cổ điển ít nhất là bốn năm không? Nào là nhạc sử; ký âm; xướng âm; lý thuyết âm nhạc … Nếu em không hiểu gì về hòa âm thì em chơi nhạc chỉ có một bè thôi. Chính vì thế em phải học cả hòa âm nữa. Giống như học tiếng Pháp cũng phải học một, hai năm để có kiến thức tối thiểu. Trên cơ sở này, em mới có thể học phân tích tự loại, phân tích mệnh đề. Học tiếng Trung Quốc, ít lắm cũng phải biết vài ngàn chữ, mới có thể làm thơ được.

Vấn đề Con Mắt Thứ Ba cũng vậy. Nó là một khái niệm, một thực trạng … đòi hỏi em phải có rất nhiều kiến thức, rất nhiều kinh nghiệm, bản lĩnh, kỹ thuật, tay nghề về vấn đề Thiền Định. Chị nói để em nghe nhen; kể cả khi em có những kiến thức nói trên, cũng chưa chắc đã tập được. Chị nói không phải để dọa cô đâu, mà để chuẩn bị tâm lý cho cô. Giống như ngày xưa em tập võ, em học đàn Flamenco vậy thôi. Những chuyện mở Đệ Tam Nhãn mà em đã đọc trên các trang web, trong đó nó được mô tả như đi dạo phố, như đi mua hàng ở Siêu thị … thì e rằng, nó là loại Đệ Tam Nhãn “Made in China” mà chưa được thông qua đăng ký chất lượng. Một là hàng xách tay, hai là hàng trốn thuế.

1. Chọn lựa kỹ thuật Nhập Định:


Chưa nói tới trên thế giới, chỉ nói riêng tại Việt Nam mà thôi, không ai dám đoán chắc rằng, có bao nhiêu trường phái, có bao nhiêu hệ phái của Phật giáo và các Tôn giáo khác liên quan đến Thiền Định. Có lẽ nói không quá đáng rằng nó tiến lên bằng cấp số nhân. Thông tin đại chúng, nhất là cơ quan hữu trách thỉnh thoảng phát hiện đây đó, có vị này, vị kia truyền giáo, chữa bệnh, không được phép của bộ y tế. Đó là số bị phát hiện, còn số không bị phát hiện là bao nhiêu thì đến cơ quan chính quyền có lẽ cũng chẳng biết. Thông tin đại chúng còn cho biết rằng việc mở Luân Xa, dẫn Luồng Hỏa Xà đi lên là vô cùng đơn giản nữa.



SAO MAI:

Đúng rồi. Hôm trước tôi có xem trên ti vi ở Việt Nam thấy người ta có phỏng vấn một số vị nào đó về vấn đề này, và họ cũng cho những thông tin tương tự như chị vừa nói. Tại sao đa số người bình thường, người phàm mắt thịt như chúng ta thì lại chẳng hề gặp một vị nào mở Đệ Tam Nhãn cả. Nếu là chuyện đơn giản thì mình phải gặp được nhiều người mở được Đệ Tam Nhãn chứ. Em cũng đi Chùa nhiều lắm đó chứ chị.  Sau chuyến đi này, tôi sẽ tiếp tục đi lễ Chùa và nếu có thể thì sẽ làm từ thiện.

HHN:

Căn cứ vào cuốn sách Bảo Bối, thì Mật giáo Tây Tạng cho biết là “Đệ Tam Nhãn là một quyền năng mà nhân loại ít ai có được”. Tài liệu Mật giáo còn cho biết thêm nhiều thông tin khác chung quanh vấn đề này nữa. Chúng ta có thể đoán chắc rằng, bất cứ ai từng tu Thiền Định ít nhiều có tính cách chuyên nghiệp, đều có nghe đến, biết đến vấn đề Đệ Tam Nhãn. Nhưng khổ một nỗi, chúng ta từng đi tìm đỏ con mắt (nói theo cách bình dân), cũng chẳng gặp ai có Đệ Tam Nhãn cả. Ngược lại, khi gặp một ai đó, nửa kín nửa hở nói cho chúng ta biết là mình có Đệ Tam Nhãn, thì e rằng những người này lại không có.

SAO MAI (ngạc nhiên):

Ồ! vậy à. Ý chị nói là "người nói thì không biết, còn người biết thì lại không nói hả chị? Sao kỳ vậy chứ?! Em mà có Đệ Tam Nhãn là em khoe cho mọi người biết liền. Trí tuệ mà!!!

HHN:

Người có Đệ Tam Nhãn thực sự, thường thì có lẽ họ không muốn cho mọi người biết vì một lý do rất đơn giản. Họ không muốn người thế gian coi họ như một người Thầy bói, một Thầy bùa, Thầy ngải … Mặc khác, Đệ Tam Nhãn là một ngọn đèn siêu sáng, đánh bật bóng tối của Vô Minh, ít nhất nhìn được ra sự thật. Nhưng oái oăm là người thế gian lại không thích nghe sự thật, bởi vì sự thật làm vỡ tan những ảo mộng. Điều này khiến con người sẽ lúng túng trong cuộc sống, chẳng biết ứng xử làm sao. Người có Đệ Tam Nhãn không phải là một Thầybói; vậy nên họ không thể dùng khả năng của mình để nói những điều thân chủ thích nghe.

   a. Căn cứ vào lịch sử:

Có lẽ đến ngày hôm nay, chỉ còn có hai Trường phái là Trường phái Phật Giáo và Trường phái Raja Yoga là có để lại những tài liệu nói về Kỹ thuật mở Con Mắt Thứ Ba. Ít nhất chúng ta cũng phải nhận ra ngay rằng những vị Giáo Chủ này - những người khai sơn phá thạch Trường phái của mình - đều sử dụng Kỹ Thuật Thiền Định. Ngoài ra không hề có Kỹ Thuật nào khác. Sakya Muni cũng như Patanjaly không hề làm những việc sau đây:


- Không hề lần Chuỗi.

- Không hề tụng Kinh bao giờ. Mà sự thật, cũng chẳng có Kinh để mà đọc.

- Không hề tụng Chân Ngôn, rất có thể lúc đó cũng chẳng có Chân Ngôn để mà tụng.

Thật ra những vị này chỉ tu Thiền Định. Nếu họ làm những công việc kể trên, thì Tâm sẽ trở nên quá náo nhiệt, làm sao tĩnh Tâm mà tu Thiền Định được chứ. Sao Mai cũng như quý độc giả có bao giờ đọc được một tài liệu Nguyên Thủy nào mà nói các vị nói trên tụng kinh, đọc chú … bao giờ đâu!

Ngược lại, theo những tài liệu Nguyên Thủy, thì sau khi Sakya Muni đắc đạo, thời khóa biểu của Ngài dày đặc những công việc cho Chư Thiên, cho Người và cho việc tu Thiền Định. Chắc chắn ai cũng còn nhớ, cuộc Nhập Định của Sakya Muni là một cuộc Nhập Định lịch sử. Nó được mô tả là kéo dài tới 49 ngày. Tuy chỉ là một cuộc Nhập Định của một cá nhân, nhưng có ai ngờ rằng đó là một cuộc Nhập Định mang tính chất lịch sử, một bước tiến vĩ đại của nhân loại. Chính cuộc Nhập Định này đã phát minh ra công thức bất tử để đời: Vô thường, Vô ngã, Phiền não. Sakya Muni đã tìm ra con đường chiến thắng Phiền não, đập tan ảo giác về cái Tôi, phá vỡ được biên giới của Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng, và cuối cùng dẫn dắt con người ra khỏi vòng Luân Hồi Sanh Tử. Nhờ đâu mà Ngài đạt được thành quả rực rỡ như trên? Chính là nhờ vào Con Mắt Thứ Ba, con mắt của sự Minh Triết, của Từ Bi và lòng Dũng Cảm. Ngài xứng đáng là Thầy của tất cả các Thực Thể. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, Sakya Muni đã tìm ra yếu tố Santi; bản chất của Niết Bàn.


SAO MAI (nước mắt lưng tròng):

Chị HHN ơi! Từ xưa tới giờ em kính ngưỡng Sakya Muni lắm! Những lời chị nói hôm nay làm em cảm động quá. Chắc ngày xưa em từng là đệ tử của Ngài, mà tu không ra sao nên bây giờ còn ở đây đó.


(Còn tiếp)