Tam Tiểu Thư tập luyện để mở con mắt thứ 3
Lời
Thưa:
Những bài viết của HHN chỉ là sản phẩm của tưởng tượng (Highly Imaginative). Bản chất hoàn toàn
là giả tưởng (Fictional In Nature), tuyệt đối không có
một giá trị, xét ở bất cứ bình diện nào.
Tam Tiểu Thư và Ông Tổng Quản cùng một số gia nhân tùy tùng đi làm bảo tiêu cho một chuyến xe mang đầy những kinh nhà Phật và những cuốn sách Bảo Bối không phải để cải lão hoàn đồng mà là những sách Bảo bối dạy cách thoát ly sinh tử được nhà vua thỉnh về.
Đoàn bảo
tiêu ghé vào một quán trọ bên đường. Tấm bảng hiệu xiêu vẹo với dòng chữ lờ mờ
màu nâu nhạt “Tương Phùng Tửu Quán”. Chiều hôm nay có lẽ là một ngày đặc biệt. Ông Tổng Quản gọi rất nhiều món ăn để cùng thưởng thức với Tam Tiểu Thư. Ngoài
song cửa, trăng tròn đang ẩn hiện sau đám mây lơ lửng. Màu trăng đang bao phủ
núi đồi. Gió rì rào thổi qua hàng cây đại thụ.
Tam
Tiểu Thư (nhìn ông Tổng quản đang sắp xếp các đĩa thức ăn trên bàn, cô
ngạc nhiên lên tiếng):
Hôm nay hình như có gì đặc biệt phải không ông? Tôi biết
mỗi khi có sự kiện gì quan trọng là ông hay gọi nhiều món ăn lắm.
Ông
Tổng Quản:
À! Cô bình tĩnh nghe tôi nói nhé: Hôm nay là một ngày đặc biệt đối
với cô đó. Tôi dựa theo cuốn Tạp Thư, bắt đầu hướng dẫn cho cô tập luyện để mở
con mắt thứ ba. Cô đồng ý không? Thời khóa biểu sẽ như thế này: Lúc mình di
chuyển trên đường thì cô học lý thuyết, lúc dừng ở quán trọ buổi chiều thì cô
thực hành …
Tam
Tiểu Thư (cười vui vẻ):
Ôi! Ông đúng là dễ thương nhất trên đời. Lần này
thì ông “super nice” đó! Ðây là ngày tôi chờ đợi từ
lâu rồi, mà chắc quý độc giả cũng giống như tôi đó. Phải bảo là ngày hôm nay là
“D-Day, Normandy
landings” “Le grand jour est arrive”.
Ông
Tổng Quản:
Ðúng vậy! Bộ môn mà chúng ta sắp thực hành có mã số trong cuốn Tạp
Thư là "Body guard" nha cô.
Tam
Tiểu Thư:
Ông lại làm khó tôi rồi! Ông hay nói nhiều từ mà tôi chẳng biết là gì
luôn. Bodyguard là cái gì hả ông?
Ông
Tổng Quản:
Bodyguard là một chiến dịch quân sự của quân đội đồng minh trong thế
chiến thứ II. Ðây chính là kế “Dương Ðông kích Tây” “Lộng giả thành chân”. Do
đó, cuộc đổ bộ Normandy vào ngày D-day mới
thành công. Cô nhớ nha! Từ nay trở đi mình quy ước với nhau Bodyguard là bộ
môn để thực hành mở con mắt thứ ba nhé.
Tam
Tiểu Thư:
Tôi nghe ông nói sẽ dạy tôi nên tôi mừng lắm! Thật ra tôi nghĩ thế
này: Người tu Thiền Định ở bất cứ Trường phái nào đều mong có ngày mở được con
mắt thứ ba. Chính bản thân ngài Sakya Muni cũng nhờ có Con Mắt Thứ Ba mới có thể
thông suốt được mọi vấn đề.
Tôi cũng biết nhiều người coi thường về việc mở Con Mắt Thứ Ba. Có lẽ những
người này rơi vào một trong hai lý do sau đây: Một là khiêm tốn giả tạo (Fausse Modestie),
hai là họ cũng muốn mở Con Mắt Thứ Ba nhưng không biết mở bằng cách nào! Thật
sự, có lẽ từ Cổ chí Kim, từ Ðông sang Tây, người ta không hề thấy một tài liệu
nào chính quy, nghiêm chỉnh hướng dẫn làm công việc này. Họa chăng có một tài
liệu là Ðệ Tam Nhãn của tác giả Cyril Hoskin hay ông Rampa nào đó thì lại đầy
dẫy những nghi vấn về tính chất nhất quán, thành ra có cũng như không. Tôi cũng
đi tìm Thầy, thì dường như chính Thầy cũng chẳng có khả năng của Con Mắt Thứ Ba
thì làm sao mà chỉ dạy cho chúng ta được. Nói lý thuyết suông thì có đầy trên
những trang web, kỹ thuật mở Con Mắt Thứ Ba được mô tả trong khoảng một trang giấy
thôi à.
Ông Tổng quản ạ! Tôi nhớ lại những vị nổi tiếng là có những khả năng dị thường
ở Việt Nam
cũng như trên thế giới, thì hình như họ đều trải qua những biến cố rất đáng sợ!
Có một nhà Ngoại cảm nào đó nổi tiếng ở Việt Nam và cũng được thế giới biết tới thì bị chó dại cắn, chết đi sống lại. Bà Vanga thì bị cơn lốc cuốn đi làm hư
hỏng cả hai mắt, còn Cyril Hoskin thì bị chấn động vì té từ trên cây xuống dưới
đất. Sau biến cố đó thì có một vị gọi là Rampa xuất hiện. Chính nhân vật Rampa
này lại tự thuật, để có được Đệ Tam Nhãn, ông cũng bị đục một cái lỗ ở hộp sọ
trước trán, lúc đầu đau dữ dội (The pain was intense), sau đó thì mở con
mắt thứ ba nhìn thấy hào quang.
Như ông thấy đấy, tôi là một cô gái bình thường về thể chất cũng như tinh thần. Cao trên 1m50, nặng gần 50 kg. Đẹp thì chẳng dám nói đẹp hơn ai, nhưng có lẽ
cũng hơi bị được, dễ nhìn dễ coi, tiếng Tây gọi bằng Presentable … Khả năng lấy
chồng của tôi thì bao la … Bây giờ tập luyện để có được con mắt thứ 3 thì tôi
cũng thích lắm (ai mà chả thích!). Nhưng vì nhu cầu tập luyện mà trở thành một
con người không bình thường; thậm chí ít nhiều là một con người khuyết tật, thì
làm tôi phân vân quá! Không biết có nên tập hay không nữa, không chừng “Lợi bất
cập hại”! Ông cứ thử nghĩ đi, phải đục hay khoan gì đó một cái lỗ ở hộp sọ
trước trán với những dụng cụ quá thô sơ, chẳng có khái niệm gì về vấn đề vô
trùng, sao mà nghe kinh khủng quá ông ơi! Chẳng may đụng chạm vào não trong quá
trình khoan đục, máu chảy ra từ từ trong não là chết đó. Nói thiệt ông nghe,
nếu may mắn mà sống thì chắc tôi cũng bị chập mạch dở hơi. Cơ thể sẽ phản ứng
ra sao với một miếng gỗ, nó tồn tại hay tan đi theo thời gian? Mặt khác ông nên
nhớ, vào thời buổi bây giờ của ông và tôi, chưa có khoa giải phẩu thẩm mỹ sọ
não hoàn hảo đâu. Cứ cho là may mắn chuyện đục sọ “thuận buồm xuôi gió”, thì việc để
lại một cái sẹo trước trán nhìn ớn lắm vì mặt tôi sẽ giống xã hội đen. Việc
này theo tôi nghĩ, trước khi ông định đục hay khoan vào trán của tôi, thì tốt
hơn mình nên đi Sài Gòn hỏi thăm Bác sĩ mà ông quen đó, xem có thể thực hiện
được không. Dù sao người ta cũng là bác sĩ nên hiểu rõ vấn đề hơn Ông và Tôi
đó.
Tổng
Quản:
Cô nói thế cũng chưa đủ, phải bổ túc thêm một số chi tiết về những vấn đề
mà cô đã nêu ra ở trên. Thật vậy, người ta vẫn đang tự hỏi, thật sự ai là tác
giả của 20 cuốn sách mang tên tác giả là Lobsang Rampa? Cyril Hoskin hay
Lobsang Rampa? Văn phòng Ðạt Lai Lạt Ma có những ý kiến tiêu cực về những vấn
đề này. Họ nói rằng: We do not credence in the books.
Mặt
khác, một vị Ngoại cảm nổi tiếng ở Việt Nam cũng như bà Vanga, Barbara Ann
Brennan … đều cho biết có những người, những thực thể mà chúng ta không nhìn
thấy được, cho những vị này các thông tin về ai đó khi các vị này muốn biết.
Thực sự, dường như họ là cái gạch nối giữa người sống và người chết.
Căn cứ vào một số những trường hợp điển hình nêu trên; là đại diện cho rất
nhiều vị có khả năng khác thường thuộc dạng này, chúng ta có thể đưa đến một
đúc kết như sau: Những trường hợp này đều có những đặc tính chung cơ bản:
1. Do một diễn biến không dự đoán trước được, một tai nạn vô cùng bất ngờ đã
tạo ra một cú sốc, một chấn động thể chất và tinh thần làm cho nạn nhân bị mất đi ý thức. Sau
khi tỉnh
lại, họ trở thành một con người khác.
2. Có những thực thể, những vong linh sinh vật vô hình … nhập vào cơ thể vật
chất. Hoặc có khi không nhập nhưng lại nói hoặc đưa các hình ảnh để những vị
nói trên có được các thông tin họ muốn biết. Trong trạng thái khi họ tiếp nhận
các thông tin nói trên, họ cũng bị mất đi ý thức và dường như trở thành một người
khác.
3. Những đặc điểm chung khác mà chúng ta cần quan tâm: Đó là họ ăn thịt, uống
rượu, có giới tính, lối sinh hoạt rất gần với con người. Do đó các hiểu biết
của họ rất giới hạn, khác với người mở nhãn thực sự.
Tam
Tiểu Thư:
Những điều ông nói càng làm tôi hiểu rõ vấn đề hơn, vậy tôi bây giờ
nên học loại lý thuyết nào, kỹ thuật nào để mở Con Mắt Thứ Ba?
Tổng
Quản:
Những gì mà tôi sẽ trình bày cho cô đều bắt nguồn từ trong cuốn Tạp Thư.
Bản chất của nó khác hẳn với câu chuyện của những vị nói trên. Tài liệu này, có
một lý thuyết và kỹ thuật rõ ràng, hướng dẫn chúng ta tự chủ động để làm
mất đi ý thức, tự mình chuyển đổi thành một con người khác để có những khả năng khác thường.
Kế đó, người tu Thiền Định sử dụng kỹ thuật và hiểu biết của mình, của lý
thuyết Thiền Định để chọn lựa, để phân biệt một cách rõ ràng các loại Đệ Tam
Nhãn mà mình đang có.
Tam
Tiểu Thư:
Người ta chọn lựa phân biệt bằng cách nào ông?
Tổng
Quản:
À! Người ta phải sử dụng sức mạnh của Thiền Định thì mới chọn lựa được
loại Tâm, loại Sắc, loại Cảnh giới mà mình mong muốn. Khi loại Con Mắt Thứ Ba
nào đó xuất hiện, thì họ kiểm tra các tín hiệu - là các loại hình ảnh,
để biết rõ về loại Con Mắt Thứ Ba mà hiện họ đang có.
Tam
tiểu Thư:
Tôi vẫn chưa hiểu như vậy là sao chứ? Ông nói rõ hơn đi ông!
Tổng
Quản:
Tôi sẽ đưa ra một thí dụ cụ thể nhé: Nếu chúng ta thấy những cuốn phim
ngắn, khá sát với cuộc sống bình thường, thì đó là Định Dục Giới. Nếu những đối
tượng mà mình nhìn thấy có những chi tiết như Nam tánh hay Nữ tánh, thì chúng ta
lại càng dễ để khẳng định đó chính là cảnh Định Dục Giới. Nếu chúng ta nhìn
thấy Biểu tượng, không có Nam tánh hay Nữ tánh, thì khả năng đó là Con Mắt Thứ Ba
của Thiền Hữu Sắc. Các phân biệt này căn cứ vào kỹ thuật của tài liệu Vi Diệu
Pháp. Nếu có ai đó không công nhận tài liệu Vi Diệu Pháp, thì nhận xét nói trên
không có giá trị.
Mặt khác, người tu Thiền Định phải vô cùng cảnh giác với những loại thác loạn
tâm lý vô cùng phổ thông cho bất cứ ai chứ chẳng nhất thiết là cho người tu
Thiền Định.
* Mysticisme: Tư tưởng điên loạn hay ảo giác. Cảm giác sảng khoái hay nhìn thấy
những hình ảnh liên quan tới tôn giáo hay mê tín dị đoan.
* Hallucination: Cảm giác bệnh hoạn không do một đối tượng có thật kích thích.
* Paranoia: Tự cho mình là cao quý. Thác loạn về đẳng cấp, chức vụ, quyền lực
v.v…
Những phần trình bày trên thực sự là khó hiểu nếu chúng ta chỉ tìm hiểu về mặt
lý thuyết. Tuy nhiên, nếu Tam Tiểu Thư cũng như quý độc giả thực sự có kinh
nghiệm về tu Thiền Định; nghĩa là khi chúng ta tu tập và đạt được những kết quả
nhất định nào đó, thì lại thấy nó có một ý nghĩa rất khác. Hiểu được vấn đề và
phân biệt được các chi tiết; có lẽ là một sự đổi đời rất lớn. Nó giúp chấm dứt
những nghi ngờ, phân vân, ám ảnh, làm cho người tu Thiền vô cùng khổ tâm.
Khi truy cập vào những trang web dạy tu tập, chúng ta đã từng thấy rất nhiều
người tu Thiền Định tường thuật một cách trung thực là mình đã gặp Chúa, gặp
Phật; và người ta đoan chắc là đã thành công trong việc tu Thiền Định.
Nhận xét xin dành cho quí độc giả và bản thân những vị cho rằng mình đã có
những thành quả tích cực nào đó.
Tam
Tiểu Thư:
Tôi thấy những thông tin của ông rất đáng quan tâm để người tu Thiền
Định cảnh giác. Thực tế, để khởi sự tu tập thì tôi phải làm gì hả ông?
Ông
Tổng Quản:
Giây lát nữa cô sẽ vô phòng riêng của cô, cô bỏ mùng xuống để tránh
các loại côn trùng. Rồi tự mình chọn lấy một vị thế mà mình cho là thư giãn và thoải mái nhất. Cách
kiểm tra vị thế như sau: Ở trong bất cứ một vị thế nào đó mà cô thấy có thể ngủ
được, có nghĩa là vị thế đó tốt. Công việc này người ta gọi là điều thân. Việc
điều thân tưởng là tầm thường nhưng nó đóng một vai trò quyết định và vô cùng quan trọng trong
khi tu Thiền Định. Nếu chúng ta khi ngồi Thiền Định, trong người cảm thấy bứt
rứt khó chịu; thể chất cũng như tinh thần lạnh quá, nóng quá, ho … đều là
những trở ngại. Do đó, phải phòng ngừa kỹ lưỡng những trở ngại khi chọn cách
ngồi cũng như những nơi tu Thiền Định.
Tam
Tiểu Thư:
Ông thấy công việc bảo tiêu này rất vất vả, di chuyển khắp nơi trong
thâm sơn cùng cốc. Làm sao mà có thể có những thuận lợi như ông nói được chứ?
Tổng
Quản:
Chúng ta đừng đòi hỏi những điều kiện tối ưu, mà nên chọn những điều kiện
nào thực tế nhất. Thực vậy, nếu không tập luyện cho có một thói quen là thích
ứng được với những hoàn cảnh để Nhập Định; thì đến khi bỏ xác thế gian, chắc
chắn chúng ta trở nên lúng túng. Do đó, chúng ta phải cố gắng thích ứng với
những hoàn cảnh khác nhau bằng ý chí và nghị lực. Ai có thể biết trước là mình
sẽ chết ra sao chứ?
.·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.
Sau khi
đã điều thân, giữ hơi thở bình thường, tay phải để trên tay trái, nhắm mắt lại
một cách nhẹ nhàng, tập trung vào huyệt Ấn đường - người ta còn gọi là luân xa
Ajna. Việc tập trung phải có 3 tính chất sau đây, mong cô luôn luôn ghi nhớ:
* Cao độ.
* Cường độ.
* Trường độ.
.·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.
Tam
Tiểu Thư:
Tôi hiểu ông nói gì rồi. Vị trí tập trung thì ở luân xa Ajna, nhưng
chúng ta tập trung vào cái gì mới được chứ?
Tổng
Quản:
Kịch bản sẽ diễn tiến như sau: Tôi biết cô không phải là một Phật tử,
nhưng người Việt Nam
họ hay tự cho mình là Phật giáo. Cũng như người Ấn Ðộ, họ tự cho mình là Ân Độ
giáo.
Tại luân
xa Ajna hay huyệt Ấn Đường, cô hãy hình dung và tưởng tượng một cách mạnh mẽ và liên tục như sau:
* Tại
đây có một quả cầu đường kính khoảng 2cm.
Trong quả cầu này có một vị Phật ngồi trên tòa sen.
Toàn bộ
có ánh sáng màu vàng rực rỡ.
* Vị Phật này có hai vị thế:
1. Quay vào trong đối diện với chúng ta.
2. Quay ra ngoài cùng chiều với chúng ta.
Chúng ta
là một con người khác, quan sát vị Phật và quan sát chính mình;
có nghĩa
là chúng ta nhìn thấy vị Phật này và nhìn thấy chúng ta.
* Chú
tâm vào một trong hai đối tượng nói trên một cách mạnh mẽ, liên tục và thật thư giãn. Việc chọn
lựa này phải làm thật kỹ và dứt khoát. Nếu không chọn lựa cho kỹ thì lúc công
phu Thiền Định sẽ sanh ra tâm lý phân vân không biết nên chọn cái nào. Tu Thiền Định mà có Tâm nghi ngờ là điều tối kỵ.
.·:*´¨¨`*:·..·:*´¨¨`*:·.
Tam
Tiểu Thư:
Nếu mà thực hiện y như ông mới chỉ, thì sẽ xảy ra chuyện gì hả ông?
Tổng
Quản:
Nếu việc này được thực hiện đúng như kịch bản mà chúng ta đã chuẩn bị từ
trước, thì diễn tiến sẽ xảy ra như sau:
Đầu tiên
chúng ta nhìn thấy đối tượng này càng ngày càng rõ ràng. Việc nhìn thấy kéo dài
được trong một khoảng thời gian nào đó. Chúng ta cố gắng để nhìn rõ hình ảnh vị
Phật ngồi trên tòa Sen tỏa sáng màu vàng. Nhưng hình ảnh này, dù chúng ta cố
gắng giữ, cũng sẽ lu mờ đi từ từ. Sau đó chúng ta mất đi ý thức, dài hay ngắn,
lâu hay mau tùy theo từng người.
Có hai
khả năng xảy ra:
1. Hôn trầm: Là chúng ta mê đi, rồi ngủ thiếp đi luôn.
2. Mất ý thức: Là chúng ta mất đi ý thức trong giây lát, rồi bỗng dưng chúng ta hoàn toàn ý thức được các vấn đề. Mọi thứ đều phẳng lặng, an tịnh. Thời gian, không gian dường như
không còn hiện hữu. Một cảm giác mà tài
liệu kinh sách hay gọi là không thể nghĩ bàn (bất khả tư nghì).
Ngoài ra còn có thể có những diễn tiến khác nữa, nó tùy vào cấu tạo Tâm của
từng cá nhân. Nói một cách khác, vô tình chúng ta đã chuyển thành một con người
khác mà chúng ta không hay.
Hiện tượng
của người tu Thiền Định ở những giai đoạn đầu tiên rất giống với những hiện
tượng của người Cận tử. Người ta thường thấy những đốm sáng, những vầng sáng,
thấy mình đi trong đường hầm nửa tối nửa sáng, gặp những người lạ người quen,
gặp những thân nhân đã chết rồi, nhìn thấy đằng xa của đường hầm là ánh sáng
rực rỡ như miệng một cái giếng vĩ đại và người ta thường tìm cách đi về phía có
ánh sáng và còn rất nhiều các diễn tiến khác nữa.
Rất mong được quý độc giả đóng góp thông tin, để mọi người trong chúng ta có cơ
hội học hỏi, mở mang hiểu biết về một lãnh vực mà đến hôm nay có lẽ vẫn còn
rất mới.
Liệu Tam tiểu Thư có thành công khi tập luyện theo mã số “Bodyguard” của cuốn Tạp Thư cung cấp? Xin mời quí độc giả đón xem tập kế tiếp ...
Còn tiếp ...
0 nhận xét:
Post a Comment