Monday, April 14, 2014



Tập 3: Chìa khóa mở cánh cửa bí mật của con mắt thứ ba

Trời còn để có hôm nay,
Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời.
(Kiều - Nguyễn Du) 


Trời đã về chiều, một dải mây dài lơ lửng bay ngang vòm trời xanh tĩnh lặng. Một cơn gió ào qua cánh rừng, thổi qua mái tóc bồng bềnh duyên dáng của Sao Mai. Không khí mát mẻ. Sao Mai và HHN vừa đi vừa trò chuyện cho quên đi con đường thiên lý.

SAO MAI: 

Chị HHN à, nếu con mắt thứ ba có nhiều loại, thì người ta có thể thấy được bao nhiêu loại khác nhau nhỉ? Và làm sao để phân biệt được, vì ai cũng bảo là mình nhìn thấy cái gì đó. Người thì nhìn thấy hào quang kiểu hiệu ứng Kirlan; người thì cảm nhận kiểu hiệu ứng Backster; kẻ thì bảo nhìn thấy cái này cái kia, mỗi người nói mỗi kiểu. Đúng là khó hiểu.


HHN (cười hóm hỉnh): 

Ừ! Sự việc đến đây thì bắt đầu rắc rồi Sao Mai ơi!

SAO MAI:

Chị có thể giải thích cho em không?  Nói tóm lại, có thể phân loại một cách tổng quát là người ta có thể nhìn thấy bao nhiêu loại khác nhau, để em có thể tạm có một khái niệm nào đó về chuyện này. Chị biết đấy cả Lobsang Rampa cũng như Barbara Ann Brennen đều bảo là mình có con mắt thứ 3. Trong tài liệu “Bàn Tay Ánh Sáng”, do tác giả Barbara là người có một kiến thức về khoa học hiện đại một cách vững chắc viết, đã mô tả tiến trình mở nhãn của mình một cách chi tiết và có hệ thống. Tuy nhiên, chính bà lại xác nhận việc mở con mắt thứ ba chỉ là sự tình cờ ngẫu nhiên. Trong tài liệu này, tác giả đã mô tả con đường của con mắt thứ ba dựa vào mô hình giải phẩu của cơ thể học hiện đại.

Em biết có một số rất ít người biết trước những việc sẽ xảy ra trong tương lai một cách khá chính xác, như vậy có phải họ có con mắt thứ ba không chị? Chị có thể cho biết con mắt thứ ba được  sắp xếp, phân chia theo chủng loại như thế nào?


HHN:

Sao Mai à, cho dù là một khoa học gia, một người tu thiền định, hay tu ở một trường phái nào đó... có lẽ ít ai hiểu được thực sự và phân biệt được có bao nhiêu loại con mắt thứ ba, và các con mắt thứ ba có khả năng nhận biết các đối tượng khác biệt nhau như thế nào.  Những tài liệu phổ thông hiện nay cũng mà mọi người tham khảo, cũng không có tài liệu nào nói chuyên sâu về con mắt thứ ba cả.

Nếu giả thuyết rằng thiền định đã từng tồn tại qua nhiều ngàn năm, vào khoảng hai, ba chục thế kỷ. Thế thì vì lý do gì mà người ta tuyệt đối lại không có một tài liệu chuyên đề nào về vấn đề con mắt thứ ba chứ?  Phải chăng con mắt thứ ba chỉ là ảo tưởng của một số người tưởng tượng quá phong phú và thiếu thực tế ? Ý nghĩ này thực sự có thể làm nản lòng những nhà khảo cứu về lãnh vực này.

Tuy nhiên chị đoán là có một người đã từng khảo cứu và do một cơ may nào đó - tình cờ hay cố ý - bỗng nhiên phát hiện ra rằng mình có thể thấy được quá khứ vị lai. It nhất thì sự việc đó là có  thực và đúng đối với người khảo cứu này. Do vậy, con mắt thứ ba chính xác không phải là một ảo tưởng.  Nó là nguồn cảm hứng bất tận và vô giá!

Ít nhất ở lãnh vực này, thì đối với nền văn hóa Âu Mỹ không phải là một sở trường. Cũng phải kể thêm rằng, người Âu Mỹ có quan tâm tới bộ môn thôi miên. Người ta cho là Mesmer là cha đẻ của bộ môn này. Qua bộ môn Thôi miên này, người ta đã kể lại con người thoát ra khỏi mình thành một con người khác như một đám mây mù. 

Đối với người Á Châu thì đây lại là sở trường; nhưng chúng ta lại không phân biệt được đâu là thật, đâu là giả, vì mọi người đều nhận mình là Chân sư. Xét cho cùng thì điều này cũng hợp lý, vì đâu có một chứng chỉ nào về tiêu chuẩn có xác nhận của cơ quan hữu trách, xác minh là Chân sư hay không phải Chân sư. Chỉ riêng lãnh vực này, từ ngữ cũng vô cùng đa dạng và phong phú. Tuy là trăm hoa đua nở như vậy, nhưng bộ môn này rất khó phát triển vì có rất nhiều lý do mang tính chất đặc thù của Á Châu:

1. Ai từng tập luyện đạt được một cái gì đó, nhất là khi vỡ lẽ được sự hiểu biết cao nhất, thì hay mang tâm lý bi quan yếm thế, lui về ở ẩn, xa lánh cuộc đời, không muốn phổ biến kiến thức của mình.

Tiếng nói nhân gian chán mất rồi
Mộ thu nghe quỷ xướng thơ chơi!


2. Có thể những người tu chứng này có hiểu biết về văn hóa hiện đại quá giới hạn, nên họ coi thường và đánh giá quá thấp khoa học hiện đại. Do đó mặc dù muốn nói ra nhưng lại không đủ khả năng để diễn tả điều mình muốn trình bày; nhất là những gì liên quan đến tinh thần của con người. Người ta lẫn lộn giữa tôn giáo với mê tín, thế quyền, thần quyền, mặc cảm tự tôn để che giấu mặc cảm tự ti (Sadisque Masochiste), ảo giác về người hùng để che giấu sự sợ hãi.

3. Ai cũng biết Do Thái giáo là độc thần, Thiên Chúa giáo độc thần, Hồi giáo cũng độc thần … họ chỉ có một tài liệu: Kinh Koran, Kinh Cựu Ước … Còn Phật giáo, thì theo những tài liệu có thể là nguyên thủy (Trung Bộ Kinh, Trường Bộ Kinh …) thì lại không có thần nào cả; và nay bỗng trở thành đa thần!!! Kinh sách của Phật Giáo nhiều vô số kể. Ai cũng bảo mình là chính thống! Bản thân Hồi Giáo -  lịch sử đã cho thấy - vì tranh giành vị trí lãnh đạo, nên nay cũng chia ra thành hai dòng khác nhau. Việc biến thể tất yếu này làm cho việc khảo cứu trở nên rất khó khăn; chưa kể đến việc phiên dịch ra quá nhiều thứ ngôn ngữ cũng làm mất đi tính chất nguyên bản, gốc nguyên thủy của nó.

Quay lại câu hỏi của Sao Mai về vấn đề con mắt thứ 3 là có bao nhiêu loại và nhìn thấy có bao nhiêu thứ;  thì các tài liệu lại vô cùng ít ỏi và đề cập tới vấn đề này một cách tản mạn. Mỗi nơi trình bày một kiểu, với lý do đơn giản là bí truyền, bí mật … Thế nên chúng ta chỉ còn một cách duy nhất là chấp nhận họ là những người có con mắt thứ ba. 


Có lẽ con người bình thường cũng có con mắt thứ ba. Chúng ta thử nghĩ lại xem, ai cũng thấy có hình ảnh nào đó xuất hiện trong tư tưởng của mình. Sự xuất hiện này đôi khi rất là ngẫu nhiên, nhưng chúng ta lại cho là mình bị tự kỷ ám thị nên thấy như vậy, và cho rằng hình ảnh tưởng tượng là vô nghĩa. Do không sử dụng tới, nên khả năng của con mắt thứ ba từ từ bị suy thoái theo định luật đào thải.

Để làm sáng tỏ vấn đề này, chúng ta nên đặc biệt quan tâm tới hai câu phát biểu quan trọng về quy luật của con mắt thứ ba. Cô chú ý và lắng nghe kỹ những gì tôi sắp nói ra nghe:
 
* Nếu hình ảnh không có thật, thì người ta không tưởng tượng ra được.

* Hình ảnh tưởng tượng ở những cảnh giới gần với Dục Giới sẽ tương ứng với một cái gì đó trong cuộc sống thế gian của chúng ta.


Những câu phát biểu này, mới nghe qua thì có vẻ quê mùa, ngớ ngẩn và vô lý, phản khoa học. Nhưng những phát biểu này nếu rơi vào tay một người tu Thiền Định dạn dày kinh nghiệm, từng lao tâm khổ trí trong nhiều năm để tìm kiếm con mắt thứ ba, thì đây chính là chiếc chìa khóa nhiệm màu để mở cánh cửa bí mật.

Quý độc giả nào hữu duyên, thì sẽ thấy những câu phát biểu trên chính là tiên đề, là bí kíp để mở con mắt thứ ba. Nhưng nếu không có duyên, thì suy nghĩ cả đời cũng chẳng hiểu nổi những câu đó nói gì.

2. Số người nhìn thấy hào quang khá đông đảo,  Trong đó, có cả người tu lẫn người không tu. Việc tập luyện không quá khó khăn, nhất là đối với nữ giới. Màu sắc của hào quang mang tính chất nhất thời tạm bợ, chỉ nói về con người lúc bấy giờ mà thôi. Nó lệ thuộc ở sức khỏe và  trạng thái tinh thần của quý vị. Quý độc giả nào có hứng thú và quan tâm đến vấn đề này thì có thể tham khảo tài liệu của 2 tác giả Lobsang Rampa và Barbara Ann Brennan. Hai vị này đều nhìn thấy hào quang để chữa bệnh. Chúng ta sẽ quay lại với đề tài này trong một dịp khác.

3. Nhìn thấy Phật, Chúa, Thánh thần. Với bộ môn Phân Tâm Học và Tâm Thần Học … thì các việc này không có gì là khó hiểu cả, đây là đất dụng võ của hai bộ môn kể trên. Có một Thánh Nữ ở một trường phái nào đó, thường nhìn thấy các linh ảnh, cách đây khoảng 5 thế kỷ. Hiện tượng này cũng xảy ra nhiều vô số kể với những người tu Thiền Định ở Việt Nam.  

(Còn tiếp)

1 comment:

  1. Thúy Hồng Nguyễn4:05 PM

    Bo đe minh co mot con mat nam ngang o giua chan Lam Ban Majnguyen a.mat do mau xanh sang .bo to 74 tuoi roi nhg sk rat tot.minh mân .

    ReplyDelete