Monday, April 21, 2014
Monday, April 21, 2014 by Unknown2 comments
SAO MAI say:
Chị HHN à! Đời sống hay sự tồn tại
của bất cứ cái gì cũng có giới hạn. Do đó, nếu mình đầu tư phung phí thời gian
vào một công việc không đúng, thì chắc chắn chúng ta sẽ phải hối hận. Em nghĩ rằng
bất cứ ai có một tri thức luận lành mạnh có lẽ đều nghĩ như vậy.
HHN say:
Chị đồng ý với quan điểm của em. Người
ta có thể tranh luận nhiều vấn đề trừu tượng như: tình yêu, hạnh phúc, nỗi khổ
đau…. Nhưng có một thứ chắc chắn là có thật - đó là cái chết.
Nếu quan sát sự sống xung quanh
chúng ta, ta sẽ thấy sinh vật nào cũng tìm mọi cách để tồn tại và phát triển. Tâm
lý học gọi là bản năng bảo tồn. Cho dù đó là một cái cây vô danh trong một khu
rừng nguyên sinh; cho đến một con người văn minh của thế kỷ 21, cũng đều có
chung một bản năng bảo tồn. Tuy nhiên, “Sanh, trụ, hoại, diệt” - nói theo kiểu
Phật giáo, hay Entropy của vật lý - đã mô tả tiến trình khách quan của thế giới
tự nhiên.
Kính thưa quí độc giả cùng Sao Mai!
Tại sao con người lại không có một
bộ môn khoa học về cái chết? Mà rõ ràng ai cũng phải chết! Chúng ta thấy trong
lịch sử loài người có ai không chết đâu! Trong y khoa có Gynecology và
Pediatric ( phụ khoa và khoa nhi). Có lẽ chỉ trừ có Adam và Eva là ngoại lệ, ai
cũng phải được sanh ra đời. Từ một em bé vừa được sinh ra, trưởng thành, rồi
cuối cùng cùng đi đến một nơi kết thúc như
nhau – là nơi kết thúc của sự sống, đó là cái chết. Ai cũng thắc mắc
chết là cái gì? Chết sẽ ra sao? Đó là một câu hỏi trong suốt chiều dài lịch sử sự
hiện hữu của con người trên hành tinh
này! Từ thuở bình minh của lịch sử nhân loại, đứng trước cái chết của đồng
loại, con người chỉ biết phản ứng một cách tiêu cực, thụ động là khóc than.
Chính vì không có một bô môn nào nói
về điều này; không có những kiến thức tối thiểu về cái chết, cho nên con người
đành phó mặc, nương nhờ, tìm niềm tin ở các tôn giáo. Kể cả ngày hôm nay ở tại
Việt Nam ,
chúng ta thử quan sát nghi thức của một
đám ma bất kỳ nào đó, và chúng ta tự hỏi những nghi thức này dựa trên cơ sở
nào? Dựa trên tôn giáo nào? Rõ ràng đây là thiên đường cho dịch vụ ma chay.
Chẳng biết người chết được hưởng cái gì, nhưng người sống thì quá tốn kém.
Theo một tài liệu gọi là kinh của Phật
giáo Trung Quốc, thì người chết phải đi qua tới 10 nơi xét xử. Những vị Vua địa
ngục này, ăn mặc theo chế độ quân chủ của Trung Quốc. Cách xét xử mang tính
chất tuyệt đối. Cụ thể là lập pháp, hành pháp, tư pháp,…đều nằm trong tay vị
vua địa ngục này. Càng khó hiểu hơn nữa là, có một số vị chức sắc trong tôn
giáo Phật giáo Trung Quốc đã có mối liên hệ như thế nào với các vị vua địa ngục
này nhỉ? Nói một cách khác, nếu linh hồn con người thực sự hiện hữu, thì quả thực
là một nạn nhân đáng thương. Vì họ chẳng có một hệ thống pháp lý nào để tự vệ
cả! Với Tử Thư của Tây Tạng, vong linh của con người nếu thực sự hiện hữu, thì
cũng chẳng có gì đáng khuyến khích cả. Theo huyền thoại của Hy Lạp mà chúng ta
thường thấy được mô tả trong những bài thơ của thế kỷ 16, thì linh hồn con
người cũng đầy tính chất bất định. Cơ Đốc giáo lại đưa ra một viễn ảnh chỉ có 50/50
là địa ngục hay thiên đường, không có giải pháp khác.
Khái niệm về cái chết cho con người
hoàn toàn thiếu tính chất nhất quán (Authantication). Như quan niệm của Phật
giáo thì chết là 1 trong 4 cái khổ cơ bản. Có nhiều quan niệm về cái chết khác nhau, cái chết trong mắt mọi người trở nên thật bị đát
SAO MAI says:
Những điều chị trình bày về vấn đề
cái chết đã ít nhiều nói lên tính chất cấp bách và khẩn thiết của vấn đề, mà có
lẽ không phải quá sớm để tìm ra đáp án! Và em cũng lấy làm lạ là ở một thế kỷ
mà con người đã có những kiến thức tiến
bộ vượt bậc; mà sao chúng ta lại chẳng có một bộ môn nào để đáp ứng một nhu cầu
kiến thức hiểu biết về vấn đề không thể tránh được của con người là cái chết
nhỉ?
Ngày hôm nay đầy rẫy những hiện
tượng: đầu thai, cận tử; rồi những câu chuyện các nhà ngoại cảm tìm người chết
rồi ở Việt Nam ,
v.v. Tất nhiên ở đây cũng có cái thật và có cái không thật. Theo chị lý do nào mà chúng ta không thể vượt qua được
rào cản này? Em có cảm tưởng là Thượng Đế đã âm thầm trao cho chúng ta những
vòng kim cô một cách lặng lẽ!
HHN says:
Sao Mai à! Thật sự không biết những
chiếc vòng Kim cô này do Thượng Đế trao cho chúng ta; hay chúng ta tự chế tác
ra nữa!
Theo chị, có lẽ chúng ta có 3 vòng
kim cô cơ bản nhất mà ta có thể kể ra sau đây:
-
Vòng
Kim cô của khoa học hiện đại;
-
Vòng
Kim cô của các tôn giáo;
-
Vòng
Kim cô của khoa học luận lý hình thức.
SAO MAI says:
Em nhớ không lầm thì trong truyện
Tây Du Ký, Tề Thiên Đại Thánh có 72 phép thần thông quảng đại, chỉ mang một
chiếc vòng kim cô mà có lẽ đã hơi bị mệt rồi. Vậy mà chúng ta có đến 3 cái vòng
kim cô, thì có lẽ hơi nhiều quá chăng?!
HHN says:
Kính thưa quí độc giả cùng Sao Mai!
Chúng ta thử duyệt xét vòng kim cô thứ nhất, đó chính là những tín điều của khoa học hiện đại:
Khoa học hiện đại dựa trên hiện
tượng, tính chất và đặc điểm nào đó phải xảy ra một cách đều đặn (Regulatities)
và phải có mối liên hệ với nhau (Relationships). Rất mong quí độc giả quan tâm
tới khái niệm cơ bản này của khoa học hiện đại! Mặt khác, vật lý được coi như
là bộ môn cơ bản nhất của tất cả các bộ môn khoa học (Basic of all sciences),
nó khảo cứu cái gì? Living things và non living things. Nó còn được gọi là life
science và physical science. Người ta đòi hỏi là “Nature can be analyzed and
described mathematically” (Thiên nhiên phải được phân tích và mô tả bằng toán
học).
Thế nào là một hiện tượng của thế
giới tự nhiên? “A fact is generally a close agreement by competent observers of
a series of observations of the same phenomena”, được coi là một hiện tượng của thế giới tự
nhiên, hiện tượng nào đó phải được những quan sát viên có thẩm quyền quan sát
hàng loạt các hiện tượng đó – xin phép phỏng dịch – Đây là con đường tất yếu,
để đưa đến một định luật (Law), một nguyên lý (Principle).
Rõ ràng với những khái niệm như thế
này, thì những hiện tượng ma, xuất hồn, đệ tam nhãn… hoàn toàn không có chỗ
đứng. Hầu hết những người thực hành thiền định, ít hay nhiều đều có một số kinh
nghiệm nói chung, tương tự với người cận tử. Người ta lập luận như thế này để
phản biện các điều thấy biết. Đó chỉ là hệ quả của phản ứng tâm, sinh, lý, hóa,
của não bộ con người. Nhưng nếu bảo vệ điều này, chúng ta có thể đưa ra lập luận
như sau: tâm lý con người sự thật ở đâu? Không thiếu gì những hiện tượng ghép
cấy nội tạng của người đã chết rồi cho người đang sống, thì tâm lý người chết
rồi cũng lại lan sang người đang sống. Ở Việt Nam , có cô gái không nhìn bằng mắt.
Xưa nay, theo nền giáo dục của chúng ta, ai cũng cho là chúng ta chỉ nhìn được bằng
mắt!
SAO MAI says:
Qua phần trình bày của chị, em không
ngờ rằng khoa học hiện đại - ngoài mặt tích cực mà không ai có thể phủ nhận
được - lại ẩn chứa phần tiêu cực. Có lẽ với quan điểm của khoa học như thế này,
chúng ta không bao giờ có một bộ môn để làm cho nhân loại yên tâm về cái chết
của mình.
HHN says:
Chưa hết đâu em ạ, chúng ta còn một
vòng kim cô, đó chính là: khoa học về quy luật cơ bản của tư duy hình thức.
Kính thưa quí độc giả!
Rất có thể bộ môn này khá xa lạ với
mọi người, vì bộ môn này không phải được giảng dạy rộng rãi; nhưng nó lại rất
quan trọng trong tư duy của con người. Ai cũng mong muốn mình ý thức được sự
vật một cách chính xác. Do đó, người ta cho rằng bộ môn này là chiếc cầu nối
giữa chủ thể và khách thể. Bộ môn này có những quy luật cơ bản sau đây:
1.
Quy
luật đồng nhất
2.
Quy
luật cấm mâu thuẫn
3.
Quy
luật bài trung
4.
Quy
luật lý do đầy đủ .
Người ta vô cùng hãnh diện khi hệ
thống hóa được những quy luật cơ bản nói trên. Tuy nhiên, hình như thiên nhiên
không chiều lòng người. Không thiếu gì những hiện tượng của thế giới tự nhiên
vi phạm những quy luật nói trên. Thí dụ: nguyên lý bất định của vật lý lượng
tử, tính chất sóng và hạt của ánh sáng…. Bước sang lĩnh vực thực hành thiền
định, thì lại càng rắc rối hơn. Ta lấy trường hợp của tác giả Barbara Ann
Brennen làm một trường hợp điển hình, có
tính chất biểu tượng. Người tu thiền định có thể thấy một hiện tượng ở hai dạng
khác nhau: nguyên bản hoặc biểu tượng.
Nếu hiểu như thế này, thì khoa học
luận lý hình thức là một rào cản cho sự tiến bộ của nhân loại hay là một trợ
thủ đắc lực cho những tri thức luận được gọi là lành mạnh?. Có vẻ như bộ môn
này lại là một dạng vòng kim cô thứ hai trên con đường tiến hóa của nền văn
minh nhân loại.
( Còn Tiếp)
Tagged: thiền định
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
A Di Đa Phât !
ReplyDeleteNham nhj
ReplyDelete