(tiếp theo)
Dẫn nhập về Kỹ
Thuật
mở Đệ Tam Nhãn
HHN:
Căn cứ vào lịch sử của tài liệu Phật Giáo thì “Thần thông là hệ
quả của Tứ Thiền Hữu Sắc”. Nói một cách khác, theo truyền thống Phật Giáo, Con
Mắt Thứ Ba là hệ quả của Tứ Thiền Hữu Sắc.
Căn cứ vào tài liệu Patanjaly của trường phái Raja Yoga,
muốn mở Con Mắt Thứ Ba phải đi qua 3 giai đoạn:
Dharana - Dhyana - Samadhy.
Nếu so sánh với trường phái Phật Giáo, thì tiến trình kỹ thuật
này tương ứng với 3 giai đoạn của Phật Giáo là: Tầm / Tứ / Nhất tâm.
Vẫn theo tài liệu Patanjaly, thì cách tập luyện khá đơn giản:
Thí dụ chúng ta dùng một Luân Xa ở cổ họng, mà Luân Xa này người ta quen gọi
là: Vi su đa. Người tu luyện lấy đó là một Đối
Tượng để Quán Tưởng, liên tục duy trì Quán Tưởng và sau đó sự thật sẽ được phô
bày (nói theo ngôn từ của kinh Patanjaly). Một thí dụ khác, người tu Thiền Định
muốn làm chủ được nhịp tim, hay biết Tâm ý người khác, thì lấy Trái Tim làm Đối
Tượng, cũng làm công việc như trên, có nghĩa là chú Tâm vào Đối Tượng, liên tục
chú Tâm vào Đối Tượng, cuối cùng sự thật được phơi bày.
Nói thì nghe đơn giản vì nếu dễ như vậy thì ai mà chẳng
tập được. Thực tế còn rất nhiều chi tiết mà trong tài liệu chẳng hề đề cập tới.
Trước nhất, nếu gọi là con mắt thứ ba, thì đây là loại con mắt thứ ba nào? Sao
Mai nên nhớ là tầm hoạt động của con mắt này sẽ lệ thuộc vào cảnh giới. Hơn
nữa, cho dù người có con mắt thứ ba này biết được các sự việc nêu trên, nhưng
lại không hiểu gì về ngôn ngữ, ý nghĩa của ngôn ngữ thuộc cảnh giới này thì cũng
hoàn toàn vô dụng! Việc này, chúng ta sẽ bàn tới trong những chương sau, vì lý
do thiếu quá nhiều kiến thức và những từ ngữ, thuật ngữ chuyên ngành mà chúng
ta chưa thống nhất được ý nghĩa của chúng.
b. Căn cứ vào tài liệu Vi Diệu Pháp:
Cuốn sách Bảo Bối khuyên những người muốn mở nhãn, nên tìm đọc một,
hay vài cuốn Vi Diệu Pháp, mà người đọc có thể hiểu được. Thật vậy, tài liệu
này đã từng được dịch ra tiếng Việt Nam;
thế nhưng mặc dù quý độc giả là người Việt Nam, nhưng khi đọc thì quí vị cũng
sẽ có cảm giác là hình như mình không hiểu nó nói gì. Mặc dù chúng ta cố gắng
đọc nó qua nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm. Ðúng là một nghịch lý.
Ðể minh họa về vấn đề này, chúng tôi xin nêu ra một số tác
giả mà chính họ là những người dịch ra cuốn Vi Diệu Pháp bằng tiếng Việt Nam. Có một vị
là tác giả của cuốn Vi Diệu Pháp cho biết:“Thời gian tôi đi học
một trường Phật giáo ở nước ngoài, tôi nghe người ta nói rằng tài liệu này rất
hay, nên tôi có ghi lại tài liệu này một cách rất chi tiết, in ra thành sách và
phổ biến tại Việt Nam để phổ biến cho mọi người cùng xem. Nhưng thật tình, tôi
không hiểu nó nói gì cả”.
Một tác giả khác, phải bảo là đạo cao đức trọng, thông kim
bác cổ, thì lại chính thức cho biết tài liệu Vi Diệu Pháp (VDP) là cuốn tâm lý
học của truyền thống Phật giáo. Còn
nhiều tác giả khác có những ý kiến khác nhau về tài liệu Vi Diệu Pháp. phần
nhận xét xin dành cho quí dộc giả.
SAO MAI:
Đúng đó, chị HHN ạ. Em cũng có "download" tài liệu VDP xuống ipad của em và đọc hoài
à. Nhưng nói thiệt là em cũng chẳng hiểu gì nhiều hết. Hay là chị copy cái
trang mà cuốn Tạp Thư nói về VDP cho em đi, để em coi có khác gì không nhen!
HHN:
Cuốn sách Bửu Bối là một tài liệu “tạp nhạp” về các thông tin
phổ thông bình dân. Nhưng theo tôi nó lại là một tài liệu có một không
hai, vì đã đề cập đến những vấn đề kỹ thuật mà chưa từng có một tài liệu nào
trong lịch sử của con người có được. Rất nhiều kiến thức mà vật lý học hiện đại
nhất hôm nay chỉ mới đưa ra những khái niệm giả thuyết, thí dụ: Alter Ego, vũ
trụ song song, lý thuyết đối xứng, phá vỡ đối xứng, thông tin toàn ảnh (Hologram). Vi Diệu Pháp thật
sự khó hiểu, vì nó được viết không
phải để cho con người xem. Những
kiến thức của VDP là thuộc về những cảnh giới khác. Nhưng đối với người tu
Thiền Định, thực sự đắc định, chắc chắn có rất nhiều thắc mắc, thì nó lại là
một cuốn Bách Khoa Toàn Thư, có thể trả lời tất cả những gì mà mình cần hỏi.
Nhận xét này, đúng hay sai thì nó còn lệ thuộc ở khả năng Thiền Định, chất
lượng Thiền Định của quý độc giả, của những người đã từng tu Thiền Định, của
những người đang và sẽ tu Thiền Định.
2. Có
bao nhiêu loại con mắt thứ ba trên thực tế?
Chúng ta đã từng được xem những bản liệt kê về các loại
nhìn thấy khác nhau của các loại con mắt khác nhau. Nó là nhiều vô số kể. Người
ta còn kể rằng những người bị nhiễm trùng ở các thể loại, khi sốt cao cũng thấy
những cái gì đó … Do đó việc nhìn vô cùng đa dạng không thể kể hết.
Nhưng đối với người tu Thiền Định, mà chúng ta tạm gọi là
một người bình thường như quý độc giả, như tôi, thì có hai khả năng xảy ra. Một
là mở nhãn bình thường, tiếng miền Nam hay gọi là mở Huệ. Nhãn này có
thể khiêm tốn về khả năng nhìn biết. Nếu kiên trì tập luyện thì sẽ tiến lên từ
từ.
Khả năng thứ hai mà người thế gian bình thường gọi là mở
Huệ Âm. Đây là một từ ngữ khá phổ thông trong giới tu Thiền Định. Thực tế là
những người mở Huệ âm này họ hay thấy Ma, thấy Quỷ. Họ thường nhìn thấy các Chư
Ma, các Chư Quỷ, dùng lưỡi của mình để liếm thực phẩm của các bữa cơm trước khi
con người ăn được. Chúng tôi chỉ tường thuật lại. Đó là ảo giác, hay là sự
thật, chắc chắn không ai biết được. Người mở Huệ Âm tâm tính bất thường lúc
vui, lúc buồn, hay bị xuống tinh thần. Họ nhìn thấy Chư Ma làm việc này việc
kia!
Phần nhận xét đóng góp ý kiến chờ mong ở quí vị độc giả.
3. Làm
sao duy trì con mắt thứ ba:
Có được con mắt thứ ba hay dùng từ khác mà dân gian gọi là mở
Huệ chắc chắn không phải là một việc dễ. Để duy trì được nó thì lại là một việc
khác. Như quí vị cũng biết, tâm chúng ta ngoài lúc Thiền Định thì bản chất là
“Tâm viên ý mã”. Ðúng vậy, "Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng
sông" (Triết Gia:
Heraclitus). Do đó, việc bảo trì, giữ gìn Đệ Tam Nhãn cũng không kém phần
khó khăn. Phật Giáo thường nói “Giới, Định, Huệ”. Kinh Patanjaly thì dạy cho
con người ta một công thức tương tự như của Phật Giáo, phải có kỷ luật bản
thân, luôn luôn kiểm soát tinh thần, chăm chỉ Tham Thiền Nhập Định. Nói thì dễ
nhưng việc thực hành là một áp lực tinh thần đè nặng lên người tu Thiền Định
suốt cả đời, cho đến lúc chết.
4. Hệ
quả của việc có con mắt thứ ba:
Tâm lý ai cũng vậy, có một món đồ gì quý giá thì cũng cảm
thấy vui vui. Ðặc biệt nhất là một món đồ mà không ai có được gọi là đệ tam
nhãn. Lúc đầu, vì thiếu kinh nghiệm, nên thường sử dụng vào đủ thứ việc linh
tinh. Người mở nhãn cũng có thể phát sinh tâm lý là thấy là mình biết cái gì đó
hơn hẳn người đời. Những phản tác dụng của việc thiếu kinh nghiệm này làm cho
mình phải dè dặt hơn. Cuộc sống bình thường thì ai cũng thấy như ai. Nhưng với
con mắt thứ ba, thì chúng ta lại thấy thân nhân ruột thịt của mình, hay những
vị đạo cao đức trọng ở một góc cạnh khác mà người đời không thể ngờ được. Tâm
lý trở nên hoang mang vì thấy con người không phải như xưa nay mình nhìn thấy.
Cuộc đời xuất hiện trước mặt quá ảm đạm và bi quan.
Kinh Mật giáo từng nói: nếu con người có được Đệ Tam Nhãn
thì cũng phải biết cách để làm sao đóng nó lại, vì nếu không thì cuộc đời trở nên
không thể chịu đựng nổi.
Ðệ Tam Nhãn dường như con dao hai lưỡi. Mong quí độc giả tham gia ý kiến về những kinh nghiệm riêng tư
của mình, để mọi người có cơ hội học hỏi.
Bức màn đêm đang dần dần buông xuống. SAO MAI (nhìn xa xăm. Cô hạ giọng):
Chị HHN à! cuốn sách Bửu Bối của chị tuy “tạp nhạp” nhưng cũng rất sâu sắc.
Chắc em phải dành thời gian để cân nhắc, suy nghĩ về những thông tin này ...
0 nhận xét:
Post a Comment