Thursday, May 8, 2014
Thursday, May 08, 2014 by Unknown1 comment
SAO MAI says:
Cho dù chúng ta đang ở thế kỷ 21, nhưng
có thể nói đây là một vấn đề mang tính chất vô vọng từ tiên đề! Từ thuở xa xưa,
con người đã tìm đủ mọi cách để có thể trường sinh bất tử. Tần Thủy Hoàng từng
phái thuộc cấp của mình đi tìm thuốc trường sinh. Và tất nhiên là không tìm
được rồi. Do đó, đám thuộc hạ của ông không dám trở về. Những người theo đạo
Lão, cũng có một hệ phái nào đó luyện thuốc trường sinh. Việc này có thành công
hay không thì không ai biết; nhưng thực tế chúng ta chẳng thấy ai sống mãi mà
không chết cả. Nói tóm lại, đây là một câu hỏi có lẽ không bao giờ có câu trả
lời, vì nó đi ngược lại với quy luật của thế giới khách quan tự nhiên. Khoa học
hiện đại cũng như tôn giáo, ít nhất ở điểm này cùng có một mẫu số chung là không
có gì có thể tồn tại mãi mãi. Vạn vật biến chuyển không ngừng. Hiện tượng rối
loạn ở một hệ nào đó càng ngày càng gia tăng. Do đó, việc con người chết đi là
một điều không thể tránh được, mà em tin chắc rằng có lẽ ai cũng biết như vậy
cả! Nó là một sự thật mà mọi người đều muốn tránh né, không muốn biết đến.
Nhưng chị HHN à! Liệu chị có thấy ai trong lịch sử của loài người có khả năng
tự ra đi trước khi có sự can thiệp của thần chết không?
HHN says:
Tất nhiên việc này xảy ra quá lâu
rồi. Không thể có những thông tin độc lập để xác minh là việc này có thật hay
không. Theo truyền thuyết thì có một vị là Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) đã tự
bỏ xác vật lý ra đi. Ngài đã sử dụng kỹ thuật thiền định để thực hiện việc này.
Trong thế kỷ 20 vừa rồi, cũng có một số người Tây phương nói lại việc này trong
các tập hồi kí của mình về những sự việc ở bên Ấn Độ. Theo họ, có một số vị tu
sĩ trước khi chết đã triệu tập những người quen biết tới, mời mọc mọi người ăn
uống, rồi nói những lời từ giã. Sau khi nói lời từ giã, họ sử dụng kỹ thuật
thiền định để bỏ lại thân xác thế gian. Nói theo giới truyền thông ngày hôm
nay, chúng ta không có những thông tin độc lập, để xác minh các mẩu truyện nói
trên.
SAO MAI says:
Theo em hiểu, thì bình thường khi con
người sinh sống ai cũng như ai - họ đều phó mặc cho định mệnh. Nói đúng hơn là
phó mặc số mệnh của mình cho thần chết; chẳng có một thái độ tích cực nào cả.
Thường thường thì khi đau bệnh họ tìm cách chữa chạy bằng y khoa hiện đại. Nếu
gặp bệnh nan y thì đành quay về y học cổ truyền song song với việc van vái cầu
xin, cúng tế, dâng lễ, v.v. Đứng trước cái chết, họ phó mặc cho các giáo sĩ của các
tôn giáo, bảo sao thì làm vậy! Em thấy rõ ràng là một thái độ tiêu cực! Thực tế
mà nói, chính những Nhà Tôn giáo đứng ra làm thủ tục này cũng sợ hãi cái chết
như ai! Em có một người bạn là một bác sĩ, và từng được nghe chị đó có kể lại
rằng: chị được chứng kiến rất nhiều Vị đứng đầu những tổ chức tôn giáo lớn, có
thu nhập rất cao, và có số tín đồ vô cùng đông đảo. Đến khi được chẩn bệnh là
lâm trọng bệnh thì họ hốt hoảng sợ hãi, thậm chí là gần ngất xỉu. Theo lời chị
bác sĩ nói trên thì khi thấy hiện tượng này xảy ra, chị ấy vô cùng thất vọng. Khi
Vị này còn khỏe mạnh, vị đó khuyên chị là: thân xác chỉ là chiếc áo, nay thay,
mai đổi, không có gì là quan trọng cả! Các bác sĩ chăm sóc cho vị nói trên nói
rằng Vị này có một chiếc áo gọi là “Hoàng bào”! Em không hề có ý định hạ thấp
uy tín của ai cả, em chỉ mong muốn trình bày một thực trạng mà chúng ta nên
biết. Vì sự thật nó là như thế đó.
Tuy nhiên, chị HHN à! Em thấy thậm
chí thấy trong cả tài liệu Tử Thư Tây Tạng (Bardo Thodol) cũng bàn về diễn
tiến của cái chết với một thời gian thật là khủng khiếp. Nó kéo dài nhiều chục
ngày, bị đủ các loại thực thể dày vò, hành hạ. Vẫn theo tài liệu này thì từ lúc
chết đi cho đến khi đầu thai, họ vẫn luôn luôn đặt ra vấn đề “thiền định”. Em
xin phép trích nguyên bản một số câu sau đây:
“ Hỡi ôi, giờ đây xuất hiện thân chung
ấm (Bardo) của cái sẽ trở thành. Tôi sẽ
tập trung tâm trí vào một vật duy nhất… và cố kéo dài sức mạnh thiện nghiệp
của tôi…”
Chị HHN cùng quí độc giả à! Những ai
đó mà quan tâm tới bộ môn thiền định, thì chắc chắn không lạ gì công thức bất
tử của trường phái thiền định là “ Tập trung tâm trí vào một vật duy nhất”. Lời
phát biểu vừa rồi chính là chân ngôn thiền định của trường phái Phật giáo
nguyên thủy và Raja Yoga. Nay chúng ta lại tìm thấy câu nói này trong Tử Thư
Tây Tạng. Chị HHN à! Phải chăng đây là một sự trùng hợp ngẫu nhiên?
HHN says:
Nếu xem toàn bộ cuốn Tử Thư Tây
Tạng, chắc chắn ai đó có một số kiến thức về trường phái Phật giáo, thì sẽ thấy
đây là một sự trộn lẫn của trường phái nguyên thủy và trường phái đại thừa.
Chúng ta có thể đơn cử những bằng cớ cụ thể nói sau: trong tài liệu này luôn luôn
nhắc tới vấn đề thiền định. Thiền định ở đây dựa vào cơ sở là câu phát biểu nói
trên, xin phép được nhắc lại “ Chú tâm vào một vật duy nhất”. Nhưng song song với
việc này, chúng ta lại thấy sự xuất hiện của rất nhiều các vị Phật của trường phái
đại thừa. Chúng ta phải hiểu như thế nào đây? Những vị Phật này xuất hiện từ nền Phật giáo Trung Quốc, nhưng nay lại xuất hiện trong Tử thư của
người Tây Tạng. Phải chăng những vị Phật này chỉ mang tính chất biểu tượng?
Chúng ta có thể hiểu như thế này, tôn giáo nào cũng nói đến lòng thương yêu mọi
người, và người ta hay dùng biểu tượng người mẹ. Do đó, Công giáo thì có Đức mẹ
Maria hằng cứu giúp; Phật giáo có Quán Âm Tự Tại, Phật mẫu Kara, Phật mẫu Tara …Có thể đó là một lối giải thích.
SAO MAI says:
Chị HHN ạ! Liệu bộ môn thiền định
có thể là một chiếc phao cứu sinh, là vị cứu tinh thực sự cho nhân loại; là
công cụ khắc tinh của thần chết? Em muốn biết thực tế liệu có hy vọng gì với bộ
môn này.
Em thấy có quí độc giả cho là tu tập
cái gì thì tu, trường phái nào cũng vậy, phải đợi đến khi mình chết đi mới biết
kết quả thực tế của việc tu hành của mình! Đúng đó, em thấy có một vị nói như
vậy đó.
HHN says:
Người ta có thể nghĩ rằng đây là một
thái độ có lẽ tiêu cực. Thật vậy, tập luyện cái gì đó mà chẳng có gì để kiểm
chứng, và lại phải đợi đến lúc mình chết đi, cụ thể là không còn thân xác vật
lý, thì mới biết kết quả. Người ta có thể e ngại là cách tính toàn này quá
nhiều may rủi. Vâng, nếu mọi việc diễn tiến tích cực sau khi chết thì chẳng nói
làm gì! Nhưng diễn tiến lại trở nên tiêu
cực với những kịch bản thật đáng sợ. Ví như kéo dài thời gian rất lâu tới 49
ngày thì phải, thì chúng ta không còn cơ hội để sửa sang những sai lầm nữa. Số
phận chúng ta hoàn toàn bị động, lành ít dữ nhiều. Theo như tài liệu Tử Thư,
thì chúng ta phải sử dụng kỹ thuật thiền định, nhằm cải
tiến tình hình quá xấu lúc bấy giờ của
một người vừa chết đi. Việc này nếu nói một cách hài hước thì
phải bảo là “nằm mơ trong lúc đang thức tỉnh!”
Vâng, việc này hoàn toàn không thể thực hiện được. Kể cả một đời sống của một
người bình thường; cho dù chúng ta tập tu thiền định cũng chưa chắc đã định
được; nói gì đến lúc ở trong tình trạng bối rối này của cái thân trung ấm với
hoàn cảnh nào là bên ngoài khó khăn, hoảng hốt, sợ hãi. Mặt khác, lại hoàn toàn
không có một kinh nghiệm gì về kỹ năng thiền định, thì lời khuyên này của tài
liệu Tử Thư cũng hoàn toàn bằng thừa!
SAO MAI says:
Theo chị thì mình phải làm sao nhỉ?
Em nghĩ là chỉ có một cách duy nhất là làm sao đạt được những kỹ năng thiền
định trong lúc mình còn đang sống. Mình phải thực sự đạt được kỹ năng này để
thực hiện những kỹ thuật tương tự như người đã chết rồi hoặc cận tử.
HHN says:
Kính thưa quí độc giả!
Có lẽ đó là một sự thật! Chúng ta
không có cách nào khác. Chúng ta hãy gác bỏ những tài liệu kinh sách. Em xin kể
lại hai trường hợp mà em đã có cơ hội được chứng kiến về hai đối tượng một nam,
một nữ khác nhau sau đây. Và hai người này đều rất am tường về bộ môn vật lý
hiện đại:
Hai người này đều tập tành thiền
định một cách mò mẫm trước khi họ biết đến trường phái Phật giáo nguyên thủy.
Một điều cũng đáng quan tâm là một người thì ở miền Nam Việt Nam ; một người thì ở Miền Bắc Việt Nam . Họ kể là
họ ngồi thiền định rất lâu, khoảng hai giờ đồng hồ. Họ đều mô tả là bản thân đi
ra khỏi thân xác vật lý của mình, và họ vẫn tự ý thức được về cái tôi của mình.
Họ đi hết nơi này đến nơi kia, các kiến thức về vật lý họ không hề mất đi trong
lúc tạm gọi là xuất hồn. Thông tin vừa rồi tất nhiên là không thể kiểm chứng
được. Tuy nhiên, dường như bộ môn thiền định này đối với hai người nói trên - có
thể làm cho con người thoát ra khỏi thân xác vật lý một cách thụ động. Nhưng
nếu chúng ta sở đắc được những kiến thức kỹ thuật thực tế, thì rất có thể chúng
ta chủ động bỏ được thân xác vật lý. Nói một cách khác, chúng ta có thể tách
con người chúng ta một cách chủ động ra nhiều thành phần khác nhau. Theo ngôn
ngữ bình dân mà nói thì gọi là hồn và xác.
SAO MAI says:
Cứ cho là lập luận của chị có thể
đúng. Vậy em có thể hỏi chị là có cơ sở lý thuyết gì để giải thích hiện tượng
nói trên, nếu hiện tượng này là một hiện tượng của thế giới khách quan tự nhiên
không? Em còn nhớ những tu sĩ Tây Tạng thường cho là theo họ thì chẳng có gì là
phép lạ cả! Vẫn theo họ, thì một số người đã có được những kiến thức chuyên môn
nhằm khai thác, ứng dụng những quy luật của thế giới khách quan tự nhiên. Em
nghĩ quan điểm này họ nói có lẽ cũng đúng. Chúng ta có một hướng của khoa học
tự nhiên. Ai bảo là trên đời này không có những hướng khoa học khác của thế
giới tự nhiên? Biết đâu có thể đây là chiều hướng khoa học của tương lai?!
HHN says:
Đúng như em nói! Chúng ta không có
một lý thuyết khoa học nào để có thể giải thích những hiện tượng nói trên. Hay
nói đúng hơn, chị không biết có lý thuyết khoa học nào giải thích hiện tượng
nói trên. Tuy nhiên, nếu coi tài liệu Vi Diệu Pháp là một chủ thuyết, thì hiện
tượng nói trên hoàn toàn có thể giải thích được. Những gì sắp sửa thuyết minh
sau đây chắc chắn sẽ khó khăn cho những ai đó thiếu thông tin về tài liệu Vi
Diệu Pháp. Thực tế nếu không hiểu về Vi Diệu Pháp thì sẽ không hiểu gì cả. Em
xin lỗi trước nếu quí độc giả không hiểu thì cũng không phải là một điều gì
đáng ngạc nhiên. Tài liệu này có thể cho là cũng khó hiểu không khác gì những
lý thuyết của vật lý.
Theo như tài liệu này thì con người là
sự tập hợp của một số yếu tố vô cùng quen thuộc với những người am tường trường
phái phật giáo nguyên thủy: sắc, thọ, v.v…. Kỹ thuật thiền định đã diễn tiến
như thế nào?
1.
Một
con người bình thường thì có sự tương thích, hay nói cách khác là nó có sự
thích hợp giữa vật chất và tinh thần. Cụ thể là, ở cảnh giới chúng ta đang sống
gọi là Dục giới. Ở cảnh Dục giới, vật chất phải có vài chục yếu tố; tinh thần
gọi là tâm thì phải có vài trăm yếu tố. Ngoài ra, còn phải kể tới sức mạnh của
nghiệp, thường gọi là nghiệp lực…. Con người tồn tại vì những yếu tố kể trên
thích hợp với nhau.
2.
Đến
khi tu thiền định thì bất kể trường phái nào - nếu thực sự đạt được những thành
tích, thì những yếu tố kể trên không còn thích hợp với nhau. Cụ thể là, thân
xác vật lý vẫn còn nguyên vẹn mấy chục yếu tố; trong khi tâm thì từ mấy trăm
yếu tố, nay chỉ còn vài chục hay vài yếu tố. Quí vị thấy đó, thân và tâm có một
sự lệch lạc, không còn thích hợp với nhau trong lúc người tu thiền định định
tâm. Chính vì lý do này, dù không muốn thì phần tâm cũng phải ra đi. Ngôn ngữ
bình dân gọi là xuất hồn. Dù chẳng muốn xuất
hồn, thì hiện tượng xuất hồn vẫn cứ xảy ra!
SAO MAI says:
Em thấy chị giải thích cũng khá dễ
hiểu, cũng chẳng có gì là cao siêu, ghê gớm cả. Mặt khác, nghe có vẻ cũng hợp
lý là đằng khác! Nhưng chị ạ, cứ cho rằng chúng ta sở đắc được kỹ thuật này,
thì nó giúp gì cho chúng ta khi chết?
HHN says:
Đây chính là chìa khóa của vấn đề!
Thật vậy, chủ động làm cho thân và tâm có thể tách ra được một cách chủ động,
đó chính là một hình thức chúng ta làm quen với cái chết. Nói một cách khác,
chúng ta tự tạo ra một cái chết chủ động theo ý mình muốn. Ít nhất chúng
ta tránh được trường hợp bị chết không
mong muốn. Một số người theo trường phái Phật giáo thường hay coi thường thao
tác này. Tuy nhiên, thao tác này không phải là một thao tác dễ gì mà có được.
Thao tác này rất có ý nghĩa.
1.
Trong
khi tu thiền định, nó là cơ sở để tập luyện những lớp thiền định cao hơn, chỉ
kể từ sơ thiền trở đi mà thôi. Thật vậy, nếu chúng ta giữ thân xác thế gian
cộng với phần tâm Dục giới, thì không thích hợp với sơ thiền hữu sắc. Thật vậy,
ở Sơ thiền hữu sắc, thân không còn những yếu tố như trước nữa, phải giảm đi rất
nhiều. Do đó, nếu nói là vẫn giữ thân xác Dục giới mà lại đắc sơ thiền hữu sắc,
thì mâu thuẫn sâu sắc với tiên đề! Phải nói là không thể hiểu được, vì nó vô lý
trên nguyên tắc!
2.
Cứ
cho là tài liệu Tử Thư có thật, thì kinh nghiệm về định tâm của kỹ thuật thiền
định thật là quý giá cho cảnh trung ấm thân!
3.
Muốn
tiến đến mục đích mà Phật giáo thường nói tới là giải
thoát, thì chính bản thân Sakya Muni cũng phải tu thiền định. Và chính kỹ
thuật này đã đưa đến sự trí tuệ.
SAO MAI says:
Em có thể kết luận như sau: “Trường
phái Phật giáo mà mất đi thiền định, thì phải bảo là đã mất đi linh hồn của
mình!”
Xin kính chào toàn thể quí độc giả!
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Đạt mức độ tự tại bỏ thân xác là quá tuyệt!Nhưng không dễ nếu anh chưa có được "đường thẳng vô niệm".
ReplyDelete