Tuesday, April 22, 2014
Tuesday, April 22, 2014 by Unknown7 comments
Lời thưa của người
thuyết minh.
Kính thưa quí độc giả!
Trong những bài viết trước chúng tôi
đã giới thiệu đến quí độc giả một phần nào trong những bài viết của tác giả
Lobsang Rampa về cách tập luyện để nhìn thấy hào quang. Để tránh sự nhàm chán
và thay đổi khẩu vị, trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu đến quí độc
giả chuyên gia người Mỹ - một khoa học gia đích thực, làm việc tại cơ quan Nasa - Barbara Ann Brennen -cũng rất hứng thú với vấn đề hào quang của con người.
Trong loạt bài viết này, chúng ta
tạm gác bỏ rất nhiều vấn đề, thí dụ như: lịch sử về vấn đề hào quang của con
người. Tất nhiên ai cũng tự hỏi: Tập nhìn hào quang thì rất hay rồi! Nhưng hào
quang thực sự có hay không? Nếu có thì nó là cái gì? Hiệu ứng Kirlan phải chăng
là một dạng hào quang? Ở những đường dây điện cao thế, người ta cũng nhìn thấy
những vầng hào quang? V.v. Và còn rất nhiều vấn đề khác. Ở đây chúng tôi đề nghị
phương pháp tiếp cận thực tế. Đó là bạn thực hành bằng chính bản thân mình. Có lẽ
đây là cách tìm hiểu và đánh giá vấn đề hào quang một cách thực tế nhất.
Qua quá trình tập luyện, cũng có vị
nhìn thấy cái gì đó, cũng có vị chẳng nhìn thấy cái gì cả! Kể cả những người
nhìn thấy cái gì đó; thì người ta cho là ảo giác, ảo ảnh, tự kị ám thị, mắt
quáng đèn lòa…Tuy nhiên, có vị do tập luyện miệt mài, có vị có thể do bẩm sinh
nên đã nhìn ra cái gì đó. Họ cảm thấy vui mừng và thích thú về khả năng này. Và
càng lấy làm thích thú hơn khi ứng dụng vào thực tế vào cuộc sống đời thường. Tự
thấy mình có một khả năng mà ít ai trên đời lại biết đến, chứ chưa nói là có
được kỹ năng này. Nhờ vào khả năng này, người ta có thể đánh giá tình trạng sức
khỏe nói chung của ai đó, mà chính bản thân họ không hề hay biết. Kỹ năng này
được tập luyện mài dũa càng ngày càng trở nên bén nhạy, chính xác, sắc sảo. Hào
quang màu đỏ đâu đó trên cơ thể con người, đó là tín hiệu cho biết, một bộ phận
nào đó của cơ thể có cái gì đó không ổn. Ai đó có một màu hào quang tổng quát,
màu xanh da trời, cho biết là người hành nghề trí thức. Kinh nghiệm thực tế của
từng cá nhân còn cho chúng ta biết nhiều hơn thế nữa.
Cũng giống như những loạt bài về kỹ
năng xuất hồn, những loạt bài về vấn đề này có rất nhiều cách tập. Hy vọng
những bài viết này cung cấp thông tin đến những quí độc giả có nhu cầu tìm
hiểu.
Lời đề nghị của người thuyết minh:
Kính thưa quí độc giả! Ngoại trừ quí
độc giả là những người đã có nhiều kinh nghiệm; còn quí độc giả nào mới tiếp
cận với những vấn đề liên quan đến kỹ năng của tinh thần như là: tác pháp,
thiền định, xuất hồn…này chưa lâu, rất mong quí độc giả quan tâm đến một số vấn
đề nêu sau: Có lẽ một số quí vị sẽ cho rằng
đây là những vấn đề quá sơ đẳng thô sơ mà tại sao lại cứ phải nhắc đi, nhắc
lại. Vâng, tuy thô sơ thế này, nhưng nếu chúng ta thiếu sự quan tâm đúng mức,
thì có lẽ tập luyện cả một đời người cũng không đạt được kết quả nào cả. Điều chúng tôi muốn chia sẻ với quý vị là: Các
tài liệu kinh sách của các tôn giáo Á Châu thì hay đề xuất một vị thế để tập
luyện là: kiết già, bán già. Người ta cho rằng vị thế này là bản sao của các tổ
sư uy nghi, chắc chắn, kinh huyệt thông suốt, tạo điều kiện cho các luân xa
hoạt động tốt. Nói tóm lại là đủ các thứ tốt, không có phản ứng phụ! Thực tế lại
không phải như vậy, điều này chắc chắn những vị bảo thủ cảm thấy khó chịu.
Nhưng những tác giả như Lobsang Rampa, hay Barbara Ann Brennen và Milarepa… đều
đề xuất vị thế để tập luyện là nằm. Người Pháp gọi là vị thế này là vị thế của
người chết. Người thuyết minh bài này cũng xin hân hạnh đề xuất như vậy.
Điều thân, thực tế là làm thế nào
cho thân thể có thể bất động trong một thời gian lâu, mà không đưa tới việc đổ,
ngã, tê, buốt, làm hư hỏng thể xác hay còn gọi là cơ thể vật chất. Chỉ cần một sơ suất nhỏ là tay
chân và cơ thể bị cấn vào vật cứng trong một thời gian lâu dài công phu, nó sẽ
làm bể vỡ các vi ti huyết quản. Như chúng ta đều biết nếu máu huyết không lưu
thông sẽ sanh ra bệnh tật.
Chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề làm
sao để thư giãn tâm lý:
Phật giáo nguyên thủy và Raja Yoga
cùng sử dụng chung một công thức là “Tư cách chú tâm vào một vật duy nhất”. Trường phái Phật giáo gọi là phương
pháp này là Sama sama dhi, có nghĩa là chánh định, là định tâm chân chánh. Rất
có thể nhiều quí vị không ngờ là chánh định lại được định nghĩa một cách đơn
giản như vậy. Đơn giản một cách bất ngờ!
Có thể lại có một bất ngờ khác. Chánh
định thực tế không phải đơn giản như thế! Vậy là thế nào? Có thể có nhiều người
đã từng thực hành nhiều năm, đến ngày cuối cùng của cuộc đời vẫn không tìm được
câu trả lời, và chỉ còn có cách là xin hẹn kiếp sau! Chúng tôi hy vọng là những
điều trình bày này để được cùng quí vị chia sẻ những khó khăn của vấn đề; chứ
không cho là có ý định tự đánh bóng cá nhân mình.
Có một điều khó nói là, phải chăng
người Á Châu có một thói quen, hoặc với phong tục tập quán là trình bày bất cứ
vấn đề gì cũng đều mang tính chất mơ hồ; khác hẳn với nền khoa học của người Âu
Châu mà kiến thức con người được phát biểu thành những định luật, nguyên lý, công
thức, để tránh sự ngộ nhận. Toán học là ngôn ngữ của khoa học.
Chúng ta lại quay lại tìm hiểu về
câu nói “ Tư cách chú tâm vào một vật duy nhất”. Bình thường thì ai cũng nghĩ rằng
muốn định tâm, thì chỉ cần lấy một cái gì đó làm đối tượng, rồi mình chú tâm
mạnh mẽ liên tục vào đối tượng đó. Đối tượng này thiên hình vạn trạng, từ một
chấm đen, chấm đỏ, đến ngọn lửa của cây nhang, ngọn nến, phức tạp như một đàn
pháp của trường phái Mật giáo Tây Tạng. Nói tóm lại, người ta nghĩ ra đủ cách
để làm thế nào cột cái tâm mình lại. Nào là lý thuyết của luồng tâm thức, nào
là những tâm Javana, tốc hành tâm…. Người ta giải thích cấu tạo của tiến trình
tâm một cách cơ học của thao tác thiền định…Người thì nghĩ ra cách “thấy vọng
thì không theo”, tất nhiên là còn lại chân tâm….Người ta nghĩ ra đủ phương cách
để làm sao định tâm. Nhưng hình như tâm con người có vẻ bướng bỉnh, chẳng có liệu
pháp nào trị được cả! Nó đi theo con đường nó muốn, mình đi theo con đường mình
đi.
Hình như cái khó hiểu của câu chân
ngôn “Chú tâm vào một vật duy nhất” có thể được hiểu như sau: chúng ta chú tâm
vào một vật cho đến khi mất đi ý thức. Về kỹ thuật, người ta gọi đây là “tâm đi
tìm”. Tâm đi tìm này chỉ đạt được chất lượng khi người đi tìm mất đi ý thức (ta
nhớ lại đây là giai đoạn của sơ thiền hữu sắc). Sau khi mất đi ý thức, chúng ta
thấy “Tôi và đối tượng để quán tưởng là một”. Đối tượng này có thể là một điểm
sáng để mình quán sát, thí dụ như một bóng đèn led của chiếc tivi chẳng hạn. Đến
giai đoạn này, chúng ta thấy chính chúng ta là điểm sáng, điểm sáng và chúng ta
là một. Đây là một bước mở đầu hết sức là quan trọng cho bất cứ ai có ý định
tập luyện những bộ môn tương tự. Không biết có chủ quan quá không, khi người ta
nghĩ rằng: khi chúng ta vỡ lẽ được vấn đề này, thậm chí là chưa đạt được thành
tích này, thì đời sống của con người đã chấm dứt!
Nói một cách khác, đặc điểm cơ học
của kỹ thuật này là tự động làm cho cái tâm của người tu thiền định tách ra
khỏi cơ thể vật chất. Từ ngữ bình dân trong cuộc sống đời thường gọi là xuất
hồn, xuất vía gì đó. Có lẽ những ai tự cho là mình thích tu chánh định, định
chân chánh, thì chính bản thân họ cũng vô tình tạo ra, hay trải qua hiện tượng
xuất hồn một cách thụ động. Quí vị nào đã từng tu thiền định và từng có cảm
nhận là không nhận thấy sự hiện hữu của thân xác vật lý mình đâu, nhưng quí vị
vẫn hiện hữu không có cơ thể vật lý không? Quí vị tự cho là mình có tập luyện
xuất hồn bao giờ đâu, mình đâu có ý định tập luyện xuất hồn, vì nghe người ta
nói là các loại thần thông là tà pháp, do đó cần phải tránh xa. Nhưng nay tập
chánh định, kỹ thuật thuần túy của Phật giáo nguyên thủy, mà cái hồn (tâm) lại
một nơi; cái xác vật lý (sắc) lại ở một nơi, thật là một thảm họa cho tôi chưa?!
Liệu người ta có thể giải thích được
hiện tượng này chăng? Lý thuyết của các bộ Luận hoàn toàn có khả năng để giải
thích. Tâm và sắc cần có sự tương thích khi chúng ta sống bình thường. Tâm dục
giới tương thích với sắc dục giới. Nói một cách khác là hai đơn vị này ăn khớp
với nhau. Nhưng khi tu thiền định, những tâm thiền trở nên mạnh mẽ gọi là thiền
thiện tâm. Số tâm còn lại rất ít, không thích hợp với cơ thể vật lý của dục
giới. Do đó, vì không thỏa mãn được định luật tượng ưng - cụ thể là tâm và sắc không cùng một loại. Do
đó, nó tự tách ra. Nếu quí độc giả hiểu như vậy, thì chẳng phải là một thảm họa
cho mình đâu, có lẽ ngược lại là đằng khác.
(
Còn tiếp)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Nam Mo A Di Da phat
ReplyDeleteThấy chỉ là Thấy
ReplyDeleteNge chỉ là nge
Thấy như thực fáp
Khong mứng ko ghét vô thủ vo xả
Tâm bình-pháp nhiên(như)
Tứ thị Thực THẤY
Đổng KIẾN quánTự Tại!(Thiền Vipassana)
Nam mo a di da phat nam mo bon sư thich ca mo ni phat nam mo vang the am bo tat ma ha tat
ReplyDeleteNam mo a di da phat
ReplyDeleteNam mo a di da phat
Nam mo a di da phat
Nam mo a di da phat
ReplyDeleteTHANKS
ReplyDeleteĐây là một vấn đề rất hay,tuy nhiên bài viết không trọn vẹn nên:
ReplyDelete1. Hoặc là viết tiếp
2. Hoặc là nên dỡ bỏ bài viết cho đến khi hoàn thiện.
Thanks!