Monday, April 28, 2014



SAO MAI says:

          Qua câu chuyện trao đổi với chị về đề tài này, càng ngày em càng thấy có nhiều thắc mắc. Không hiểu hiệu ứng Kirlan và hào quang của vật sống có mối liên hệ gì không? Sự thật hào quang của vật sống có hiện hữu hay không? Số lượng của màu sắc quá nhiều. Chị thử nghĩ xem chỉ một màu đỏ thôi, đã có hàng trăm mầu đỏ đậm nhạt khác nhau! Vậy thì biết làm sao nhỉ? Em cũng search trên trang web, thì thấy có hàng trăm ý kiến khác nhau về vấn đề màu sắc. Vậy chị có ý kiến gì về vấn đề này?

HHN says:

          Cho tới ngày hôm nay, đây vẫn còn là một đề  tài gây nhiều tranh cãi. Ít nhất người ta cho rằng có hai phe. Một bên thì cho là, các vật sống thực sự được bao bọc bởi các dạng hào quang. Một số người khác thì lại cho là, họ dựa vào hiệu ứng Kirlan, không công nhận sự hiện hữu của hào quang. Muốn hiểu điều này chúng ta phải quay  lùi về những thời gian trước. Như mọi người đều biết, vào năm 1930 hai vợ chồng thợ điện người Nga, tình cờ ghi nhận được những tấm hình có hào quang bao quanh một số đối tượng thử nghiệm. Thử nghiệm này được ngành khoa học vật lý gọi là “Thác đổ điện tử”. Chúng tôi cũng biết rằng sẽ có ít quý độc giả hứng thú với bộ môn vật lý. Tuy nhiên, để hiểu rõ vấn đề này và có thể phân biệt với vấn đề hào quang, chúng ta cũng nên hiểu sơ qua về cách chụp hình của hiệu ứng Kirlan. Tuy nói là chụp hình, mà sự thật lại không hề có cái máy hình nào cả. Chúng tôi xin mô tả sơ lược cách để có những tấm hình gọi là hiệu ứng Kirlan:

 Đầu tiên có một nguồn điện cao tầng, cao thế. Từ đây điện được đưa qua một cái bàn có để một tấm hình hiệu ứng Kirlan. Trên bàn trải một cái lá chẳng hạn. Dưới cái lá là một tấm phim chụp hình. Dưới tấm phim chụp hình là một miếng kiếng. Bên dưới tấm kiếng là một miếng kim loại dẫn điện, mà từ bình dân người ta  gọi là dây đất. Cuối cùng là một tấm cách điện. Khi đưa điện cao tầng, cao thế với những tham số kỹ thuật nào đó vào, rồi lấy tấm phim ra, thì người ta có được những tấm hình của hiệu ứng Kirlan.

          Hiệu ứng này trong ngành vật lý học được giải thích khá rõ ràng: Khi có sự kích thích bằng ánh sáng điện trường, thì các điện tử của các nguyên tử, phân tử tạo ra hiệu ứng dây truyền, làm cho các thành phần nói trên ion hóa. Khi các điện tử trở về một trạng thái khác, chúng để lại năng lượng bằng một quang tử. Chính vì lý do này mà chúng ta thấy có một vầng sáng.

          Hiệu ứng này được mọi người biết đến do hai người Mỹ phổ biến. Lúc đầu được tưởng rằng người ta đã chụp được vầng hào quang thần thánh nhiệm màu mà các tôn giáo thường đề cập đến. Sau đó qua nhiều công cuộc khảo cứu thì khoa học ngày hôm nay lại không đặt niềm tin vào vấn đề này.

SAO MAI says:

          Ôi! Chị HHN à! Thế này thì vấn đề hào quang đã đến chỗ bế tắc rồi sao?! Thiên thần cứu thế đã bị gãy cánh bởi cái tên là hiệu ứng Kirlan ư?!  Vậy thì chẳng còn gì để trông mong nữa rồi sao?!.

HHN says:

          Tình hình không đến nỗi xấu như vậy đâu. Hiệu ứng Kirlan không giải thích được, thì với hiệu ứng của bác sĩ Hunt lại làm sống lại vấn đề. Cách thử nghiệm như thế này: một người có khả năng đọc hào quang và sử dụng nhiều người khác nhau để đọc hào quang trên những bộ phận nhất định nào đó của cơ thể họ. Song song với việc này, người ta sử dụng những cảm ứng điện tử có được số đo tần số từng màu sắc một. Cuối cùng, một bảng thống kê tần số và màu sắc ra đời. Xin quí vị vui lòng coi lại bảng đối chiếu tần số hào quang và quang phổ bình thường trong những bài trước.

SAO MAI says:

          Cuối cùng thì dường như dấng cứu thế đã xuất hiện. Em hy vọng đề tài hào quang sẽ là đề tài kết luận có hậu.

HHN says:

          Mong quí độc giả cũng như Sao Mai nhớ lại những bài trước! Có những thực tế mà không cần những kiến thức nói trên. Thật vậy, màu sắc là sóng điện từ, chỉ khác nhau về tần số. Chúng ta cũng là những bộ máy tinh vi vậy, quí độc giả có thể hoàn toàn cảm nhận không cần phải máy móc nào cả. Chúng ta tự quan sát chính mình và quan sát một vài người rất là thân cận trong khoảng thời gian nhiều năm. Chúng ta hãy để ý chính bản thân chúng ta. Thường thì chúng ta chỉ thích một số loại màu sắc nào mà thôi. Nếu phải mặc quần áo với những màu sắc khác biệt mà mình không thích, thì chúng ta cảm thấy rất khó chịu. Điều này xảy ra với tất cả mọi người chứ chẳng riêng gì ai. Đôi khi chúng ta cũng thay đổi màu sắc quần áo, nhưng  chỉ có tính cách nhất thời. Đời người có thể chia ra nhiều giai đoạn khác nhau, mặc những màu quần áo khác nhau, tùy theo tình trạng tâm lý, sức khỏe và sự tương thích hào quang của chúng ta. Khi chưa trưởng thành, hầu hết các em bé đều thích màu hồng, những màu thuộc về gam nóng. Chúng ta thử hỏi có mấy khi thấy các em  bé thích màu trắng và màu đen bao giờ đâu. Chúng ta vào một siêu thị khu bán quần áo đồ chơi cho trẻ em, hầu hết là thuộc gam nóng, nhất là màu hồng. Rõ ràng là những người chế tác vật dụng này, họ có khả năng nhìn thấy hào quang của các e bé hoặc họ bắt chước những người khác nhìn thấy hào quang của em bé. Phải nói là ngược lại, màu đen và màu trắng được người ta sử dụng trong những đám ma ở khắp nơi trên thế giới. Có lẽ chăng, người ta cũng nhìn thấy cái gì đó.


SAO MAI says:

          Em hiểu rồi chị ạ, việc nhìn thấy hào quang không phải là chuyện dễ, mặc dù có rất nhiều cách để tập. Như vậy chứng tỏ là việc này tập rất khó! Cho nên phải có nhiều cách như vậy. Tuy nhiên, nếu có một chút hiểu biết với một chút trí nhớ bình thường; có thêm chút ít suy luận hợp lý, chúng ta cũng trở thành những người có thể nhìn thấy hào quang qua trung gian màu sắc quần áo. Thật vậy, (để phân biệt với màu sắc quần áo đồng phục của những tập thể) chỉ cần quan sát màu sắc quần áo ăn mặc của ai đó một cách vô tình   là chúng ta đã ít nhiều nhìn thấy hào quang của họ thực sự là khá chính xác. Những giải thích của màu sắc chỉ mang tính chất tượng trưng. Nó còn lệ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm bản thân của mình. Biết đâu có những quí độc giả,sau khi đọc xong những bài viết này, rồi với những năm tháng kinh nghiệm chồng chất, quí độc giả sẽ trở thành những chuyên viên, chuyên gia về vấn đề này.

HHN says:

          Mặc dù khả năng nhìn thấy màu sắc không phải là quá khó, nhưng cũng có thể nói rằng không phải là dễ. Có lẽ rất nhiều người muốn tập nhưng không tập được. Do đó sanh ra tâm lý chê bai coi thường, thậm chí là khinh miệt để tự an ủi lương tâm của mình.

Nào chúng ta hãy tiếp tục với màu cam.

Màu cam

          Thật ra màu cam chỉ là một nhánh của màu đỏ. Tuy nhiên, chúng ta chia hẳn một phần để nói về màu cam. Ở vùng viễn đông có một số tôn giáo đã dùng màu cam để chỉ về mặt trời. Chính vì lý do này mà người ở vùng viễn đông hay sử dụng màu cam. Tuy nhiên lại có tôn giáo cho rằng màu xanh dương mới là màu của mặt trời.

          Về cơ bản mà nói, màu cam là màu tốt. Người có hào quang màu cam được người ta đánh giá cao. Đó người có tấm lòng nhân đạo, họ thường giúp đỡ người khác. Người có hào quang màu vàng cam là người tự chủ và có nhiều đức tánh.

          Màu vàng cam pha lẫn với màu nâu thể hiện đó là những người lười biếng. Màu vàng cam còn cho biết sự rối loạn của gan. Nếu màu này xuất hiện ở trên phần gan thì cho biết gan đang bị bệnh. Chúng ta không nên tranh luận với một người có màu xanh cam. Họ chỉ nhìn cái gì có một mặt, thiếu óc tưởng tượng, thiếu sự nhận xét và suy luận.
                                                                                                        

  ( Còn tiếp)


Tagged:

1 comment:

  1. Trời ơi em ơi , nghiên cứu kỹ về màu sắc " Colour therapy " , sao giải thích tùm lum vậy - chị góp ý 1 chút :
    Primary colour : Red , green , Blue tương ứng Hydro , Cacbon , Oxy ......
    secondary : Cyan , Yello , Magenta .............
    Nó là một môn triết học tâm linh có quan hệ với hiện tượng quang phổ và các tia phát sáng . Khi 3 màu chính đạt tới sự mạnh mẻ trọn ven thì phát ra ánh trắng ..... và nhiều thứ nhiều thứ lắm
    Cái này chị được học bài bản , ý chị nói không chắc thì đừng truyền bá chứ ko có ý gì . Xin lỗi nếu làm phiền lòng

    ReplyDelete