Sunday, April 20, 2014





SAO MAI:

Chị HHN à, theo chị con mắt thứ 3 có thể nhìn thấy những gì?

HHN:

Có rất nhiều trạng thái tinh thần và vật chất  mà người ta cho là mình đã nhìn thấy, đã biết, đã nghe hay có cảm giác … về cái gì đó. Việc này có thể xảy ra do các yếu tố khách quan, thí dụ như các kích thích cơ học hoặc sóng điện từ hoặc là các hóa chất … tác động vào não bộ. Hoặc có thể do các yếu tố chủ quan như khi ngủ say, hôn mê, tu thiền định, trạng thái cận tử, nhìn thấy hào quang …

Yếu tố khách quan:

- Bị thôi miên.
- Bị các loại gọi là ma nhập.
- Kích thích các loại cơ học, điện từ … vào não bộ.
- Do tác động của các loại hóa chất: Rượu, thuốc ngủ, chất kích thích …

Yếu tố chủ quan

-  Do tu thiền mở được con mắt thứ 3. 
-  Nhìn thấy cái gì đó vì bẩm sinh có con mắt thứ 3. 
-  Nhìn thấy hào quang do bẩm sinh hay do tập luyện. 
-  Các loại tự kỷ ám thị, ảo giác (Mysticisme, Obsession, Hallucination)
-  Nhìn thấy hình ảnh như một video clip là thuộc về Định Dục Giới. 
-  Nhìn thấy các điểm sáng (thường gọi là Hà sa), một khối sáng (Mô ni châu), một vầng sáng … người mới tu Thiền thường thấy như vậy là việc bình thường. 
-  Nhìn thấy các biểu tượng như những icon ở trên máy vi tính là thuộc về Thiền Hữu Sắc. Điển hình như các con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão... của người Á Châu và Aries, Taurus, Gemini, Cancer ... của người Âu Châu. 
-  Không nhìn thấy gì cả, nhưng vẫn biết là thuộc Thiền Vô Sắc. 
-  Nhìn thấy chút ít, nhưng vẫn hiểu là thuộc Định Vô Tưởng. 
-  Bất chợt thấy ma. 
-  Nhìn thấy hình ảnh trong giai đoạn Cận Tử. Cái thấy này rất giống với cái thấy của người mới tu Thiền Định: Họ thấy một đường hầm, nửa tối nửa sáng hoặc gặp ai đó; có thể quen có thể lạ, nhìn ra xa thấy ánh sáng rực rỡ chói lòa … có người thì thấy mình như đang ở trong một đáy giếng. 

Bản thống kê nói trên, chỉ có tính cách tượng trưng về việc con người có thể nhìn thấy cái gì ở một số trạng thái. Trên thực tế thì số lượng được nhìn thấy là nhiều hơn rất nhiều.

SAO MAI:

Vậy theo chị vì sao lại có nhiều những loại thấy như vậy?

HHN:

Nếu chúng ta quy ước với nhau dựa vào tài liệu Vi Diệu Pháp, thì mình biết rằng con người có cấu tạo gồm 28 Sắc Pháp và có gần 200 Tâm. Nếu Sắc và Tâm ở trạng thái phối hợp, thì số lượng tổ hợp hay phối hợp của Tâm và Sắc với nhau sẽ rất lớn, có lẽ là một con số vô hạn. Do đó, nếu chấp nhận tiên đề này, thì việc nhìn thấy tất nhiên là vô hạn.

SAO MAI:

Em nhớ là lần trước chị đã nói là con mắt thứ ba lệ thuộc vào:

1. Sắc.
2. Tâm.
3. Chất và lượng của định tâm.
4. Cảnh giới tương ưng mà mình đang hiện hữu.

HHN:

Tài liệu truyền thống của Phật Pháp có một tạng kinh gọi là Thủ Lăng Nghiêm. Theo kinh này thì người tu Thiền Định có thể gặp đến 50 ấm ma. Có lẽ vì không có phương án để phân biệt đâu là thật, đâu là giả, người ta đành đưa đến một phát biểu đầy tính chất tiêu cực “gặp Phật giết Phật, gặp Ma giết Ma”.

SAO MAI:

Như vậy thì không còn cách nào khác hay sao?

HHN:

Không hẳn như vậy đâu. Chắc em còn nhớ người ta thường nói “cảnh do tâm biến hiện” hoặc là “Vạn pháp duy tâm”, “Tâm đứng đầu, tâm tạo tác tất cả”. Nếu em cho rằng quan điểm này là vô căn cứ, lạc hậu, quê mùa … thì chị sẽ đưa ra một quan điểm của Tâm Thần Học. Đó là một ngành Y Khoa chuyên nghiên cứu về cái mà người ta gọi là tâm lý, cảm xúc, linh hồn … người Tây phương không có từ ngữ rõ ràng về quan điểm này. Theo bộ môn này, thì tâm lý con người được coi là một bộ phận hữu hình của cơ thể con người. Nó cũng giống như các bộ phận khác như: Tim, não, bao tử … Nó có khả năng tạo ra rối loạn, bệnh hoạn cho các bộ phận khác của con người. Nói một cách khác, nếu ta giải quyết cái căn nguyên gốc rễ là “Tế bào tâm”, hoặc là hiểu được nó; thì mọi việc sẽ khác đi.

SAO MAI:

Ồ! Hay quá nhỉ!

HHN:

Chúng ta có thể làm một thử nghiệm hết sức đơn giản: Bây giờ đang là ban đêm, chúng ta hãy thử nhắm mắt lại. Bạn thấy không? Nó tối đen, nhìn có lẽ đáng sợ vì không ai muốn thấy màu đen trước mắt, ai cũng muốn mở mắt ra càng sớm càng tốt, để thấy lại ánh sáng. Tuy nhiên, bạn chỉ việc tưởng tượng là mình đang đứng ở chợ Bến Thành của thành phố Sài Gòn vào lúc 12 giờ trưa, nắng chói chang gay gắt, trời rất nóng bức không một ngọn gió, chúng ta phải tìm một bóng mát để tránh nắng. Sao Mai và quý vị thấy không, bây giờ bóng tối đã được thay thế bằng ánh nắng của Sài Gòn chỉ bằng một thao tác tư tưởng vô cùng đơn giản. Mình có thể tự chứng minhkhông cần một trung gian nào cả. Rõ ràng là “Tâm nào thì cảnh đó”. Thật vậy, “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

SAO MAI:

Theo chị thì có cách nào mà học mở nhãn được nhanh không?

HHN (cười hiền hòa):

Em biết đấy, thành La Mã không thể xây dựng trong một ngày. Kể cả toán học, chúng ta cũng không thể tiếp cận với bộ môn này bằng những thú vui nhẹ nhàng. Tất cả những bộ môn nghiêm túc đều được hình thành trong những gian nan và khó khăn. Khoa học gia phải trả giá bằng mồ hôi, nước mắt và đôi khi là chính sinh mạng của mình. Chẳng lý thuyết khoa học nào mà được người đương thời đón nhận, đặc biệt đó lại là một lý thuyết mang tính chất cách mạng. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ lý thuyết Tương Đối, lý thuyết Lượng Tử, kể cả lý thuyết Tôn Giáo như Phật Giáo … đều không được chấp nhận. Lý do là người ta không hiểu những lý thuyết này muốn nói gì. Do đó, nếu em muốn học, em phải kiên nhẫn và chịu khó. Chúng ta đang tiếp cận một bộ môn mà cả khoa học lẫn tôn giáo từ trước tới nay hình như đều chưa quan tâm đúng mức.



(Còn tiếp)

4 comments:

  1. Văn Châu Phan6:22 PM

    Không nên chấp vào cái "thấy",dù là "thấy" gì.Tất cả là huyễn (phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng).Nếu không điều chỉnh mà cứ tự mãn với việc "cưa bom" thì...

    ReplyDelete
  2. Văn Châu Phan6:45 PM

    Thật ra cưa bom cũng kg nguy hiểm bằng kiểu tu này!Bom chỉ giết một đời thôi,tu kiểu này không biết chết bao nhiêu đời!Đức Phật nói quả kg sai: Chúng sinh điên đảo vọng tưởng.

    ReplyDelete
  3. Văn Châu Phan8:50 PM

    Điên mà tưởng tỉnh.Ngu đến thế là cùng!

    ReplyDelete
  4. 1 người tu thiền cũng như đang trên con đường trở về nhà tìm lại chính mình..v..v..nếu ta thật sự không thật tế có được bản đồ về nhà,sẽ dể bị lạc & chậm khó là ở chổ lúc mình thiền định.

    ReplyDelete