Monday, April 21, 2014
Monday, April 21, 2014 by UnknownNo comments
SAO MAI says:
Chào chị HHN! Em muốn nghe chị nói
tiếp về chiếc vòng Kim cô. Có lẽ chị bắt
đầu với chiếc vòng kim cô thứ 3. Em phỏng đoán là bài viết về chiếc vòng kim cô
thứ 3 này sẽ đụng chạm tới rất nhiều thành phần trong xã hội, chẳng riêng gì ở
tại việt Nam ,
mà có lẽ khắp nơi trên thế giới. Người ta thường bảo rằng, đây là một đề tài tế
nhị và nhạy cảm. Nói chung, từ trước tới nay mọi người đều tìm cách né tránh,
vì hậu quả không thể nào lường trước được.
HHN says:
Đúng đấy em ạ! Đây là một đề tài
phải bảo thực sự là gay go, không phải người ta tranh luận một cách hòa bình,
mà qua tiến trình của lịch sử nhân loại, người ta đã nói chuyện với nhau bằng
bạo lực.
Chẳng cần phải tìm hiểu về lịch sử
làm gì, quí độc giả chỉ cần theo dõi tin tức thế giới bất cứ ở đâu trên truyền
hình. Các giáo phái không đồng ý với nhau, đã sử dụng đánh bom liều chết, tạo
ra cái chết cho biết bao nhiêu người chẳng liên quan gì đến việc tranh chấp của
họ cả. Người ta còn nhớ sự kiện ngày 11 tháng 9, theo thống kê số tử vong lên
đến con số 2.999 người. Số bị thương có thể là trên 6.000 người. Các chuyên gia
cho rằng nó có nguồn gốc sau đây: khuyến khích tinh thần đoàn kết Hồi giáo, dọn
đường cho sự hình thành một trật tự thế giới mới theo mô hình chuẩn của Hồi
giáo. Trước năm 1300, đại bộ phận các Hoàng Đế ở bên Âu Châu muốn làm vua được
mọi người coi như chính quy, thì cần phải được Giáo Hoàng cấp một chứng chỉ gọi
là phép Thông công. Lần đầu tiên trong lịch sử Âu Châu, vua nước Pháp Philipe
le Bel đứng lên chống lại sự thống trị của thần quyền, cuối cùng là cái chết
của Giáo Hoàng Bonifacio VIII. Từ năm 1095 cho đến năm 1291, đây
là những cuộc hành quân gọi là Thập Tự Chinh, là chiến tranh của người Cơ Đốc
giáo được Giáo Hoàng kêu gọi. Lúc đầu cuộc chiến có mục đích là thu hồi lại
những phần đất mà đạo Hồi đã chiếm, sau này còn rất nhiều lý do khác. Người ta
cho là có trên 10 cuộc hành quân lớn như vậy.
Chúng ta phải lướt qua một số sự
kiện lịch sử để thấy rằng, những tư tưởng bảo thủ ở dưới bất cứ dạng nào cũng
là sự đối nghịch của hòa bình và tiến bộ. Nôm na mà nói, sự thật thì tín đồ nào
cũng cho rằng trường phái của mình là chân lý, là sự thật vĩnh cửu không thể
thay đổi. Trường phái nào cũng có một lý tưởng, một thiên đường riêng của mình;
chỉ có mình là người đi đúng đường, hiểu biết đúng đắn, đúng với sự thật; tự
cho mình là chân chánh. Điều không may cho những trường phái khác là những tín
đồ của trường phái khác bị coi là tà giáo, tà đạo, thiếu hiểu biết, điên rồ….
Sự thật có thể có trường phái nào đó không phải là tôn giáo. Thời gian đầu chỉ
là có những kỹ thuật cùng với những lý thuyết để làm cho con người có sự tiến
hóa về tinh thần; nhưng sau đó những người tiếp nối ở những thế hệ tiếp theo đã
vô tình hay hữu ý tôn giáo hóa. Người ta tự hỏi, phải chăng đó là trường hợp
của trường phái Phật giáo nguyên thủy - Raja Yoga? Thật vậy, nếu chúng ta tin
là có những tài liệu Phật giáo gốc nguyên thủy, thì dường như chúng ta không
thấy sự hiện diện của Thượng Đế, thần linh, phép lạ…. Người ta chỉ nói đến
những kỹ thuật dường như đã được đúc kết
trong những tài liệu gọi là Luận. Và ở đây người ta chỉ đề cập đến tiến trình
cơ học của các thao tác kỹ thuật thiền định. Ai đó có thể tự hỏi, không biết
tại sao trường phái Phật giáo nguyên thủy lại biến thể thành một tôn giáo đa
thần, có quá nhiều vị thần thánh, tín đồ cần phải tế lễ, van vái, cầu xin, dâng
hiến của cải để đổi chác những điều mình mong muốn. Tài liệu của Patanjali đầy
rẫy những chân ngôn, lời nói bí ẩn, nói chung cũng chỉ đề cập đến những kỹ
thuật tập luyện. Thượng Đế ở trong tài liệu này chúng ta có thể hiểu là biểu
tượng của những hiện tượng khách quan tự nhiên.
Ngày hôm nay ngay tại Việt Nam ,
bất cứ ai đó có những ý nghĩ không cùng với mình, thì lập tức được sắp xếp vào
thành phần tà giáo, tà pháp, điên rồ.... Lịch sử của khoa học hiện đại cho
chúng ta biết, những sự tiến bộ, những tiện nghi - nhất là trong lĩnh vực vật lý lượng tử mà
chúng ta đang được thừa hưởng - đều là hệ quả của những lý thuyết cơ học lượng
tử. Vâng, lúc bấy giờ, khi những lý
thuyết này được đề cập tới, thường bị người ta mô tả rằng đấy là những lý
thuyết “điên rồ”. Mà thực tế hiện tượng tự nhiên lại điên rồ hơn chúng ta
tưởng, bất chấp những lý thuyết tưởng như không thể sai được của con người. A
vừa là A, lại vừa là B. Lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng. Chúng ta tin tưởng
vào tính cách đối xứng một vật trong gương; nhưng thế giới của vật lý lượng tử
lại không đồng thuận với quan điểm này! Chúng ta không thể chấp nhận một cái gì
đó ở một địa điểm nào đó mà lại không biết thêm các đặc tính khác. Từ ngữ bất
định làm cho rất nhiều người khó chịu, nhất là các nhà vật lý. Dường như mẹ thiên
nhiên làm khó con người thì phải?! Và điều đó lại càng khó khăn hơn cho những
người bảo thủ.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 nhận xét:
Post a Comment