Bài số 2
Lời thưa của người thuyết minh:
Kính thưa quí độc giả!
Có lẽ ai cũng biết, vẽ ma ai cũng có
thể vẽ được, không cần phải có một khả năng thiên phú, không đòi hỏi một sự
chuẩn bị trước, dựa trên cơ sở là tập luyện. Nhưng vẽ truyền thần thì hoàn toàn
ngược lại. Cũng vậy, bàn bạc, tranh luận, đánh giá các lý thuyết về kỹ năng
xuất hồn… thì ai cũng có thể làm được cả. Nhưng hiểu được lý thuyết, thực hành
(practice) kỹ năng xuất hồn thì có lẽ lại là một vấn đề khác.
Có lẽ để động viên những người tu hành, cho nên tác giả
Lobsang Rampa cho là ai cũng có thể hiểu và thực hành được, chỉ cần thực tập,
thực tập, thực tập… là mọi việc OK rồi! Nếu chúng ta để ý từ những chương đầu
tiên đến những chương cuối cùng của tài liệu You-Forever, chúng ta sẽ thấy tác giả luôn luôn
nhấn mạnh:
“Dealt with the method of getting ourselves into the trance
stage” và phải “ We have to practice that several time” để chúng ta có thể “We
can get into the trance stage” (Chúng ta phải giải quyết về vấn đề phương pháp để có thể đạt được trạng thái tâm lý trống vắng. Do đó, chúng ta phải
tập luyện và tập luyện…để cuối cùng, chúng ta đạt được trạng thái trống vắng).
Kính thưa quí độc giả!
Có lẽ tác giả
đã cố tình đơn giản hóa, tránh sử dụng từ ngữ nhập định mà lại sử dụng một
thuật ngữ của bộ môn thôi miên là “trance stage”. Như quí độc giả đã biết, với từ
ngữ thì thông thường người ta nghĩ ngay tới trạng thái hôn mê, không
biết gì cả, hay là sự mất ý thức.
Trên thực tế có lẽ việc tập xuất hồn không đơn giản như vậy. Điều này có nghĩa là không phải ai cũng có thể tập được chỉ với mỗi một việc là thực tập và thực tập... Chắc quý độc giả còn nhớ, đây là một tài liệu bán chạy nhất (Best seller) một thuở nào đó trong thời gian trước đây. Có lẽ thời gian đó cách đây cũng đã lâu lắm rồi. Nhưng hình như thời ấy cũng không ai thực hiện được cả. Hoặc có thể có người thực hiện được, nhưng không công bố ra. Do đó, người ta đã đặt ra một số giả thuyết về trường hợp này như sau:
1.
Phải
chăng đây là một tài liệu giáo khoa giả hiệu.
2.
Đây
là một tài liệu giáo khoa thực sự, nhưng vì thiếu hiểu biết chuyên ngành - cụ
thể là kỹ năng thiền định. Do đó không thể tập được.
Rất có thể tài liệu giáo khoa này,
đòi hỏi những kỹ năng chuyên ngành cao hơn người ta tưởng, dường như bản lĩnh
thiền định là yếu tố cần thiết. Mặt khác, còn đòi hỏi phải có một sự hiểu biết
sâu sắc về bộ môn luận của Phật giáo nguyên thủy?
Chúng ta trích dẫn một lời phát biểu sau đây như một bằng chứng cho nhận xét nói trên: “Thought is where you want it to be.
That is a formula which really can assist us to get out of the body.” (Xin phép
phỏng dịch: Tư tưởng, cái tâm của mình nó sẽ ở đâu do chính mình muốn. Đó là
một công thức thực sự giúp đỡ chúng ta để thực hiện kỹ năng xuất hồn.)
Kính thưa quí độc
giả!
Chúng tôi xin phép được nhắc lại. Giả thuyết là tác giả Lobsang Rampa là một Lạt Ma Phật giáo Tây Tạng - được học tập, quán triệt rất kỹ lưỡng và thấu đáo bộ môn Vi Diệu Pháp. Và ở đây tác giả đã sử dụng từ ngữ "tư tưởng". Nhưng chúng ta phải hiểu từ "tư tưởng" là cấu tạo tâm của một thực thể. Muốn hiểu cấu tạo tâm, cấu tạo sắc của một thực thể thì đòi hỏi người đọc phải có kiến thức toàn bộ về bộ môn Vi Diệu Pháp. Rất có thể, nhằm mục đích phổ biến kiến thức huyền môn, tác giả đã Tây phương hóa các kiến thức cốt lõi của tài liệu VDP? Rất mong nhận được những trao đổi quý giá từ quí độc giả qua hòm thư: thiendinh.hhn@gmail.com hoặc mong nhận được sự đóng góp qua phần bình luận của quý vị!
Chúng ta bắt đầu bài
số 2.
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chúng ta không có cách nào để rời bỏ cơ thể vật chất, bởi lẽ văn hóa của người
Tây phương nói chung, khoa học của người Tây phương nói riêng, đã đào luyện cho
chúng ta để không tin tưởng vào những điều tương tự.
Trẻ em tin tưởng vào những câu
chuyện thần tiên, chỉ có những ai có thể thấy và chuyện trò với những thực
thể siêu nhiên mới tin và hiểu. Biết bao nhiêu trẻ em đã chơi đùa với nhưng thực thể vô hình.
Đối với người trưởng thành thì cho là trẻ em sống trong thế giới tưởng tượng. Trẻ em nói chuyện với những người bạn vô hình mà người trưởng thành đa nghi
không thể nhìn thấy được. Đối với trẻ em thì đó là những người bạn có thật.
Người trưởng thành cho là trẻ em đã
nói dối hoặc sống trong tưởng tượng. Thế rồi trẻ em đã bị thôi miên, bị thuyết phục bởi những tư
tưởng đó để tin là không có những thực thể ở thế giới siêu nhiên.
Hầu hết tâm (linh hồn) mọi người đều rời bỏ thân
xác vật lý trong giấc ngủ ban đêm. Khi tỉnh dậy, họ nói rằng họ đã có một giấc
mơ. Lại một lần nữa, nhân loại được học hỏi là đời sống trên trái đất là có
thật và người ta không thể xuất hồn trong khi ngủ. Do đó, những kinh nghiệm
tuyệt vời đã được hợp lý hóa thành những giấc mơ.
Rất nhiều người tin rằng họ có thể rời
bỏ thân xác theo ý muốn của mình và du hành thật xa, thật nhanh; rồi quay
trở lại thân xác sau nhiều giờ với đầy đủ các kiến thức và trải nghiệm mà họ đã có được khi xuất hồn. Điều này có thể làm được với điều kiện là họ phải đạt được sự định tâm và họ phải tin rằng họ làm được. Nếu ai đó không tin vào điều này thì không thể nào làm được. Vì trở ngại lớn cho việc xuất hồn là sự sợ hãi.
Sợ hãi là một lực cản trở, nó giống như một cái phanh xe (cái thắng) cho công việc này. Người ta cho rằng nếu xuất hồn thì người ta sẽ chết. Với ý nghĩ là khi xuất hồn ra khỏi thân xác thì người ta không thể quay lại thân xác vật lý của mình nữa, và điều này làm cho họ vô cùng kinh sợ! Hơn nữa, họ cũng e ngại rằng trong khi xuất hồn sẽ có những thực thể khác như ma, quỷ bước vào chiếm hữu và sử dụng thân xác của mình. Việc
này hoàn toàn không thể xảy ra được, trừ khi sự sợ hãi chính là cánh cửa mở ra
để đón chào những thực thể không rõ nguồn gốc. Một người không sợ hãi thì sẽ chẳng có việc gì xảy ra cả, vì sợi dây bạc không thể đứt trong khi xuất hồn. Không
có ai có thể xâm chiếm cơ thể của mình; trừ khi sự sợ hãi sẽ chính là sự mời mọc
các thực thể khác xâm chiếm cơ thể của mình.
Chúng ta luôn có thể quay về cơ
thể vật chất bất cứ lúc nào. Nó giống như việc ta nằm mơ đi đâu đó rồi quay trở về thân xác mà khi
tỉnh dậy chúng ta hoàn toàn bình thường. Việc cản trở lớn nhất chính là nỗi sợ hãi. Sự sợ hãi chính là nguyên nhân tạo ra các mối nguy hại.
Tư tưởng và lý luận là hai vấn
đề tạo thành một bài toán khó cho việc thực hiện xuất hồn. Hai yếu tố nói trên đã làm
cho chúng ta không dám leo lên những đỉnh núi cao. Lý luận bảo chúng ta rằng chúng ta có thể bị trượt té và tan ra từng mảnh. Do đó, chúng
ta phải tìm cách loại bỏ tư tưởng và lý luận.
Có bao giờ bạn suy nghĩ về vấn đề tư
tưởng? Tư tưởng là gì? Tư tưởng ở đâu? Phải chăng lúc chúng ta suy tưởng thì
tư tưởng ở trên đỉnh đầu, ở đằng sau não bộ, ở trước trán, hay ở 2 bên tai?
Khi chúng ta nhắm mắt thì chúng ta có thể ngừng suy nghĩ được hay không?
Không! Khi chúng ta tập trung ở đâu, thì tư tưởng ở đó. Chính sự hiểu biết đơn
giản và nền móng này giúp chúng ta trong việc xuất hồn và có thể
du hành sang thế giới bên kia. Nó giúp chúng ta du hành sang thế
giới bên kia một cách nhẹ nhàng như một làn gió thoảng.
Chúng ta nên suy nghĩ về điều
này, đọc đi đọc lại bài viết này và suy nghĩ về vấn đề tư tưởng. Tư tưởng làm chúng
ta lùi bước như một rào cản.
Hãy lấy một thí dụ, có một hôm nào đó chúng
ta ở trong một ngôi nhà giữa vùng hoang vắng một mình giữa ban đêm điện mất. Ở ngoài thì gió đang hú lên từng cơn; bạn có
thể âu lo vì sợ những kẻ trộm, cướp; hoặc tưởng tượng là ai đó nấp ở sau màn cửa, sẵn sàng nhảy ra
để chụp lấy bạn. Hay nhiều khi thần hồn nát thần tính, bạn có thể tưởng tượng ra nhiều điều kinh dị khác qua những bộ phim kinh dị mà bạn đã từng xem. Đó, chúng ta thấy không? Tư tưởng có thể làm hại chúng ta như vậy.
Và khi bạn bị đau răng, phải đến nha sĩ. Ngồi trên ghế, bạn đã tưởng tượng nó đau như thế nào. Nha sĩ vừa cầm ống tiêm bạn đã sợ đến tái mặt. Tại sao vậy? Vì bạn nghĩ rằng nó sẽ đau lắm! Chiếc kim sẽ cắm vào lợi của mình, rồi nha sĩ sẽ lấy kìm nhổ
chiếc răng đầy máu. Rất có thể bạn sợ đến ngất xỉu. Chính
bạn đã cung cấp sự sợ hãi cho mình, Tư tưởng và năng lượng tập trung vào làm cho bạn cảm thấy cái răng trở nên đau hơn. Đã bao giờ bạn tự hỏi tư tưởng ở đâu chưa nhỉ? Tư tưởng ở trong đầu. Tư tưởng sẽ ở đâu, nếu chúng ta
tập trung tinh thần ở đó. Tư tưởng sẽ ở trong bạn, nếu bạn nghĩ là tư tưởng ở trong
mình. Sự thật tư tưởng nó sẽ ở đâu đều do mình muốn, nó do sự hướng dẫn
của chính bản thân mình.
Mong quí độc giả ghi nhận “ người ta
tập trung tư tưởng ở đâu, thì nó ở đó” (Thought is where you concentrate)
(Một lần nữa, HHN xin phép nhắc lại, những lời phát biểu tương tự như thế này thực sự đã
bắt nguồn từ tài liệu Vi Diệu Pháp. Tài liệu này mô tả cấu trúc của một
thực thể theo Đệ nhất nghĩa đế gồm có rất nhiều thành phần, tùy trường phái
luận mà số lượng có khác nhau. Nhưng ở đây chúng ta chỉ chú ý đến hai thành
phần là: cơ thể vật chất và tư tưởng cộng với
lý lẽ. Có thể 3 từ ngữ này được hiểu là:
-
Sắc
– Vật chất
-
Tâm
– Tư tưởng
-
Lý
lẽ - Thức
Theo quan điểm của Vi Diệu Pháp, những thành phần này (sắc, tâm và lý lẽ) hoàn toàn không
cố định, chúng luôn luôn biến đổi vì rất nhiều lý do. Cụ thể như là yếu tố vật
chất ở cảnh Dục giới có thể có đến mấy chục yếu tố và tương thích với mấy trăm
yếu tố tâm. Nhưng ở cảnh giới Sơ thiền hữu sắc, thì yếu tố tâm Vương cộng với
khoảng 35 tâm Sở rõ ràng đã giảm đi một cách rõ rệt so với cấu tạo sắc và tâm ở
cảnh dục giới. Chính vì lý do này mà có thể những quí độc giả đã từng tu thiền định ý thức được về cái tôi của mình rất rõ ràng, nhưng vẫn theo nhiều người trong số họ kể lại thì họ ý thức được cái tôi mà lại không thấy thân xác vật lý mình đâu! Hiện tượng này vô
cùng phổ biến, mà cũng chẳng ai hiểu tại sao!
Với tài liệu Vi Diệu Pháp, thì
việc này hoàn toàn có thể giải thích được. Khi tập trung tư tưởng thực sự, số
lượng tâm Vương và tâm Sở tương thích với cảnh giới hữu sắc, thân xác vật lý
lại cấu tạo số lượng sắc nguyên vẹn. Do đó, vô tình người tập trung tư tưởng
này đã xuất hồn một cách ngoài ý muốn. Thật vậy, nếu ai đó hỏi họ rằng bạn có
xuất hồn bao giờ chưa, thì họ sẽ trả lời là chưa hề xuất hồn bao giờ! Sự thật
đã xảy ra hiện tượng này, mà rất nhiều người tu thiền định không hề hay biết. Họ chỉ thuật lại đơn giản là: "tôi không thấy thân xác")
(
Còn tiếp)
YMy thấy việc xuất hồn khi hành rất khó để mọi người đạt được. Nên tìm hiểu và tham khảo! Điều đó sẽ rất tốt cho ta khi thiền định.
ReplyDeleteTa phap
ReplyDeleteMọi giới do Tâm sinh mà có.. Cảnh giới nào củng có .. Tâm là giác ngộ tự có sẳn tròn đầy.. Nhưng phải cám ơn kiếp người cho ta trải nghiệm nhìn thấy Tự tánh.. Mọi cảnh giới thật ra không nên phải thấy
ReplyDelete