Saturday, April 5, 2014



-         Tìm hiểu và thực tập theo thuyết của tác giả Lạt Ma Lobsang Rampa
-         Xuất hồn có thể đáp ứng hai yêu cầu:
1.     Điều kiện ắt có và đủ của các lớp thiền định
2.     Chủ động trong cái chết

SAO MAI says:

Chào chị HHN!

Theo chỗ em biết thì có thiếu gì phương pháp để thực tập việc xuất hồn. Chỉ cần đánh mấy chữ Obe là chúng ta có một dãy dài vô tận nói về việc xuất hồn. Mặt khác, em có đọc trong những tài liệu thôi miên của người Pháp, thì được biết thôi miên ở một giai đoạn nào đó có thể làm cho người ta xuất hồn. Thực tế em từng chứng kiến một buổi thôi miên. Người thôi miên dẫn dụ bằng tiếng nói và năng lượng của con người, hai bàn tay mở ra, kéo từ trên vai xuống dưới bụng, có khoảng cách với người bị thôi miên khoảng 5 - 7 cm, chỉ 5 - 7 phút trôi qua, thì người được thôi miên đã chìm vào giấc ngủ thôi miên. Sau khi được làm tỉnh lại, người bị  thôi miên có kể lại như sau. Theo hướng dẫn bằng tiếng nói của người thôi miên, người bị thôi miên đã đi đến một rạp hát, có vào mua vé và đưa vé cho người kiểm soát, có xem một khúc phim… sau đó trở về thân xác. Hiện tượng này đối với khoa học hiện đại thì cho là ảo giác, ảo ảnh…. Đối với quan điểm của một số trường phái, thì cho đây là cảnh hữu sắc!

Chị HHN à! Vậy thì ai đúng, ai sai? Giả thuyết câu chuyện kế trên là có thật, thì việc tập luyện xuất hồn làm chi cho cuộc đời thêm rắc rối? Kể cả việc chọn tác giả Lobsang Rampa để học hỏi thực tập có vẻ quá vất vả!

Mặt khác, chị HHN à! Em có tham khảo vấn đề này trong wikipedia. Hầu hết các khoa học gia đều cho rằng xuất hồn chỉ là ảo giác, ảo tưởng. Đó là hệ quả của tâm, sinh, lý, hóa của não bộ con người. Cụ thể là thế này, người ta kích thích não bộ ở một số điểm nhất định nào đó thì tạo ra cảm giác xuất hồn.

HHN says:

Theo chỗ chị nghĩ thì đây là một công việc khá đơn giản, hình như “sự thật vốn đơn giản”, đơn giản đến mức người ta không ngờ. Nếu tác động tâm, sinh, lý, hóa… tạo ra được trạng thái xuất hồn thì có gì là mâu thuẫn đâu? Thật vậy, có rất nhiều hiện tượng khách quan, chủ quan làm cho người ta xuất hồn. Cụ thể là nếu có một cái hồn nào đó đã tách ra khỏi thân xác vật lý. Chúng ta có thể kể ra rất nhiều nguyên nhân đưa đến trạng thái xuất hồn; chứ chẳng riêng gì tác động tâm, sinh, lý, hóa… tạo ra trạng thái xuất hồn.

-         Cơ thể vật chất hư hỏng vượt qua một giới hạn nào đó thì cái hồn không thể tồn tại được, tự động tách ra khỏi cơ thể vật lý. Thông thường người ta gọi là cái chết.

-         Cơ thể vật lý bị hư hỏng ở một mức độ nào đó, tuy nhiên có thể phục hồi được do tác nhân là con người, hoặc do tác nhân khác là tự phục hồi. Có lúc cái hồn đã đi ra khỏi thân xác trong cơn mê sảng, có thể là trạng thái cận tử, sau đó lại phục hồi ở trạng thái nguyên trạng.

-         Thiền định, nếu bước qua định dục giới, khi đạt đến sơ thiền hữu sắc thì cái hồn không còn tương thích với cơ thể vật chất với khoảng mấy chục yếu tố sắc pháp. Giải thích theo Vi Diệu Pháp, thì cấu tạo tâm và cấu tạo sắc pháp không còn tương thích. Chính vì lý do này, con người mất đi những bản năng vốn có như là: bản tánh sắc, ….

-         Các hóa chất khi tác động đến cơ thể vật lý vượt qua một số giới hạn nào đó, thì cơ thể vật chất và cái hồn không còn tương thích.

-         Và còn nhiều trường hợp khác….


SAO MAI says:

Em cũng có vài người bạn, họ đã có đọc tài liệu You-Forever một cách hết sức kỹ lưỡng. Một trong số những người bạn này của em đang sống ở bên Úc,  có thắc mắc như sau. Theo tác giả nói trên, thì một con người bình thường có đến 9 loại con người lồng trong một con người. Em đồng ý đây là một quy ước, một sự mặc định. Họ cho rằng đây là một nghịch lý, không thể nào có hai vật cùng hiện hữu một lúc trong cùng một không gian. Nôm na mà nói, một cái ly chứa được một lít nước, đã có một lít nước, thì không thể nào đổ thêm một lít nữa được, mà đổ thêm 9 lít thì lại càng không thể được (It is impossible for two objects to occupy the same space )

HHN says:

Sao Mai à, chỉ cần có chút ít kiến thức vật lý là có thể hiểu vấn đề một cách dễ dàng bằng những mô hình vô cùng đơn giản, mà có lẽ ai cũng có thể hiểu được.
Trước nhất, chúng ta nên phân biệt các loại thân xác mà tác giả nói trên đề cập tới:

-         Thân xác vật lý (Physical body)
-         Hồn ( Soul)
-         Thể vía (Astral body )
-         Thể phách (Etheric body)
-         Vv…

Những tưởng chúng ta nên nhắc lại, Lobsang Rampa thuộc trường phái Tây Tạng Phật giáo. Tất nhiên, ông quan niệm về cấu tạo các loại thực thể hết sức mềm dẻo, đa dạng về chủng loại, phong phú về mặt cấu tạo tâmsắc. Do đó, chúng ta có thể hiểu được rằng các loại  thực thể kể trên có cấu tạo tâm và sắc khác nhau về số lượng, khác nhau về cấu tạo. Bởi thế chúng có thể hiện hữu cùng một điểm, cùng một thời gian không gặp trở ngại nào cả.

Để minh họa vấn đề này, chúng ta có thể lấy một thí dụ khá đơn giản:

-         Lấy một không gian bất kỳ, trên mặt nước biển 1m, khung tham khảo là không gian 3 chiều… Trong không gian này có rất nhiều tính chất vật lý hiện hữu. Một vật bất kỳ nào đó khá phổ thông như cái bàn, cái ghế chẳng hạn: có khối lượng,  trọng lượng, sự hiện hữu của cả 4 lực tương tác…. Nói tóm lại, trong cuộc sống đời thường, hiện tượng này thường xuyên xảy ra bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào, chứ không phải là một hiện tượng hiếm hoi gì.


Sao Mai says:

Em hiểu rồi chị ạ! Xin chị vui lòng cho biết ý kiến về phần đầu của câu hỏi.

HHN says:

Từ ngữ "hồn" là một từ ngữ mang đầy tính chất mơ hồ. Thậm chí như một ngôn ngữ phổ thông là tiếng Anh, cũng có rất nhiều từ ngữ để chỉ cái hồn: Soul, Spirit, Subtle body, Etheric body, Mental body, Astral body…

Sự hiện hữu và tồn tại của cái hồn hay là cái tôi gì đó….được thấy rõ nhất ở hai hiện tượng: đầu thai, tái sanh, cận tử…Đây là những hiện tượng có thể bảo là thụ động. Tuy nhiên, lại có những hiện tượng chủ động như: thiền định, thôi miên, sử dụng hóa chất….

Theo một số tài liệu của người Pháp trong lĩnh vực thôi miên, người ta có ghi lại là: với kỹ thuật thôi miên ở một mức độ nào đó thì có một đám mây mù tụ lại từ từ theo hình dáng của người bị thôi miên (điều này không kiểm chứng được).

Trường phái thiền định thì lại cho biết, có những trường phái thiền định sử dụng kỹ thuật nào đó để xuất hồn, mục đích là để đi lên những cảnh giới cao hơn nữa, mà người ta cho là để học đạo. Tuy nhiên, mọi việc lại không suôn sẻ như vậy. Trên con đường đi đâu đó lại xảy ra đụng độ mang tính chất bạo lực với những thực thể ở cõi giới khác ( điều này không thể kiểm chứng được).

Còn rất nhiều trường phái không thể kể hết.

Kính thưa quí độc giả!

Sở dĩ chúng ta chọn giả thuyết của tác giả Lobsang Rampa vì tài liệu này tương đối rất chi tiết và có thể bảo là mang tính chất logic cao, giải thích dễ hiểu, ít nhiều phù hợp với vật lý hiện đại. Mặt khác, còn chứa đựng tính chất sư phạm khá phổ biến (Ở đây chúng ta không đề cập đến giả thuyết này là khoa học hay là khoa học giả hiệu)

Chúng ta chọn cách tiếp cận với tác phẩm này bằng cách nào đây?

Tác phẩm được viết bằng tiếng Anh. Đây là một ngôn ngữ phổ biến có lẽ ai cũng biết ít hay nhiều. Dường như người ta có dịch ra tiếng Việt Nam.

Kính thưa quí độc giả!

Ai cũng biết chúng ta có thể mua một giáo trình tiếng Anh, tiếng Pháp, toán, vật lý… của một hệ thống giáo dục nào đó ở hiệu sách. Tất nhiên, cũng có người tự học, nhưng hầu hết chúng ta cần phải có người hướng dẫn gọi là thầy. Tài liệu You-Forever cũng không ngoại lệ. Thiết tưởng chúng ta cần phải có ai đó am tường về vấn đề này trong lý thuyết cũng như thực hành. Ngay cả vấn đề ngôn từ, các bộ môn đều sử dụng những thuật ngữ mang tính chất chuyên đề. Ví dụ động từ spin là tự quay trên mình, những ai học tiếng Anh đều hiểu từ spin này mang ý nghĩa như vậy. Cụm từ "bất định" cũng không ai lạ gì. Nhưng trong vật lý lượng tử, chúng lại mang những  ý nghĩa khác hẳn. Nói một cách khác, chúng ta cần phải có một người để giải thích các từ ngữ chuyên ngành.

Chúng tôi sẽ chọn cách phỏng dịch, thuyết minh, minh họa, đóng góp ý kiến và căn cứ vào những kinh nghiệm thực tế nữa. Tài liệu này cũng như các tài liệu khác thuộc bộ môn này, có những khó khăn sau đây:

-         Được coi như  “một đứa con ngoại hôn” của vật lý
-         Bộ môn "ngoài luồng” của kiến thức nhân loại
-         Từ ngữ mang đầy tính chất mơ hồ
-         Những hiệu ứng mang tính chất chủ quan.
-        Đích thực là thiên đường, cho những ai thích tranh luận hơn là thực hành

( Còn tiếp)


2 comments:

  1. Lena Nguyen3:08 PM

    cam on ban nhe,minh rat can thong tin ve viec nay

    ReplyDelete
  2. Lena Nguyen3:08 PM

    neu ban co them thong tin xin ban hay dang nhe ban ,vi minh rat can hoc va tim 1 nguoi gioi ve thien xuat hon hoat thoi miem cung duoc ,minh muon buoc ra duoc khoi cai xat vat ly nay ,de di tim me minh do,minh ko muon bat cu viec j het ,chi mong tim gap me minh ,hau qua cua viec nay co ra sao minh chiu ganh lay het ,dung l ,....noi la cai chet ,du phai xuong dia nguc minh cung chiu,minh la phat tu nhung mong thiet tha cua minh ko phai la ve tay Phuong,hay len coi troi j het ,minh mong tim ra me minh,du phai tro thanh cai di nua cung phai gap duoc me,va y muon do ko co thoi gian ,ko gian ,than thanh co the can tro duoc.

    ReplyDelete