Lời thưa của người thuyết minh:
Kính thưa quí độc giả!
Sở dĩ chúng tôi phải chọn mô hình
này là để thuyết minh chứ không phải là dịch hoặc phỏng dịch. Như phần
đầu chúng tôi đã thưa cùng quí độc giả - rất có thể có một tác giả tên là
Lobsang Rampa - đã viết tác phẩm này. Ông đã sử dụng những ngôn từ và hình ảnh phù hợp
với văn hóa của thế giới Tây phương thời bấy giờ. Do đó, tác giả đã phải chuyển đổi tư tưởng
của Phật giáo Tây Tạng thành những ngôn từ cho phù hợp với văn hóa và tư tưởng của người Âu Châu để những người sống trong thời đại đó có thể hiểu được những suy nghĩ của ông . Tác giả đã đơn giản hóa, mô hình hóa nhiều kiến thức hiểu
biết của ông mà nó có lẽ còn xa lạ, không hiện hữu một cách phổ thông trong xã hội của người Tây phương lúc trước cũng như ngày
hôm nay.
Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi
xin mạn phép tác giả cũng như quí độc giả, đề xuất một lối thuyết minh không
biết có quá táo bạo hay không? Vì nó
đụng chạm đến khoa học cũng như huyền môn.
Kính thưa quí độc giả!
Tác giả đã dùng nhiều từ ngữ để mô tả những yếu tố khác của một cơ thể. Và điều này chắc chắn sẽ làm cho một người không chuyên ngành khá bối rối.
Khi người tu
thiền định đạt một thành tích nào đó sẽ có một nhận thức hoàn toàn khác hẳn nhận
thức của cuộc sống bình thường. Họ hiểu
thế nào là vật chất? Bình thường mà nói, chúng ta hiểu vật chất là: Cái bàn, cái
ghế, cái xe, con chó, con mèo…Có nghĩa là một vật tồn tại, chiếm một khoảng không
gian mà con người có thể nhận biết qua các giác quan bằng cách nhìn thấy hoặc sờ thấy. Khái niệm vật chất này do kinh nghiệm thực
tế của bản thân cũng như việc tập huấn do cha mẹ và nền giáo dục lâu đời đã để lại cho
chúng ta. Cái gì không có tính chất, đặc điểm như những điều vừa nêu, chúng ta không coi là vật
chất.
Trong thiền định, người ta coi là
vật chất ở 3 dạng khác nhau (một điều mà những người có tri thức luận khoa học của thế gian từ trước tới nay chưa khám phá được về thế giới tinh vi hơn sẽ không thể chấp nhận được):
1.
Như
qui ước trong đời thường của con người, thế giới của chúng ta đang sinh sống là thế
giới vật chất. Nó thực sự hiện hữu trong sự thấy biết bằng khả năng mắt thường của con người.
2.
Thế
giới chỉ có hình ảnh trong tư tưởng của con người. Đối với người tu thiền
định, đó cũng là một loại thế giới vật chất hiện hữu. Người ta đưa ra một
lập luận rằng: nếu thế giới này là ảo không có thật, thì tại sao chúng
ta lại nhận biết bằng những giác quan?
3.
Thế
giới chỉ có tư tưởng, không có hình ảnh. Thí dụ như: từ bi, bác ái, nhân ái….
Đối với người tu thiền định, đây cũng là một dạng vật chất và nó thực sự hiện hữu.
Cũng như trên, nếu nó không hiện hữu thì làm sao chúng ta biết được.
Kính thưa quí độc giả!
Khái niệm về cảnh giới như: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới là một khái niệm mà người Tây
phương không thể khái niệm được. Có thể vì lý do này, chúng ta không thấy người Tây phương đạt được một đẳng cấp nào đó trên con đường tiến hóa thực sự, và tiến đến mức cuối cùng là đạt được yếu tố: Santi.
Chính nền văn
hóa lâu đời và sự phụ thuộc vào những nền khoa học đã được khám phá từ trước đã cấu thành nên tư tưởng và luận lý hình thức trải qua quá nhiều thế kỷ, ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ của người Tây phương - đã
tạo ra một rào cản không thể vượt qua được của họ. Chúng ta đều biết rằng còn có rất nhiều điều khoa học ngày nay chưa thể khai thác và khám phá được.
Khái niệm
cảnh giới và cấu tạo các thực thể tương ưng với các cảnh giới là những kiến thức mà quí độc giả có ý định muốn tập luyện bộ môn này nên tìm hiểu và trang bị cho mình. Cần có kiến thức quý báu này để khi may mắn đạt được
một thành tích nào đó (tất nhiên cũng do sự nỗ lực của quí độc giả) chúng ta
không rơi vào trạng thái hoang mang. Thật vậy, trong những bài học này, tác giả
Lobsang Rampa cũng có đề cập đến các thực thể ở các cảnh giới. Theo ý kiến của
người thuyết minh: Mặc dù đã được tác giả Lobsang Rampa cảnh báo trước về điều này, nhưng giả
thuyết là có một vị người Âu Châu nào đó đã tập luyện và đạt được những kết quả ban đầu - cũng sẽ vô cùng bối rối khi gặp gỡ những thực thể (linh hồn), hay những thân nhân đã
chết. Vì họ đã có một lối mòn suy nghĩ là những cái gì không hiện hữu ở thế giới vật
chất của cuộc sống đời thường thì là ảo, là mơ, là không có thật.
Chúng tôi hy vọng phần đóng góp này là trợ thủ đắc lực trên con đường thực hành thiền định, hoàn thiện chính mình của quý độc giả.
Chúng ta bắt đầu Bài Số 3
Nhân loại ở
Âu Châu được giáo dục là: tư tưởng và lý luận là hai yếu tố tạo sự khác biệt
giữa con người và loài vật. Nếu chúng ta không kiểm soát được tư tưởng, thiếu
luận lý thì chúng ta còn kém hơn cả loài cầm thú. Cuộc sống trong thế giới tự nhiên xung quanh ta có rất nhiều loại thú. Đương nhiên chúng là loài thiếu tư tưởng và lý luận; nhưng chúng lại có
những khả năng, hay giác quan mà con người - được trang bị tư tưởng và lý luận - không có. Vậy thì, thú vật dường như có một hệ thống tri giác khác chúng ta.
Có nên chăng chúng ta hãy sử dụng một
kỹ thuật nào đó để từ bỏ tư tưởng và lý luận, biết đâu chúng ta lại sở đắc được
một loại giác quan mà chúng ta chưa từng có. Chúng ta thử tìm một chỗ nào đó để có thể ngồi hoặc nằm một cách thoải mái và dễ chịu nhất. Hãy tìm một chỗ yên tĩnh ở đâu đó mà chúng ta có thể
hoàn toàn thư giãn, không ai làm phiền bạn. Nếu có thể, chúng ta hãy tắt đèn đi.
Chúng ta hãy tập trung suy nghĩ về những tư tưởng của mình, hãy nhìn vào những
tu tưởng của chúng ta. Hãy thử xem có những suy nghĩ len lỏi vào ý thức chúng ta như thế nào. Đó có
thể là ý nghĩ nhớ lại về việc cãi nhau với một người đồng nghiệp ở trong sở; ý nghĩ
về việc chưa được lãnh lương; ý nghĩ về giá cả đời sống quá cao, ý nghĩ về tình
hình thế giới... Chúng ta phải tìm cách quét sạch tất cả những suy nghĩ này đi!
Bạn hãy hình dung rằng bạn đang
ngồi trong một căn phòng tối đen, ở trên cao của một cao ốc. Ở đằng trước bạn
là một cửa sổ thật lớn, được che bởi một màn cửa màu đen, chỉ có một màu đen
không có hình vẽ nào cả, không có gì để tạo ra sự chia trí của bạn. Chúng ta
hãy tập trung vào sự mù lòa của màu đen tối này. Bạn phải chắc chắn rằng không
có tư tưởng nào lướt ngang qua ý thức của bạn (cụ thể là ý thức này là một màn
đen kịt). Nếu có tư tưởng nào định xâm nhập vào ý thức của bạn thì bạn phải
đẩy ra ngoài lề. Chúng ta hoàn toàn có thể làm được việc này. Thật ra việc này
rất đơn giản, chỉ cần thực tập nhiều lần. Đôi khi những tư tưởng cũng lóe lên. xen kẽ trong ý
thức đang tưởng tượng sự tối đen, dày đặc. Bạn hãy đẩy nó trở lui, bắt buộc nó phải thối lui; sau đó bạn lại tiếp tục tập trung vào sự mù lòa đen tối. Bạn có muốn kéo tấm
màn đen tối, để thấy những gì ở phía bên kia hay không?
Lại một lần nữa, bạn chăm chú nhìn
vào tấm màn cửa đen tối trong tưởng tượng. Bạn lại thấy rằng có rất nhiều tư tưởng kỳ
lạ muốn xâm nhập vào ý thức của mình, chúng cố gắng tạo ra một con đường đi để
tiến vào tâm điểm của sự chú ý cuả bạn. Hãy đẩy chúng trở lui, bạn hãy đẩy
chúng trở lui với nỗ lực của ý thức của mình. Bạn hãy từ chối những tư tưởng đó
lén lút đi vào ý thức của bạn.
Rồi đến một lúc nào đó, sau những nỗ
lực liên tiếp, bạn có khả năng duy trì màn tối mù lòa trong một khoảng thời
gian ngắn. Bỗng nhiên có lúc bạn thấy dường như có một cái gì đó lóe lên,
giống như bức màn đêm này bị xé rách một lỗ nhỏ. Chính vào lúc này, bạn có khả
năng để thấy biết những gì xa hơn nữa so với những hiểu biết thông thường của đời sống con người. Đây là một
thế giới có những chiều không gian khác, mà ở đó không gian và thời gian có
những ý nghĩa hoàn toàn mới mẻ.
Bằng cách thực tập kiên trì và liên
tục, bạn nhận ra một điều rằng, bạn có thể kiểm soát được tư tưởng như những
bậc đàn anh và các chân sư đã từng làm.
Hãy thực tập, hãy cố gắng nếu bạn
muốn tiến hóa. Bạn có thể vượt qua những tư tưởng không thể kiểm soát được.
Trong những trang vừa rồi, chúng ta
đề cập đến vấn đề tư tưởng. “ Tư tưởng sẽ ở đâu khi bạn muốn nó ở đấy”. Đó là
một công thức. Nó thực sự giúp bạn để có thể thoát ra khỏi thân thể vật lý, du
hành đến thế những giới siêu nhiên mà bạn mong muốn. Nào chúng ta nhắc lại công thức này. (Mong quí độc giả
không thấy phần này là thừa. Ngược lại, ta phải hết sứt chú ý tới nó. Nó có thể là chiếc chìa khóa giúp con người xuất hồn. Thật vậy mới đọc lần đầu tiên,
chúng ta cảm thấy chẳng có gì là quan trọng cả. Làm gì mà tác giả cứ phải
nhắc đi nhắc lại!
Tuy nhiên, qua năm
tháng học hỏi và thực hành bằng đủ các kiểu tập luyện mà khổ nỗi mãi vẫn không được.
Nhưng rồi có thể bỗng dưng một ngày nào đó, với sự may mắn, hiện tượng xuất hồn xuất
hiện. Lúc này chúng ta mới ý thức được rằng câu nói “Tư tưởng ở đâu do chúng ta muốn” – Thought is where you want it to be – đúng là một công
thức (formula), là chiếc chìa khóa không thể thiếu được trong thao tác xuất
hồn. Chúng ta tiếc nuối với suy nghĩ: nếu ta biết từ sớm thì ta đã không tiêu phí biết bao
nhiêu năm tháng vì sự thiếu cẩn trọng của mình!) Giả thử chúng ta muốn tư tưởng ở ngoài chúng ta. Chúng ta hãy thử tập luyện cách này. Lại một lần nữa, chúng ta tìm một nơi chỉ có mình bạn với sự yên tĩnh và không có sự tác động xung quanh ảnh hưởng đến tâm trí của bạn.
Bạn thực sự phải thư giãn. Chúng tôi đề nghị bạn nên chọn vị
thế nằm trên một cái giường chẳng hạn. Bạn phải đoan chắc rằng không có ai
xâm nhập vào nơi bạn thực hành và làm ảnh hưởng đến thử nghiệm của mình. Khi bạn đã hoàn toàn ổn định, hãy thở
nhẹ nhàng; liên tục nghĩ về cuộc thử nghiệm này; tập trung vào một điểm đối diện với bạn, cách
bạn khoảng 2m. Hãy nhắm mắt lại, tập trung tư tưởng. Bạn
phải nghĩ như thế này: Cái hồn chính là tôi - đối diện với thân xác vật lý của tôi. Tôi
nhìn thấy cái xác vật lý của tôi ở khoảng cách 2m. Hãy suy nghĩ vấn đề này! Hãy
thực tập! Bạn phải tập luyện kỹ năng tập trung tư tưởng. Thế rồi với việc thực tập và thực tập trong một thời gian. Rồi bỗng nhiên có một lần nào đó bạn thấy như một luồng điện giật, và bạn nhìn thấy
thân xác vật lý của chính bạn, cách bạn khỏang 2m.
0 nhận xét:
Post a Comment