Xin được hồi đáp trong thời gian sớm!
Friday, May 2, 2014
Friday, May 02, 2014 by Unknown8 comments
Lời thưa
của người viết.
Kính thưa quí độc giả!
Bài viết này cũng như những bài viết
khác của trang blog này, chỉ là ý kiến chủ quan của một cá nhân, không được một
cơ quan có thẩm quyền hoặc một tổ chức chức năng xét duyệt. Do đó, những bài
viết này, không có giá trị xét ở bất cứ góc cạnh nào.
Sau đây chúng tôi xin đăng nguyên văn phần thư và một số
comments của một số quí độc giả:
Tôi năm nay 48 tuổi, sinh sống tại tỉnh Sơn La.Tháng 8/2013 tôi
tập trường sinh học dưỡng sinh (thiền theo theo trường phái của
tổ sư Đasira Narada). Ngày 12 và 13/4/2014 tôi học lớp 3 về thiền (cấp
3), mỗi ngày tập 2 lần (buổi sáng, buổi tối). Khoảng ngày 20/4/2014 đến nay sau
khi đang tập thiền, tập xong khởi động về thiền, tôi thấy có hiện tượng 2 tay
múa lượn theo vô thức như có một thế lực nào đó điều khiển cơ thể. Trạng thái
tinh thần nửa tỉnh, nửa mê, không làm chủ được bản thân như có một thế lực nào
đó chiếm quyền kiểm soát cơ thể: người ngả nghiêng, dao động, lúc thì tự nằm
xuống nền nhà tay sờ mó khắp cơ thể nhát là khu vực vùng cổ tôi khạc ra máu.
Tiếp theo có một thế lực vô hình đưa tôi đi lại quanh nhà, tôi rất sợ! Càng về
sau khi hỏi về một người nào đó thì có ai đó trong đầu tôi cho tôi biết về
người đó như thế nào, chỉ dẫn, như là nói thay cho tôi...
Ngày 24/4/2014, người nhà cho rằng tôi bị thần kinh hoang
tưởng đưa tôi đi khám tại Bệnh viện Bạch Mai nhưng không phát hiện tổn thương
não, không có dấu hiện tâm thần. Bác sỹ Khoa sức khoẻ tâm thần cho rằng tôi
bị đắc ý như người sử dụng ma tuý, không nên tập thiền nữa. Tôi rất
hoang mang có nên tập hay không. Nếu tập thì như thế nào? nếu không tập xẽ bị
như thế nào vì thầy giáo dạy thiền nói là học cấp 3 về thiền nếu không tập xẽ
không tốt cho sức khoẻ...
Xin được hồi đáp trong thời gian sớm!
Xin được hồi đáp trong thời gian sớm!
Văn Châu Phan 10:37 PM
Đó là trạng thái hoạt động của cơ
thể được huân tập từ lâu.Nghiêng bên này ngã bên kia khi tĩnh tọa...là chuyện
bình thường.Nếu không sáng suốt điều chỉnh thân tâm,bước tiếp theo sẽ bị điều
điều khiển và khủng bố của âm cảnh...Người bắt đầu tu thiền thường gặp hiện
tượng này.
Thiện Ánh 8:58 PM
Chắc vụ này là trường sinh học đây
mà, bạn trên bị một trạng thái mà phim tàu hay gọi là "tẩu hỏa nhập ma".
Bạn nên ngừng ngay lại nếu càng nặng càng khó chữa trị!!!
Trước nhất xin cám ơn quí độc giả đã tin tưởng vào “dịch vụ
thiền định” (nói một cách khiêm tốn và hài hước) của trang blog này! Rất mong được quí độc giả gởi thêm những bình luận comments khác, tạo điều kiện để chúng ta rộng đường công luận.
ĐẶT VẤN ĐỀ
- Ở đây chúng ta không
đặt vấn đề, sự thật có ma nhập hay không? Nếu đặt vấn đề thế này, thì lại nảy
sanh ra những câu hỏi khác như là có ma hay không?!
- Chúng ta chỉ quan tâm
tới hiện tượng, cho là chủ quan của con người. tuy nhiên hiện tượng này, dù
chúng ta không giải thích được (gọi là đa nhân cách, gọi là nhị trùng bản
ngã…dân gian đơn giản gọi là ma nhập) nhưng hiện tượng này, được người ta nhận
biết, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào… Chúng ta từng xem những phim ảnh của Âu Mỹ và thấy các vị linh mục sử dụng nước thánh, thánh giá… để trục ma, trục
quỷ. Nói một cách khác, hiện tượng này thường xảy ra cho người tu thiền định,
cũng như cho người bình thường.
-
Dường
như người ta có hai thái độ đối với vấn đề này:
v Một số người thì cho là, việc bị
nhập này là một tai họa cho họ, gây trở ngại trong cuộc sống đời thường. Họ rất
muốn đào thoát ra khỏi cảnh bị nhập, nhưng chẳng có ai chỉ dẫn; chẳng có kỹ
thuật nào để giải quyết vấn đề này cả. Cơ thể vật chất của họ như là một chiếc
nhà trọ, ai muốn đến thì đến, ai muốn đi thì đi…. Họ đành bất lực trước hiện
tượng này! Họ chỉ còn có cách “chung sống” với một hoặc nhiều vị khách không
mời mà đến. Nỗi khổ này không biết than thở với ai.
v Tuy nhiên, cùng một hiện tượng này,
thì lại có những người có ý nghĩ khác. Họ lấy làm hân hoan, thú vị, tự hào vì
được…bề trên, Thánh, Bồ Tát, Phật… giáng. Việc này là một hiện tượng hoàn toàn
có thật. Có lẽ rất nhiều quí vị, đã được chứng kiến cảnh đồng cô, bóng cậu lên
đồng, nôm na gọi là mời hồn ma nhập vào mình, mời những người chết rồi nhập vào
mình, thật hay giả thì chẳng ai biết được. Người ta làm công việc này vì rất
nhiều lý do. Thông thường là do yêu cầu của các thân nhân người quá cố, muốn
biết nguyện vọng của người đã chết rồi có nhu cầu gì?
- Phải kể thêm có một
dạng nhập khác nữa, có thể bảo từ thấp tới cao, về phẩm cũng như về lượng.
Chúng ta thử kể một số vị nổi danh thế giới, có những tác phẩm để đời như: Lobsang Rampa, Barbara Ann Brennen, Blavasky…
phải kể thêm đến một con mèo Thái Lan nữa…thật giả không ai biết được! Quí độc
giả cũng nên để ý, tác phẩm của những vị nói trên từng là những tác phẩm bán
chạy nhất (Best seller) của một thuở nào đó. Ở một đẳng cấp thấp hơn, thì người
ta mong mỏi được nhập, có thể vì những lý do sau đây:
-
Thỏa
mãn cái tôi, được người ta gọi là thầy, là cô, là cậu, mọi người kính trọng nể
nang, van vái, cầu xin…
-
Họ
thường làm các công việc: giảng pháp tu hành, chữa bệnh, bói toán về gia đạo,
tình duyên, công việc làm, tiền bạc… nói chung là đủ các thứ. Họ không cần đòi
tiền thù lao, mà thân chủ rất lấy làm hân hạnh được cúng tiền càng nhiều càng
tốt, vì người ta cho rằng, đó là lễ vật dâng lên thần, lên thánh.
CÁC DẠNG TU VỚI BỐI
CẢNH Ở VIỆT NAM
NÓI RIÊNG
VÀ TRÊN THẾ GIỚI NÓI CHUNG.
Vâng,
điều tất nhiên là không phải ai cũng là chuyên gia, chuyên viên về tất cả các
lãnh vực. Bộ môn thiền định nghe có vẻ hiền lành, vô hại, ít nhiều thiêng liêng
cao cả…ai cũng bảo là có lợi cho sức khỏe, tinh thần, vật chất. Các thông tin
đại chúng đều cho thấy mặt tích cực của bộ môn này, thậm chí đến tổng thống về
hưu của nước Mỹ cũng tập thiền định. Chúng ta không tìm thấy ở đâu những thông
tin mang tính chất tiêu cực của bộ môn này.
Như
chúng ta đã biết đấy, thuốc tây cũng có tiêu chuẩn là thực phẩm thuốc tây của
Mỹ. Máy móc xe hơi có tiêu chuẩn OEM, dầu nhớt có tiêu chuẩn API, quản lý cũng
có tiêu chuẩn ISO…. Tuy nhiên, bộ môn thiền định quá phổ biến ngày hôm nay thì
chẳng có tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng nào cả! Kể cả những chuyên viên, cũng
chẳng ai dám khẳng định là có bao nhiêu trường phái thiền định.
Dù số
lượng trường phái có nhiều cách mấy, về
bản chất chúng ta có thể chia làm hai loại được kể sau đây:
1.
Tập
luyện thiền định dựa vào sức lực của chính mình: Phật giáo nguyên thủy, một số
trướng phái Yoga
2.
Tập
luyện thiền định dựa vào sức lực của những thực thể không xác định được (unidentified
entities). Dạng này nhiều vô số kể, chúng ta có thể kể một số sau đây: thần
quyền, Phật quyền, Lati thăng, Subud, Vô Vi, Phật giáo Cao Đài, Đasira Narada,
Mật Tông Tây Tạng…. Phật giáo Tịnh Độ Trung Quốc…
Có lẽ
hầu hết mọi người đều biết câu chuyện Tây Du Ký. Nếu chúng ta để ý, thì có thể
đưa đến một nhận xét mang tính chất điển hình, liên quan đến việc tu thiền
định. Tại sao các yêu tinh đều có ý định muốn bắt Đường Tam Tạng, mặc dù biết
lực lượng của Đường Tam Tạng là rất mạnh. Đồng thời, mặt khác còn được sự hỗ
trợ của các vị Phật, các vị Bồ Tát. Trong số đệ tử của Đường Tam Tạng, co Tề
Thiên Đại Thánh với 72 phép thần thông, là một đối tượng rất khó chịu! Vậy mà,
lần lượt các chúa động đều giăng bẫy phục kích để bắt bằng được Đường Tam Tạng.
Đây là đáp án trong việc tu thiền định là một con đường
không thể tránh được, nó là nền móng của tất cả
các vấn đề. Nhưng do tu khó quá, nên các yêu tinh bàn với nhau tìm con
đường đi tắt cho mau thành chánh quả. Đó là ăn thịt Đường Tăng để tăng thêm công lực thiền
định - là phương án tối ưu. Ai từng tu thiền định thực sự nhiều năm, thì chắc
chắn sẽ thông cảm tâm trạng của các yêu tinh.
Trong
cuộc sống đời thường không thiếu gì các loại “hobby” (sở thích), chẳng thiếu gì
những trò chơi điên rồ, kỳ cục; thậm chí là nguy hiểm tới tánh mạng. Tuy nhiên,
chẳng có trò chơi nào lại giống với thú vui thiền định. Trò chơi này đi ngược
lại bản năng bảo tồn (instinct de conservation) vốn có bẩm sinh của con người.
Tự mình còn cắt đi bản năng xã hội, bản năng tình dục, cùng các bản năng khác và
duy trì tình trạng này đến khi mình chết! Rõ ràng là một cuộc chiến không khoan
nhượng, chiến đấu 24/24 với chính mình, thật vô lý?! (Có tài liệu bảo, kẻ thù
lớn nhất trong đời là chính mình).
Có lẽ
bất cứ ai tu thiền định lâu năm, chắc chắn cũng đều có một tâm trạng chung, là
mong có một cái gì đó để đánh dấu công lao tu hành của mình; chính mình khẳng
định con đường đi. Trong đời tu thường
gọi là ấn chứng. Nhưng thực tế, người viết bài này đã có cơ hội phỏng vấn nhiều
người tu nhiều năm. Họ cho biết chắng có ấn chứng gì cả! Họ tỏ ra buồn bã và
thất vọng. Do đó, ai đó thực sự đã có thời gian tu thiền định lâu năm mà lại
nói rằng: không cần ấn chứng, coi thường ấn chứng, thậm chí là khinh bỉ ấn
chứng… thì e ngại là thiếu sự trung thực
với mình chăng?! Thật vậy, chúng ta có thức khuya mới biết đêm dài, có tu thiền
định lâu năm mới biết mình mong muốn cái gì. Chính vì lý do này, mà các quí vị
yêu tinh, đã tìm một con đường đi tắt, để mong sớm mở được cánh cửa của sự bất
tử, yếu tố Santi, Niết Bàn Vô Dư.
Ở đây
chúng ta đang đề cập tới loại thiền định dựa vào tha lực. Cách tu tập này, vô
tình hoặc hữu ý, chúng ta đã vướng phải những định luật của thế giới tự nhiên,
ở một loại không gian khác. Đó là những định luật:
- Nhân
quả
-
Tương ưng
- Phản
tương ưng
- vv…
Kính
thưa quí độc giả!
Đây
chính có lẽ là gốc rễ của vấn đề, mà quí độc giả đang quan tâm tới.
Nếu đi
vào chiều sâu, vấn đề này phức tạp hơn người ta tưởng rất nhiều. Có rất nhiều
câu hỏi người ta có thể đặt ra, thí dụ: ai mà trả nợ nần, kiếp này, kiếp trước
…(nếu chúng ta tin là có nhiều kiếp); tại sao lại lại là tôi (bị nhập), còn
những người khác thì sao?
Sau
đây là câu trả lời:
a.
Người
bình thường thì ý thức lúc nào cũng ở bên mình, lúc ngủ ý thức có kém đi chút
ít, nhưng không phải mất hẳn, nó vẫn tồn tại. Điều này ai cũng có thể tự quan
sát chính mình. Dù nằm mơ tôi vẫn thấy tôi là tôi. Tuy nhiên, ở vào một số tình
huống cố ý hoặc vô tình, ý thức của chúng ta bị mất đi.
·
Người
tu thiền chú tâm vào vật duy nhất cho đến khi mất đi ý thức. Thao tác này
thường được gọi là chánh định
·
Sử
dụng các lọai chất say: rượu, thuốc phiện, hóa chất
·
Bị
thôi miên cũng mất đi ý thức.
Ở vào những trạng thái nói trên, vì mất đi ý thức,
các vong linh có cơ hội chiếm đoạt cơ thể con người vật chất.
b.
Vấn
đề tâm lý
Nếu nói như trên, thì hễ cứ tu thiền là bị ma nhập
hay sao? Không thể nói như vậy được, còn yếu tố tâm lý nữa. Mà phải bảo yếu tố
này là một yếu tố quyết định. Ai chẳng biết tâm đứng đầu, tâm tạo tác tất cả.
Do tâm trạng mong cầu và định luật tương ưng; do cấu tạo tâm của chính bản thân
mình. Chính vì những lý do này mà người này bị nhập, người khác thì không. Cụ thể là như thế này,
bản thân mình thích những thú vui của cảnh dục giới: ăn uống, quan hệ nam nữ,
uống rượu, thích làm thầy, thích giảng pháp, thích chữa bệnh, thích tiên
đoán…thích người ta ca ngợi mình là: thầy, Bồ Tát, thần thánh. Phải bảo đây là
một thiên đường cho các chư ma nhập! Xin phép thuyết minh tại sao. Vì cấu tạo
tâm của chúng ta nghiêng về cảnh dục giới quá nhiều, tỷ lệ bất thiện tâm quá
cao. Do đó, tương ưng với cảnh chư ma không có thân xác vật lý, họ cần thân xác
vật lý để thỏa mãn những nhu cầu mà chính chúng ta cũng thích.
c.
Bị
nhập còn do nhân quả nợ nần. Người tu thiền định cũng bị, người không tu cũng
bị.
-
Nợ
nần vì do sát sanh, cố ý hoặc vô tình giết chóc
-
Nợ
tình (món nợ lớn nhất trong đời là tình cảm)
-
Nợ
tiền
-
Do
nói dối
-
V.v…
Kính thưa quí độc giả!
Phần
trên ít nhiều đã trình bày những yếu tố
nói chung đã đưa đến hiện tượng bị nhập. Nhập chỉ là hệ quả của một số yếu tố
có nguồn gốc rất là xa xôi, phức tạp khó hiểu!
Do đó, việc gọi là trừ ma, đuổi quỷ có lẽ không hợp lý, phải có một
phương án giải quyết hợp lý thì đúng hơn. Trừ ma, đuổi quỷ chỉ là một phương án
mang tính chất tình thế, không giải quyết được từ gốc rễ.
Trong lá thư độc giả
nói trên có hỏi đến phương án xử lý?
Chúng
tôi xin gợi ý một số phương án nói sau. Những phương án này có thành công hay
không, còn lệ thuộc ở rất nhiều sự quyết tâm của quí độc giả.
-
Hồi
hướng công đức tu hành. Phải hồi hướng với tâm thật chân thành. Khi hồi hướng, mình phải thực sự chân thành nghĩ như vậy. Công
phu tu hành như một thứ tiền bạc vô hình chúng ta đưa cho người khác. Chúng ta
có thể nói thế này: “Nguyện xin hồi hướng công đức tu thiền định đến chư vị mà
tôi nợ nần kiếp này, kiếp trước…”
-
Phải
bỏ tâm lý mong cầu, chú tâm vào công phu thiền định. Diễn tiến mà quí độc giả
nêu ra là vô cùng phổ thông cho hiện tượng bị nhập. Đại để ai cũng có diễn tiến
như vậy.
-
Muốn
tu thiền định yên ổn thì mong quí độc giả nhớ hai công thức sau đây:
+ “Giới định huệ” đó là công thức bất tử của trường
phái Phật giáo.
+ “Kỹ luật bản thân, kiểm soát tinh thần, tham thiền
nhập định” đó là công thức bất tử của trường phái Raja Yoga
+ Giữ giới, kỷ luật bản thân thì đã là xa lìa các bất
thiện tâm.
+ Định, nhập định là thiền thiện tâm, thì không thể
có bất thiện tâm hiện hữu. Đây là cơ sở để đưa đến sự hiểu biết gọi là tuệ.
+ Mong quí độc giả ghi nhận. Muốn tu thiền định yên
ổn thì đừng quên điều người ta thường gọi là con đường bất tử: Bát chánh đạo (
chánh định, chánh mạng, chánh tư duy…)
Người
tu thiền định thường cho là: Giới là mẹ của tất cả các sự an toàn. Lý do dễ
hiểu là giới và kỹ luật bản thân phá vỡ định luật tương ưng với các chư ma. Các
chư ma hoàn toàn không thích nhập vào những người tu thiền định giữ giới, vì
cấu tạo tâm và cấu tạo sắc của họ khác hẳn điều chư ma mong muốn.
Kính
chúc quí độc giả tu hành tinh tấn!
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Có lẽ do ức chế tâm nên sinh ra ảo tưởng , tổn thương không nhiều , tạm ngừng hoạt động và nhờ một vị sư chỉ điểm lại phương pháp tu
ReplyDeleteHọ bị tẫu hoả là do tu thjền định,mà k phảj là chánh định,họ nhập định trong kảm gjác an bình cho nên dính mắc k muốn trở ra thui,gặp thjền sư hướng dẫn gỡ ra là được rùj,kũng k có j gê gớm lắm đâu,chỷ đj saj đg mớj thế thui chứ đừng nghĩ thjền là 1 pháp môn khó tu. . .
ReplyDeleteđây bên môn hoc nay dang thuyên nhưng ko phai .
ReplyDeletemôn hoc nay trương sinh hoc năng lương minh đa tung ngoai rôi lên cap 3 rôi .dung ban nôi dung la ngoai ko tap trung nên bi vay ma thôi .ko sao ca ban bo ngoai la đươc
Vấn đề là người này tập trường sinh học dưỡng sinh (thiền theo theo trường phái của tổ sư Đasira Narada), không phải thiền trong Phật giáo.
ReplyDeleteThiền của ngoại đạo sẽ dẫn tới các kết quả không mong muốn.
Các loại tà định của tà sư rất dễ bị chúng ta tưởng lầm là Phật pháp.
Trong trường hợp này, bạn ấy nên ngưng ngay sự thực hành và nên tìm hiểu tu học theo pháp môn Tịnh Độ - Niệm Phật cầu vãng sanh.
Trong Tịnh Độ, niệm nhất tâm bất loạn cũng là một cách nhập chánh định.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Phât khi ti h tân thuần thuc ...k niêm mà tự động niêm nêu k hành giả đi trươc hương dẩn dể căng thẳng thần kinh sanh binh nhưc đầu kinh niên và đau bao tử k Bác sỹ nào chưa đc goi là Tẩu hoả nhập ma ... Làm sao ...? ...Phải niêm chậm lại từng tiềng rỏ ràng ...hỉ lạc khinh an phát sinh ,tự đông hêt rất nhiều loai bịnh nan y ngay cả ung thư.
ReplyDeleteTai 129 đường Cô Bấc Kiêngiang
Rach giá sau môt năm Tinh tấn niêm Phât mà khôi u to băng quả cam ở ngay cổ tan biến dần trươc sư kinh ngạc cưa các Nác sỷ ở
BV ung bướu
Bạn nên tìm thầy thích chân quang đi
ReplyDeleterat kho binh luan can duyen cua con nguoi .neu co can duyen thi nhanh va k phai vat vả gi se dat dc .bang khong sẽ co nhieu dieu ngoai y muon cua minh xay ra
ReplyDeleteBạn học thiền nguyên tắc phải học thần chú hộ thân và quyết ấn của chư phật sẽ không còn bị tẩu hỏa nhập ma nữa
ReplyDelete