Saturday, May 3, 2014


Con mắt thứ ba  Vũ trụ toàn ảnh


To see a World in a Grain of Sand,           
And a Heaven in a Wild Flower,               
Hold Infinity in the palm of your hand,     
And Eternity in an hour.                        

Để thấy Vũ trụ trong Hạt cát,                                       
Và Bầu trời trong cánh hoa dại,                           
Hãy nắm bắt Vô cùng trong bàn tay,
Và Thiên thu trong khoảnh khắc.
 (William Blake 1757-1827)

Trời còn rất sớm, những giọt sương còn đọng lại lấp lánh trên lá, ríu rít tiếng chim rời tổ đi kiếm ăn, mây trắng vắt ngang triền núi, những tia nắng đầu tiên xuyên qua cành lá. Sao Mai cùng HHN vui vẻ đi ra khỏi cốc, trong cánh rừng.

HHN (trầm ngâm):

Sao Mai à, chị hiểu tâm trạng của em! Lý thuyết dài dòng nghe chán nản quá không thực tế. Dường như mọi người đều nghĩ rằng học về Thiền Định thì nhiều lắm là mất một vài buổi. Chỉ cần ông thầy nói sơ qua cách ngồi Thiền là xong. Có gì đâu mà phải học nhiều.

 SAO MAI:

Em  cũng nghĩ như vậy mà. Chị biết không, chính em cũng đi “tầm sư học đạo” nhiều lần rồi đó. Có ông thầy thì chỉ em phương pháp ngồi Thiền, có thầy thì nói thời buổi mạt pháp này nên chỉ có phương pháp Niệm Phật là thù thắng nhất; có thầy thì nói phải có điểm đạo mới mong giải thoát được. Em phải nói thật là, chuyện này làm em rối tinh rối mù một thời gian lâu lắm. Bây giờ em chỉ muốn học mỗi kỹ thuật mở nhãn thôi, chị ạ.

HHN:

Em cần hiểu rằng thiền định là công cụ, là cửa ngõ tất yếu mà người ta phải đi qua nếu muốn mở được con mắt thứ 3 hay còn gọi là Đệ Tam Nhãn . Suy nghĩ này của đại đa số người ta thực sự là chính xác. Nhưng khi đề cập về Thiền Định, thì không riêng gì Việt Nam, mà hầu hết các nước trên thế giới - cũng chẳng thấy một giáo trình, một lý thuyết, một chủ thuyết, một kỹ thuật có trình tự lớp lang dạy tu Thiền Định. Người thầy muốn truyền lại học trò của mình, thì dường như cũng chẳng có giáo trình nào cả. Các chỉ dẫn mang nặng tính chất tự phát, không có một hệ thống khoa học nào cả. Ở Việt
 Nam có quá nhiều tông phái. Cũng có tông phái in một hai trang giấy chỉ dẫn về cách thực hành và cũng chỉ có thế mà thôi.

SAO MAI:

Chị nói đúng đó. Có người nói với em là muốn tu Thiền thành công, là phải có ông thầy trực tiếp dạy. Em  thuộc loại người “phước mỏng nghiệp dày”, nên có lần hỏi thầy: “Con muốn tu Thiền Định thì phải làm sao?”. Thầy trả lời: “Về tịnh đi, về tịnh đi …”. Thiền có ba cấp: Sơ thiền, Trung thiền, Đại định. Có một thời gian em tu mãi mà chẳng tiến bộ nên không thích tu nữa, nên rồi mới hỏi thầy: “Con tu lúc này sao làm biếng quá”. Thầy trả lời: “trước làm biếng thì nay làm siêng”.

HHN:

Chắc chẳng phải một mình Sao Mai gặp phải tình huống này. Có lẽ cũng có những quí độc giả được nghe những câu trả lời tương tự. Như quí vị đã biết, thực sự Thiền Định ngày hôm nay cũng chẳng có một chủ thuyết chính quy nào cả. Chỉ cần ra một tiệm sách bất kỳ ở một thành phố nào đó, chúng ta bắt gặp trên kệ sách tôn giáo có nhiều trường phái thiền định. Rõ ràng là một Mê Thất không có lối thoát. Rất có thể vì lý do này, mà một người muốn học tu Thiền Định, cũng chẳng biết làm thế nào phân biệt và quyết định mình nên tu theo trường phái nào; nếu muốn tìm hiểu sâu hơn, cặn kẽ hơn, thì cũng không biết tìm những tài liệu này ở đâu.

Về vấn đề thời gian học tập thì em  cũng biết rồi đó. Ngay trong cuộc sống thế gian bình thường, một người học cho đến cao học, tiến sĩ, cũng mất mười mấy đến hai chục năm, với điều kiện là không thi rớt. Do vậy, ai cũng biết Thiền Định là cơ sở, là nền móng để mở Đệ Tam Nhãn mà chỉ học có vài ngày, vài tuần … thì sợ khó có thể thực hiện được. Bản thân Sakya Muni cũng phải học mất nhiều tháng, nhiều năm. Có một số người cho là họ có thể thành công và đạt được những kết quả Thiền Định chỉ trong vòng vài tháng, thì quả thật là một thành tích hy hữu. Giảng sư Lê Tôn Nghiêm từng nói: “Thiên tài là đổ mồ hôi, thiên tài là trò chơi của sự kiên nhẫn”!

Sao Mai cũng như quí độc giả, nếu quí vị muốn đi xa trên con đường tiến hóa, thì việc trang bị các kiến thức tối thiểu về Thiền Định là cần thiết, như thế mình mới có thể tự tin để hướng về mục tiêu là mở được Đệ Tam Nhãn.

SAO MAI:

Cách nói của chị thì nghe rất hợp lý.  Nhưng chị cũng biết là khi mình tu Thiền, thì ai cũng có một vị thầy riêng của pháp môn mình đang theo đuổi, và người thầy này sẽ chỉ đường cho mình đi. Có điều là riêng cá nhân em, đôi khi tôi đang tu nửa chừng, bỗng phát hiện ra cái pháp môn mình đang theo đuổi nó có gì đó không ổn. Cái này mới thật là rối ren vì chẳng biết phải làm sao.

HHN:

Té ra là em cũng có khá nhiều kinh nghiệm trong việc tầm sư học đạo nhỉ. Quá trình thực hành Thiền Định cũng tương tự như thực hành bất cứ bộ môn nào khác, chắc chắn sẽ phát sinh những thuận lợi và những khó khăn trở ngại. Lúc đó chúng ta mới thấy lý thuyết là cần thiết. Vì thiếu kiến thức sẽ làm cho chúng ta mất phương hướng, lạc lõng không biết đi về đâu. Không loại trừ là chúng ta sẽ rơi vào những tình huống xấu nhất như bị ma nhập, thác loạn tâm lý … thậm chí là điên.

SAO MAI:

Em nghe chị giải thích cũng hiểu được phần nào! Cổ nhân thường nói “Dục tốc bất đạt” có lẽ không phải là sai! Dù muốn hay không, em cũng đành phải ngoan ngoãn, bấm bụng nghe theo lời của chị, vì chẳng còn biết làm cách nào hơn được nữa! À mà em nghe nói chị có cuốn sách hay lắm. Chị có thể xem cuốn sách đó và cho em biết khi nào em lấy chồng được không?

HHN:

Sao em không học thiền định,  tự tập để mở được Đệ Tam Nhãn đi, vậy có phải tiện hơn không? Khi có Đệ Tam Nhãn, mình biết cả quá khứ vị lai, Sao Mai ạ! Tất nhiên là biết cả việc bao giờ mình lấy chồng.

SAO MAI:

Mà cũng lạ thật! Làm sao mà con mắt thứ ba lại biết quá khứ, vị lai được? Chị có bằng chứng gì về vấn đề này không vậy? Em nghĩ việc này khó tin quá! Chúng ta đang ở thời đại @ là thời đại khoa học và công nghệ phát triển chứ không phải là người thời tiền cổ đâu, chị ạ!

HHN:

Đây đây, cuốn sách này  biết trước em sẽ đặt ra vấn đề này, nên đã có sẵn câu trả lời như sau: Truyền thống Phật Pháp định nghĩa là thần thông, hay nói đúng hơn là con mắt thứ ba là gì? Câu trả lời là “Thông suốt người và ta, trong ngoài”. Nói một cách khác, với con mắt thứ ba thì không gian và thời gian chỉ là một, chết và sống là như nhau ... Nó có khả năng biết quá khứ, hiện tại, vị lai . Ðây chính là nội hàm và ngoại diện của con mắt thứ ba.






0 nhận xét:

Post a Comment