Cũng vậy, trong ròng rã nhiều thế kỷ, người ta tin là mặt trời xoay xung quanh trái đất. Người đầu tiên chống lại quan điểm này của kinh thánh là Bruno - đã trở thành vật tế thần trên giàn hỏa để cho sự phát triển của khoa học ngày hôm nay! Trước khi Pasteur phát hiện ra vi trùng, thuyết ngẫu sinh rất thịnh hành…. Bệnh lao, bệnh cùi đồng nghĩa với bản án tử hình. Phải nói rằng những bước đi của khoa học hiện đại mang đầy máu và nước mắt cùng sự tủi nhục của các khoa học gia. Có thể có quí độc giả cho là chúng ta đã bi đát hóa lịch sử của khoa học quá chăng? Những gì được trình bày ở đây, có lẽ chính xác cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Chúng ta nhớ lại, những phi hành gia đã hy sinh tính mạng của mình trong sứ mạng phi thuyền con thoi, trực thăng lai cánh bằng V22….
Friday, April 18, 2014
Friday, April 18, 2014 by Unknown8 comments
SAO MAI says:
Chị HHN à! Cuộc sống của đầu thế kỷ
21, dường như giấc mơ của nhân loại hầu hết đã trở thành sự thật. Chỉ cần một
chiếc điện thoại thông minh, với một hệ điều hành android, chúng ta đã có thể tìm được sự định vị, dẫn đường, tìm bao nhiêu thông tin cùng google search, gmail...cùng bao nhiêu sự tiến bộ của khoa học công nghệ khác phục vụ cho đời sống con người. Chúng ta chẳng cần phải tập luyện thiền định
vất vả để đạt được: thiên nhĩ, thiên nhãn, tha tâm thông….làm gì. Kể cả một hành tinh mà em chẳng biết ở đâu, cũng đã có dấu vết của con
người để lại với xe tự hành pathfinder. Nhờ sự tiến bộ về y tế, tuổi đời con
người được kéo dài đến 90, 100, trên 100 là chuyện thường. Do đó em cho là
sứ mạng của khoa học dường như đã gần hoàn tất.
HHN says:
Nhận xét của em có phần nào cũng
đúng; nhưng đứng ở góc độ khoa học, chị phải nói với em là sứ mạng của khoa học
không bao giờ hoàn tất cả, em ạ! Khi khoa học khám phá và đạt được một thành tựu nào đó để thỏa mãn những nhu cầu hiểu biết hoặc phục vụ đời sống của con người; thì lại có vô vàn câu hỏi mới được đặt ra về thế giới quan và cuộc sống xung quanh ta.
Nói tóm lại, khoa học là một cơ thể sống, luôn luôn hoàn thiện chính mình.
SAO MAI says:
Gần đây em có đọc trên trang blog
của chị và những trang khác, em thấy có một số lời bình luận rất đáng quan tâm.
Thí dụ như: tà pháp, tẩu hỏa nhập ma….
Xin chị cho biết những suy nghĩ của chị về những lời bình luận này?
HHN says:
Trước nhất, chúng tôi xin gửi tới quí độc giả lời cám ơn chân thành vì đã gửi những bình luận cùng những suy nghĩ và quan điểm của mình! Những lời bình luận hoặc phản biện này là một tiến trình tất yếu phải diễn ra trong thời kỳ thai nghén, vận động và phát triển của
tất cả các bộ môn khoa học Chính nhờ những
sự phản biện và những ý kiến mang ý nghĩa tương tự, mà chúng ta có được những thành quả khoa học của ngày hôm nay.
Chị thiết nghĩ ai cũng biết đến tòa
tháp Eiffel nổi tiếng của thành phố Paris ,
được xếp vào một trong bảy kỳ quan thế giới - lúc đầu cũng bị người ta từ chối xây dựng bằng thép. Người ta nhất
định bảo vệ phương án xây tòa tháp này bằng đá. Ngày hôm nay, với sự mô phỏng của máy vi tính đã cho biết rằng, nếu tòa tháp này mà được làm bằng đá thì nó sẽ sụp đổ. Kiến trúc sư xây dựng công trình nổi tiếng này đã phải đấu tranh mãi, mới
được thực hiện phương án của mình là xây dựng bằng thép.
Cũng vậy, trong ròng rã nhiều thế kỷ, người ta tin là mặt trời xoay xung quanh trái đất. Người đầu tiên chống lại quan điểm này của kinh thánh là Bruno - đã trở thành vật tế thần trên giàn hỏa để cho sự phát triển của khoa học ngày hôm nay! Trước khi Pasteur phát hiện ra vi trùng, thuyết ngẫu sinh rất thịnh hành…. Bệnh lao, bệnh cùi đồng nghĩa với bản án tử hình. Phải nói rằng những bước đi của khoa học hiện đại mang đầy máu và nước mắt cùng sự tủi nhục của các khoa học gia. Có thể có quí độc giả cho là chúng ta đã bi đát hóa lịch sử của khoa học quá chăng? Những gì được trình bày ở đây, có lẽ chính xác cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Chúng ta nhớ lại, những phi hành gia đã hy sinh tính mạng của mình trong sứ mạng phi thuyền con thoi, trực thăng lai cánh bằng V22….
Cũng vậy, trong ròng rã nhiều thế kỷ, người ta tin là mặt trời xoay xung quanh trái đất. Người đầu tiên chống lại quan điểm này của kinh thánh là Bruno - đã trở thành vật tế thần trên giàn hỏa để cho sự phát triển của khoa học ngày hôm nay! Trước khi Pasteur phát hiện ra vi trùng, thuyết ngẫu sinh rất thịnh hành…. Bệnh lao, bệnh cùi đồng nghĩa với bản án tử hình. Phải nói rằng những bước đi của khoa học hiện đại mang đầy máu và nước mắt cùng sự tủi nhục của các khoa học gia. Có thể có quí độc giả cho là chúng ta đã bi đát hóa lịch sử của khoa học quá chăng? Những gì được trình bày ở đây, có lẽ chính xác cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Chúng ta nhớ lại, những phi hành gia đã hy sinh tính mạng của mình trong sứ mạng phi thuyền con thoi, trực thăng lai cánh bằng V22….
SAO MAI says:
Việc chị nhắc lại có lẽ làm cho nhiều người, trong đó có em - nhớ lại những bước đi đầy khó khăn, vất vả của các khoa học gia.
Em nhớ lại những chuyến bay đầu tiên của nhân loại bị một tờ báo nổi
tiếng bên Mỹ có viết với nội dung châm biếm là: “Một bước nhảy dài” thay vì là bay. Người ta cũng không thể tin là con người có thể du hành trong vũ trụ vì rất nhiều lý do:
vòng đai phóng xạ xung quanh trái đất không có nhiên liệu gì có thể làm cho hỏa tiễn đạt được tốc độ ly
khai, v.v và v.v.
Em hiểu rằng những bài viết
liên quan đến những khả năng chưa được biết rõ của con người như là: mở nhãn,
xuất hồn…cũng phải có cùng số phận với những bộ môn được kể ở trên. Em thấy gần
đây, trên báo chí của Việt Nam xuất hiện đầy rẫy những bài viết với những nội dung mỉa
mai, chê bai máy hay tàng hình F35. Không biết những tác giả viết những bài này
nghĩ gì về một tác phẩm "tồi tệ" là F35 có bao nhiêu quốc gia muốn mua mà người ta lại không bán nhỉ. Đây là một nghịch lý làm cho người ta không biết nên nghĩ thế nào mới là đúng.
HHN says:
Thật ra, trong phần lời thưa cùng quí độc giả của trang blog nói
chung và những bài viết về việc xuất hồn nói riêng; chúng ta đã vô cùng dè dặt và
cẩn trọng với việc tiếp cận những thông tin này. Việc nhấn mạnh đây là những thông tin không rõ
nguồn gốc, không đáng tin cậy, không được một cơ quan có thẩm quyền nào xét
duyệt, nên nó không có giá trị xét ở bất cứ bình diện nào. Những điều được nêu ra như
trên có lẽ đã đủ báo động để quí độc giả khi tiếp cận những đề tài này đề cao mức độ cảnh
giác.
Kính thưa quí độc giả!
Nếu chúng ta tìm hiểu lý do gì mà
tác giả Lobsang Rampa đã viết nhiều chương về vấn đề xuất hồn, thì thấy nó bắt nguồn ở
những lý thuyết khá phức tạp của trường phái Phật giáo nguyên thủy, cụ thể là
tài liệu Vi Diệu Pháp.
Trong cuộc sống đời thường, chúng ta
liệu có thể tách khối lượng, lực tương tác hấp dẫn, điện tích… ra khỏi một vật
bất kỳ? Điều này e là khó có thể làm được. Vậy mà, tác giả Lobsang Rampa, có vẻ
rất tự tin trong việc tách phần hồn, phần vía gì đó… ra khỏi cơ thể vật lý!
Thậm chí đến những chương sau, tác giả còn cho biết, khi xuất hồn, con người
còn gặp những thực thể tương thích, những cảnh giới tương thích, còn cho biết
cách trở lại thân xác vật lý.
Rất có thể có rất nhiều quí độc giả
thắc mắc, tác giả kể trên đã dựa vào lý thuyết nào, kinh nghiệm nào?
SAO MAI says:
Đúng đấy, chị HHN ạ! Em cũng nghĩ
như vậy. Em thấy tác giả trình bày vấn đề này trong nhiều chương với thái độ vô cùng tự
tin. Em cũng biết có những tác phẩm tương tự như thế này đã xuất hiện cách đây
trên nửa thế kỷ rồi. Và em cũng không thấy những người tu thiền định phản biện; chỉ có báo chí của Đức và Anh Quốc có đăng những bài viết mang tính chất tiêu
cực. Nhưng em có một ý nghĩ là, những phóng viên viết những bài báo về bộ
môn thiền định với việc xuất hồn này không phải là những người chuyên ngành. Cụ
thể là họ chẳng có kinh nghiệm gì về vấn đề thiền định cả. Do đó, em thiết
nghĩ những bài viết của họ giống như những câu chuyện “Người mù sờ voi”.
HHN says:
Thật ra tác giả này đã dựa vào một
chủ thuyết khá nền móng của trường phái Phật giáo nguyên thủy. Đó là những tài
liệu Luận hữu ngã hoặc vô ngã (không có cái tôi, hoặc có cái tôi thường
hằng). Theo quan điểm của trường phái này (mà điều này có thể rất nhiều người
đã biết), thì con người hiểu theo nghĩa là một thực thể - là sự tập hợp của ít
nhất những yếu tố kể sau: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Nói tóm lại, những yếu
tố nói trên được hiểu như là các nguyên tố đã cấu tạo nên một con người bất kỳ
nào đó. Những yếu tố này không phải luôn luôn cố định. Chúng có thể tăng hoặc giảm về lượng cũng như về chất. Số sắc có thể tăng lên và cũng có thể giảm đi. Vẫn
theo quan điểm của chủ thuyết trong các tài liệu Luận, thì các yếu tố tâm có thể
hiện hữu mà không cần sự hiện diện của các yếu tố sắc. Nôm na có thể nói là, hồn
tồn tại không cần có sự hiện diện của vật chất và chúng ta có thể hiểu ngược lại - chất có thể tồn tại mà không cần có hồn. Con người có thể sống đời sống thực vật, không cần có sự hiện hữu của tâm.
Chúng ta cố gắng để minh họa, giản lược hóa các khái niệm khá phức tạp của các
tài liệu Luận với mục đích là làm cho nhiều người có thể tiếp cận bộ môn này; không cần có một kiến thức quá uyên bác về bộ môn Luận.
Vâng, chính vì hiểu như thế này, nên tác
giả Lobsang Rampa đã ví thân xác vật lý như một vật dụng có đát sử dụng. Khi
hết thời gian sử dụng, dù chúng ta không muốn thì cũng vẫn phải chết. Nói
một cách khác, theo ngôn từ của tác giả nói trên, nếu có một kỹ
thuật đúng đắn, niềm tin và sự tập luyện thì chúng ta có thể tách các loại
thân xác khác ra khỏi thân xác vật lý. Các loại thân xác khác ở đây là tâm, là hồn, vía, phách, hay có thể tạm gọi chung là phần tinh thần cho dễ hiểu.
SAO MAI says:
Nhưng em có
một thắc mắc là mình tập thao tác này để làm gì hả chị? Vì tò mò, hay vì mục đích
nào khác? Em nghĩ nhiều người còn có nhiều câu hỏi khác nữa!
HHN says:
Đây là một câu hỏi rất thông minh, em ạ! Có bao giờ chúng ta tự hỏi rằng, theo như truyền thuyết thì ngài Sakya
Muni đã sử dụng kỹ thuật tương tự như thế này để bỏ lại thân xác vật lý ở tại
thế gian chưa? Dường như trường phái Phật giáo nguyên thủy có quan điểm là: tự thắp
đuốc mà đi, tự quyết định số mệnh của mình, căn cứ vào những định luật của thế
giới khách quan tự nhiên, không nương nhờ vào một thế lực khách quan nào cả.
SAO MAI says:
Qua sự đóng góp ý kiến của chị, em mới
vỡ lẽ câu nói mà xưa nay có lẽ bị nhiều người hiểu lầm: “Thiên thượng địa hạ, duy
ngã độc tôn”. Giải thoát không phải là xuất hồn ra khỏi thân xác thì làm sao mà giải thoát được nhỉ?!
Người ta nói rằng Phật
giáo chỉ có một mùi vị là giải thoát, nước biển chỉ có một vị mặn. Em thấm thía
ý nghĩa của câu nói trên!
Em xin kính chào quí độc giả! Xin
hẹn tái ngộ cùng quí độc giả trong những bài viết khác.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Tà Pháp là không phải Chánh Pháp. OM MANI PADME HUM
ReplyDeleteNhững điều Pháp Phật đã dạy thì Bạn nên làm theo, nếu ngoài những điều đó là tà Pháp. NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
ReplyDeleteĐiên!
ReplyDeletebạn có thể đọc trong cuốn Đức Phật và Phật Pháp của Nãrada do Bác Phạm Kim Khánh dịch. Vào Chương 14 (Đại Niết Bàn) Đoạn: Bốn Điều Tham Chiếu Lớn để tham vấn thêm về chánh pháp và tà pháp.
ReplyDeleteO tren the gian nay muon biet dieu gi that va dieu gi da thi chi co hai van de thoi.thu nhat la .dao ly nguyen thuy.thu hai la gia dao tao thoi.chi co thien va ac thoi.ai biet tu dao mot cach chan chinh va thuc hanh theo dao cua minh.con thu hai la dao duc gia .chu kg co thuyet phap.hay luyen dao ma xuat hon.hay la nha ngoai cam gi do.tom lai muon loi keo nhung nguoi kg biet theo mot giao phai nao do va truyen ba dao ly phat phap.va noi cach khac nhung nguoi lam dieu do cung vi tien va dia vi ma thoi.con phat phap thi do tam cua con nguoi.va cai thie va cai ac thi da co san.ai kheo leo biet nghi cho cuoc doi that cua minh thi bay hay tu dao.con song theo ban chat hay chay theo cuoc song thuc te hay tu gia thi khong co cuoc song doi sau chet khon nan doi doiO tren the gian nay muon biet dieu gi that va dieu gi da thi chi co hai van de thoi.thu nhat la .dao ly nguyen thuy.thu hai la gia dao tao thoi.chi co thien va ac thoi.ai biet tu dao mot cach chan chinh va thuc hanh theo dao cua minh.con thu hai la dao duc gia .chu kg co thuyet phap.hay luyen dao ma xuat hon.hay la nha ngoai cam gi do.tom lai muon loi keo nhung nguoi kg biet theo mot giao phai nao do va truyen ba dao ly phat phap.va noi cach khac nhung nguoi lam dieu do cung vi tien va dia vi ma thoi.con phat phap thi do tam cua con nguoi.va cai thie va cai ac thi da co san.ai kheo leo biet nghi cho cuoc doi that cua minh thi bay hay tu dao.con song theo ban chat hay chay theo cuoc song thuc te hay tu gia thi khong co cuoc song doi sau chet khon nan doi doi
ReplyDeleteThien va ac kiep nay hay kiep ca hai dieu cho ban den .bay nhieu do ban hieu roi.keo phai sai lam thi uong cong ban da tu dao.Duong di nuoc buoc rong thenh thang.ngo hep thi kg ai buoc vao.
ReplyDeleteSỨ MẠNG ỐC SÊN
ReplyDeleteCó một nhà khoa học
Nghe đâu cũng tu thiền (?)
Cảnh giới từ...mắt thịt
Nói toàn chuyện đảo điên:
"Sứ mạng của khoa học
Đã cơ bản hoàn thành
Giúp lục thông,ngũ nhãn
Bất chiến mà vang danh!"
Ý ông ta muốn nói
Thần túc...có máy bay
Nhĩ căn nhờ di động
Nhãn,truyền hình đó đây...
Mục đích đâu phải thế
Hạt cát nhỏ-Thần thông
Trên đại lộ giải thoát
Phương tiện?Chỉ sợi lông!
Ốc sên bò vài mét
Cứ ngỡ đến thiên hà
Bọ chét nhảy vài tấc
Tưởng mình vượt quá xa...
Tu thiền mà vọng ngoại
Rồi mong cầu thần thông
Tôi cá bằng mạng sống
Chỉ là con số không!
Cái khoa học có được
Tính cho đến ngày nay
Mang so với Phật Giáo?
Chỉ là lá trên tay!
Lư Châu.
Chấp tay niệm Phật Di Đà
ReplyDeleteLòng ta ta biết ai mà mặc ai
Loi Đức Thầy