Thiền Định có lẽ là hạ tầng cơ sở thực nghiệm
của 6 Trường Phái Ấn Độ UPANISAD.
Đoàn bảo tiêu Xuyên Vân Kiếm Pháp ra khỏi bìa rừng và tiến vào một thị trấn nhỏ. Không khí nhộn nhịp hẳn lên với dãy hàng quán buôn bán ven đường. Trái với thói quen thường ngày là hay cười nói, Tam Tiểu Thư đi một cách lầm lũi im lặng bên cạnh ông Tổng Quản.
Tam Tiểu Thư:
Ông Tổng Quản:
Tam Tiểu Thư:
Ông Tổng Quản:
Tam Tiểu Thư:
Tam Tiểu Thư:
Ông Tổng Quản:
Tam Tiểu Thư:
Ông Tổng Quản:
Ngài đã quan sát các hiện tượng tự nhiên khách quan:
Sanh > Lão > Bệnh > Tử. Từ những quan sát này, Ngài tìm ra mối quan hệ của các hiện tượng tự nhiên và sau đó phát biểu thành định luật. Như thế chưa đủ, Ngài còn sử dụng một công cụ phổ thông lúc bấy giờ là Thiền Định để tìm hiểu sự thật về bản chất của vạn vật. Chính nhờ Thiền Định, Sakya Muni đã phát minh ra phát biểu để đời bất tử:
"Vô Thường, Vô Ngã, Khổ Não". Có Trường Phái khác ghi lại là:
"Vô Thường, Hữu Ngã, Khổ Não". Những hiểu biết về cấu tạo Tâm và Sắc của các Thực Thể; diễn tiến của Luồng Tâm Thức; các Cảnh giới … vẫn mang tính chất nhất quán. Dù chúng ta có nghĩ đây là một huyền thoại, nhưng rõ ràng là Trường Phái Phật Giáo đã được xây dựng trên kinh nghiệm thực tế, hoàn toàn không xây dựng trên kinh nghiệm lý thuyết.
Thiền Định có thể bắt nguồn ở rất nhiều nơi trên thế giới. Nhưng Thiền Định tại Ấn Ðộ và sau này tại Tây Tạng, vẫn được lưu truyền đến ngày hôm nay và lan rộng trên toàn thế giới. Người Ấn Ðộ dường như có truyền thống Trầm Tư, Mặc Tưởng. Có nhiều tác giả cho rằng đó là bản tính vốn có, tập quán tự nhiên của người Ấn Ðộ. Như mọi người đều biết, lịch sử Ấn Ðộ không được ghi lại bằng chữ viết. Chính điều này làm cho việc khảo cứu cực kỳ khó khăn. Người ta tạm chấp nhận việc tu tập tại Ấn Ðộ có thể chia ra làm 3 thời kỳ:
1. Giai đoạn Veda có nghĩa là Minh Trí (Có 4 loại Veda):
Rigveda / Yajarveda / Samaveda / Atharaveda.
2. Giai đoạn Branmana:
Chính ở giai đoạn này đạo Bà La Môn ra đời. Người ta được biết đến chủ nghĩa "Veda Thiên Khải", "Tế Tự Vạn Năng", "Bà La Môn Chí Thượng". Ở cuối tài liệu Branmana có phần Aranyakah để đọc tụng và trầm tư, mặc tưởng mới hiểu được. Tu sĩ phải vào trong rừng tìm nơi vắng vẻ, thanh tịnh để đọc tụng và trầm tư. Người ta cho là, bộ môn Thiền Định đã ra đời tại Ấn Ðộ nói riêng, và của loài người nói chung.
3. Giai đoạn Upanisad:
Có rất nhiều tài liệu Upanisad. Ít nhất cũng là 200 bản, khác hẳn nhau, chống đối nhau. Do đó việc khảo cứu vô cùng khó khăn. Nhưng cũng chính tại giai đoạn này, bộ môn Thiền Định đã thực sự hình thành mặc dù chưa rõ nét. Vẫn dựa trên tư tưởng cơ bản của Kinh Veda, 6 Trường Phái điển hình của Ấn Ðộ ra đời:
a. Phái Mimansa Tổ: Jaimini.
b. Phái Vadanta Tổ: Badarayana.
c. Phái Nyaya Tổ: Gautama (Phái chính luận).
d. Phái Vaisesika Tổ: Kanada (Phái thắng luận).
e. Phái Samknya Tổ: Kapila (Phái số luận).
f. Phái Yoga Tổ: Patanjali (Phái Du già).
Tuy bắt nguồn từ Veda, nhưng những Trường Phái kể trên dần dần tự hình thành hệ thống tư tưởng riêng của mình. Tuy nhiên, các Trường Phái nói chung vẫn dựa trên thực nghiệm Thiền Định. Chính vì lý do này, bộ môn Thiền Định do phải cạnh tranh nhau, đã sản sinh ra những Kỹ Thuật cùng những Lý Thuyết ngày một tinh vi hơn. Chúng ta có thể tìm thấy hệ quả này của Kỹ Thuật Thiền Định Phật Giáo và Raja Yoga.
Tam Tiểu Thư:
Ông Tổng Quản:
Lúc bấy giờ xã hội Ấn Ðộ là vào thời Upanisad lại có một phong tục tập quán khác hẳn với truyền thống của Trung Quốc. Đó là một Nhân Sinh Quan hướng nội, một Vũ Trụ Quan tìm cách sát nhập với Đấng vĩnh hằng. Ðời người Ấn độ chia ra làm 4 giai đoạn: Khi còn thơ ấu thì sống trong gia đình với cha mẹ. Ðến thời thiếu niên thì theo học tại các Cơ sở Tôn giáo. Lúc trưởng thành thì lập gia đình. Sau khi hoàn tất nghĩa vụ với xã hội, họ vào rừng tu Thiền Định, tìm nơi vắng vẻ tu hành cho đến chết.
Hai Trường Phái của Ấn Ðộ còn lưu truyền đến ngày hôm nay là Phật Giáo và Yoga. Cả hai Trường Phái này, như quý vị đều biết - một phần là dựa trên cơ sở của kinh Veda; nhưng phần quan trọng nhất lại dựa trên cơ sở là những kết quả thực tiễn, mà họ đã thu hoạch được bằng Kỹ Thuật Thiền Định.
Kinh Yoga gồm có 4 phần cơ bản:
1. Tam Muội phẩm (Thiền Định) (Samadhi-pàda): Phân loại và giải thích bản chất của Tam-Muội.
2. Phương pháp phẩm (Samdhana-pàda): Thuyết minh phương pháp tu tập Thiền Định.
3. Thần thông phẩm (Vibhiti-pàda): Trình bày các chủng loại và nguyên lý của thần thông.
4. Ðộc tồn phẩm (Karralya-pàda): Thuyết minh cách tiêu trừ sự trói buộc của Thần Ngã.
Tư tưởng cơ bản của tài liệu này là làm sao để tư tưởng đứng lại, gọi là "Chỉ", là "Ðịnh Tâm". Cuối cùng là sự sát nhập, hợp nhất với Vị Thần tối cao.
Ðể thực hiện việc tu hành, tu sĩ phải đi qua 8 bước cơ bản:
1. Tịnh giới: gồm có: Không sát sinh, không vọng tưởng, không trộm cắp, không tà dâm, không tham lam.
2. Dự bị tu tập: Tịnh thân, tịnh tâm, khổ hạnh.
3. Luyện tập các vị thế để tu Thiền Định: Tập các vị thế đặc biệt.
4. Tập luyện hô hấp: Tập luyện hơi thở.
5. Làm chủ các giác quan: Thực tế là bế lục căn như Phật Giáo.
6. Chú tâm vào một đối tượng duy nhất.
7. Liên tục chú tâm vào một đối tượng duy nhất.
8. Nhập định.
Nhìn bức tranh nói chung kể trên, thì các trường phái như: Số luận, Phật giáo, Yoga … đều dựa vào kết quả của thực nghiệm Thiền Định.
Tam Tiểu Thư:
Ông Tổng Quản:
* Tịnh Ðộ Tông: Trường Phái này còn có tên là Liên Tông. Họ chủ trương Niệm Phật để khi chết sẽ về "Tịnh Thổ". Tuệ Viễn là người đã sáng lập ra Trường Phái này vào đời Ðường. Tuệ Viễn tập họp được một số người và thành lập ra một tổ chức Tôn Giáo. Họ chủ trương thực hành Niệm Phật Tam-Muội có nghĩa là Trì Danh Niệm Phật. Lúc đầu, còn có người chủ trương Thiền Tịnh Song Tu. Nhưng sau này, không còn ai nhắc tới nữa, có lẽ chuyện Song Tu chỉ còn là một kỷ niệm của dĩ vãng.
Tịnh độ có 3 bộ Kinh: A Di Ðà Kinh / Vô Lượng Thọ Kinh / Quán Vô Lượng Thọ Kinh.
1 bộ Luận: Vãng Sinh Luận.
Tịnh Ðộ Tông được phát minh ra tại Trung Quốc vào thế kỷ thứ 4, du nhập vào Việt Nam thế kỷ thứ 6.
* Trường Phái Tức Sắc Tông: Đây cũng là một Trường Phái Phật Giáo của Trung Quốc. Học phái này cho rằng: "Tính của sắc là không tự có sắc. Sắc không tự có nên tuy có Sắc mà là Không, cho nên bảo Sắc tức là Không, Sắc lại khác Không". Người Việt
* Thiền Tông Trung Quốc: Trường Phái này đề xướng pháp môn "Ðốn Ngộ", có nghĩa là Giác Ngộ ngay tức thì, với chủ trương "Truyền giáo pháp ngoài kinh điển, không có văn tự chữ nghĩa, trực tiếp vào Tâm con người, kiến Tánh thành Phật".
Ðốn Ngộ thành Phật là tư tưởng căn bản của Thiền Tông Đàn Kinh. "Không tu tức là người thường, khởi lên một Niệm Tu là bằng Pháp Thân Phật". Câu nói nổi tiếng mà chắc ai cũng biết:"Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm", bỏ tất cả các hình tướng bên ngoài.
* Thiên Thai Tông: Pháp môn này dựa trên tài liệu rất phổ thông tại Việt
Còn rất nhiều Trường Phái khác của Trung Quốc mà trong khuôn khổ nhỏ bé của tài liệu này, chúng ta không thể kể hết được. Nhưng bất cứ ai cũng có thể đưa ra nhận xét như sau: dường như Phật Giáo ở Việt
Như phần đầu chúng ta đã biết, những Trường Phái lớn tại Ấn Ðộ đều xuất phát từ cơ sở là kinh nghiệm thực tế, có được do kết quả của Thiền Định. Do đó, dù cách trình bày có khác nhau, nhưng Kỹ Thuật Thiền Định, về cơ bản rất giống nhau. Trái lại, căn cứ vào các tài liệu, thì các Trường Phái tại Trung Quốc lại vô cùng đa dạng và mang màu sắc đặc trưng của Trung Quốc. Dường như nó xuất phát từ những cuộc tranh luận, từ những lý thuyết, có lẽ không quá đáng nếu gọi là “không tưởng”. Nói đúng hơn là, không thể thực hiện được trên thực tế. Bất cứ ai từng tu Thiền Định cả đời mình, thì sẽ phân vân không biết mình mơ hay tỉnh, hay là mình căn cơ quá đần độn khi đọc câu "Tiền Niệm Mê tức Phàm, hậu Niệm Ngộ tức Phật". Thật vậy, ai cũng cảm thấy đau lòng khi thấy rằng mình bỏ cả một cuộc đời ra để Tu, mà chẳng Nhập Định được, chẳng biết mùi vị của Thiền Định là gì. Làm sao dám nghĩ tới chuyện thành Phật? Mà nay chỉ một giây trước là Phàm, và một giây sau lại thành Phật.
Những tư tưởng tương tự như những lời phát biểu nói trên, được người ta lập đi lập lại khắp nơi với đầy vẻ kỳ bí và hứng thú. Phải chăng đây là Chân Lý hay là Ngụy Chân Lý? Thực tế, Đệ Tam Nhãn cũng như một số khả năng khác là hệ quả của Thiền Định. Nhưng ít nhất đến ngày hôm nay, chúng ta không được biết một vị nào, tập luyện theo các Trường Phái nói trên, lại đạt được những khả năng khác thường. Ngược lại, những tu sĩ vô danh, nghèo nàn, sống độc cư và thường không tiếp xúc với ai cả ở Tây Tạng, thì lại được người ta biết đến với những khả năng khác thường. Họ cũng tu Thiền Định, sử dụng Đàn Pháp làm Đối Tượng để Quán Tưởng. Họ không có những phát biểu lớn lao, nhưng người ta phải tìm tới vì những khả năng khác thường không thể phủ nhận được. Ngay cả các phòng khoa học để khảo cứu về khả năng của con người, họ cũng hay mời các tu sĩ Ấn Ðộ, các Lạt Ma Tây Tạng tới để trao đổi và tìm hiểu. Những vị này họ thường tịnh khẩu.
Tam Tiểu Thư:
Trong kỳ tới, mong ông sẽ bày cho tôi cách tập luyện thực tế. Có lẽ tôi chọn lối tu Thiền Định của Thiền Định Tiểu Thừa Phật Giáo. Nó chậm nhưng chắc ăn, ai cũng làm được, dễ thành công, đơn giản. Chính bản thân Ngài Sakya Muni thuở xưa cũng sử dụng phương pháp này mà đã giác ngộ thành Phật. Nếu tôi nương theo phương pháp của Sakya Muni, của các Lạt Ma Tây Tạng, biết đâu cũng có ngày thành Phật! không còn phải làm bảo tiêu nữa. Ông Tổng Quản làm ơn xem trong Tạp Thư đi, coi tôi có số tu chứng đắc không ông nhé …
(còn tiếp)
Nam Mô A Di Đa Phât
ReplyDelete