Tư tưởng, lời nói và việc làm của một người luôn phản ánh Tâm Thức của người ấy
và với Định luật Tương Ưng nó sẽ
ứng với một Cảnh Giới khi ta tu tập và Nhập Định. Thật vậy, một người thường
nghĩ về điều bất thiện sẽ luôn thích đề cập, bàn đến những điều chẳng lành và
hệ quả là sẽ làm những chuyện bất lành và ngược lại v.v...
Sau đây
là những mẩu chuyện mà nhóm HHN được nghe người anh Cả của mình kể lại khi giải
thích một số việc. Xin được chia sẻ hầu quý độc giả.
Một hôm vừa nhắm mắt
thì một vị Quán Tự Tại mặc đồ màu nâu đã xuất hiện và hỏi anh:
- Chú có muốn xuống
nước chơi không?
Anh Cả (thầm nghĩ): Xuống nước à? Uh
huh! Cũng được, thử xem sao; và hỏi lại: Nhưng làm thế nào mà xuống?
Vị QTT: Chú cứ nghĩ về cái rạch đằng trước nhà
đó và cứ nghĩ liên tục về nó nhé!
Thế là
anh Cả cứ nghĩ miết về cái rạch ấy và một lần tự nhiên những cọng cỏ sát dưới
đáy rạch xuất hiện ngay trước mặt và chốc sau nó biến mất. Rồi từ từ những lần
sau đó anh bắt đầu xuống dưới đáy rạch nước dễ dàng hơn và đó là khởi đầu của tư cách "Chú Tâm vào một vật duy nhất" và sử dụng Kỹ
Thuật Thiền Định vào các tầng
Thiền từ (Sơ Thiền đến Tứ Thiền) để tạo ra hiện tượng "Xuất Hồn"sau này.
Lại một lần trong buổi Nhập Định
của những năm đầu tu hành, người anh Cả của nhóm HHN thấy mình đến một thành phố
thuộc về Ấn Độ; và tại đây anh gặp một người cao to, ốm và có mái tóc dài.
Người này mặc bộ quần áo màu trắng ngà hơi ngả vàng. Tự nhiên anh biết đó chính
là J. Krisnamurti, mặc dù trước đây anh không thích J. Krisnamurti. Anh ngồi ở
một bờ hồ và Krisna đã dạy anh cột 2 tay và 2 chân áp vào nhau khi Quán Tưởng.
Câu chuyện qua đi rất lâu. Sau này anh có một người bạn lai Nhật tu Yoga và anh
đã đem câu chuyện vừa rồi để hỏi người bạn này; thì anh mới biết là việc cột
tay chân như vậy là phương pháp để tuyệt dục.
Câu
chuyện khác xảy ra từ nhiều chục năm về trước khi người anh Cả của nhóm còn tu
Mật Tông. Trong lúc Nhập Định,
anh gặp một vị Quán Tự Tại và vị này đã chỉ dẫn anh là đi đến một ngôi Chùa ở
tại Sài Gòn, mà trước đây anh chưa hề đến bao giờ, gặp một người được báo trước
để lấy một tài liệu. Khi anh thực sự đến đó thì đã gặp một vị Sư tu theo phái
Khất Thực mời anh dùng cơm và
trao cho anh hai Đàn Pháp là “Quán Âm Tự Tại” và “Di Đà”. Khi thực sự cầm Đàn Pháp này trong tay, anh nói còn tưởng mình
là mơ. Hiện nay sau nhiều năm, đàn pháp Quan Âm đã bị thất lạc, còn Đàn Pháp Di Đà vẫn còn được lưu giữ nên anh
chuyển cho nhóm HHN; và nhóm chụp lại và post lên cho quý độc giả có dịp tham
khảo.
Bồ tát Quán tự Tại còn được gọi là bồ tát gì vậy bạn ?
ReplyDeleteban cho toi 1 cau chu' ve PHAT THICH CA duoc khong?
ReplyDelete