Friday, March 21, 2014


Giả thuyết mô hình chuẩn của một tập hợp Tâm bất kỳ: 

Chúng ta quy ước, chọn một đối tượng bất kỳ là Tâm “Yêu”, ở trạng thái danh từ, động từ … Sở dĩ chúng ta chọn đối tượng này vì nó mang tính chất phổ quát và biểu tượng. Mặt khác, Vi Diệu Pháp cho Tâm "Yêu”là sợi dây đưa chúng sanh đến Luân Hồi. Nói tóm lại, đây là một Tâm quan trọng. 

QUAN SÁT THỰC TẾ

1. Tự quan sát chính mình: Ai cũng có thể quan sát chính mình để tự nhận ra rằng, chúng ta có thể Yêu, Ghét nhiều đối tượng một lúc. Hiệu ứng này, nếu được ghi lại trên tấm giấy trắng, một Tâm yêu ghét được biểu tượng một chấm đen, những chấm đen trên giấy dự kiến sẽ mang tính chất nhiễu xạ. Tất nhiên đây là một tiên đoán bằng lý thuyết.

2. Quan sát hiện tượng khách quan: Thông tin đại chúng cho ta biết, Trung Đông là nơi mà người đàn ông có quyền lấy nhiều vợ. Ở Trung Quốc, theo lịch sử ghi lại thì Tần Thủy Hoàng có nhiều ngàn Cung Tần Mỹ Nữ trong Tam Cung Lục Viện. Tâm yêu là một trong vô số các loại Tâm. Nếu căn cứ vào 2 nhận xét trên, thì dường như Tâm yêu không phải là một khối duy nhất không thể phân chia được. Nếu không thể phân chia, thì rõ ràng người ta không thể Yêu hay Ghét nhiều người cùng một lúc.

Như vậy, Tâm yêu phải được cấu tạo bởi nhiều thành phần rất nhỏ. Có thể chúng mang tính chất Lượng Tử, nghĩa là những năng lượng đứt đoạn, chứ không phải liền lạc với nhau như một khối. Những từ ngữ nói trên gợi ý chúng ta liên tưởng đến một từ ngữ rất quen thuộc của Vật Lý Lượng Tử: Hạt cơ bản (Elementary particle).

  a. Tính chất đặc thù của Tâm:
    - Tâm mang điện tích sinh học là âm () hoặc dương (+) (quy ước).
    - Tâm luôn vận động không ngừng.
Để đơn giản có lẽ nên chia ra 2 loại Tâm là Thiện và không Thiện ở tất cả các Cảnh, các Cõi, trừ Niết Bàn.
    - Niết Bàn có một loại yếu tố tâm gọi là SANTI (An Tịnh) và chỉ có một Tâmnày mà thôi, Santi ở ngoài thế giới của Tâm, Sắc và Ngũ Uẩn (theo tài liệu Vi Diệu Pháp trang 32).
  
  b. Số lượng Tâm:
    - Thực tế số lượng Tâm lớn hơn rất nhiều so với các bảng thống kê của những tài liệu VDP, điều này ai cũng có thể tự kiểm chứng.

3. Quy luật tương tác của Tâm: Theo Vật lý học hiện đại, thế giới tự nhiên có 4 loại tương tác: Hấp dẫn, Điện từ, Mạnh, Yếu. Khác hẳn với 4 tương tác có sẵn của vật lý hiện đại; Tâm sinh học có những quy luật tương tác riêng. Chúng ta tạm gọi là tương tác thứ 5.

Tương tác thứ 5 của Tâm như sau:
   a. Cùng dấu thì hút nhau / Khác dấu thì đẩy nhau.
  b. Riêng ở Dục Giới thì khác (do bản chất là Sắc Tướng, có Nam có Nữ).
    - Cùng dấu cũng hút nhau: Hai người cùng phái cũng có thể thích nhau.
    - Khác dấu cũng hút nhau: Hai người khác phái cũng có thể thích nhau.
    - Khác dấu cũng đẩy nhau: Hai người khác phái cũng có thể không thích nhau.
      Có thể hiển thị lực tương tác này qua phương trình sau đây:  

  f1 (x) f2 (y)  /  δ T δ R     (T: thời gian / R: không gian)   

Trường của tương tác không lệ thuộc vào yếu tố không gian, thời gian … các thử nghiệm tại Liên Xô cho biết, người ta nhận được bản tin tại Siberia trước khi bản tin được truyền đi. Loài Chó biết chủ sẽ về khi còn ở rất xa. Chó Antis rất nổi tiếng trong thế chiến thứ 2, ra đón chủ ở phi đạo. Nó có thể biết trước máy bay đối phương đến oanh tạc.

4. Tìm hiểu về cấu tạo Tâm theo mô hình Thiền Định của tài liệu Vi Diệu Pháp:

  a. Số lượng Tâm: Ở cảnh Dục Giới số lượng Tâm nhiều vô số. Căn cứ vào thực tế chúng ta có thể đưa ra một nhận định như sau: Nếu chia Tâm ra làm 2 loại là Thiện và Không Thiện, ở cõi càng thấp thì số lượng Không Thiện nhiều hơn Thiện, đến cõi người 2 loại Tâm này có vẻ tương đương về số lượng. Tiến lên những cảnh giới cao hơn số lượng Tâm ít đi và Tâm bất thiện gần như không còn. Tuy nhiên mười loại Tâm Phiền Não lại không buông tha ai.

  b. Tìm hiểu  phân tích:  
      Vì lý do gì mà SAKYA MUNI phải từ bỏ các vị Thầy để đi tìm  và tìm cái gì?

Người ta có thể mô hình hóa kịch bản như sau: Theo truyền thuyết, Sakya Munitheo học với các vị Thầy và đã đạt được kỹ thuật Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng. Nhưng Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng là gì? Chúng ta ai cũng đều biết lời giải thích là: Không có tư tưởng (phi tưởng), không thể bảo là hoàn toàn không có tư tưởng (phi phi tưởng). Cụ thể hơn là ở Phi Tưởng Phi Phi Tưởng thì các Tâm vi tế, Tâm nhỏ vẫn còn tồn tại. Quan trọng là có những tồn tại sau đây không giải quyết được ở Cảnh Giới này:

    - Thứ nhất: Vấn đề quan trọng nhất là không vỡ lẽ được về Chân Lý, về Sự Thật Vĩnh Cửu là: Vô thường, Vô ngã và Khổ não. Lầm tưởng cõi mình đang sống là vĩnh viễn và hạnh phúc, sanh ra Tâm Tham Ái … nguồn gốc của Luân Hồi Sanh Tử.

    - Thứ hai: Là không hiểu rõ về 10 loại Phiền Não. Trong đó Phiền Não quan trọng nhất là Thân Kiến (Chấp Ngã, thấy mình có thật), Nghi, Giới cấm thủ, Dục ái, Sân, Sắc ái, Vô sắc ái, Mạn, Trạo cử, Vô minh (không biết Tứ Diệu Đế)

Chính vì những lý do cụ thể nêu trên, mà Sakya Muni phải bỏ các vị Thầy ra đi, tự giải quyết một mình. Do Thiền Định chứng ngộ, nhờ trực giác, hiện kiến, thông đạt trí (Paccakkha). (Pativedhanana). Nói một cách khác, do Thiền Định, có Pháp Nhãn nên đạt được sự Minh Triết (con mắt thứ ba). Sakya Muni đã phát hiện ra một yếu tố quan trọng là SANTI (An Tịnh)  Santi là duy nhất, chỉ có một mà thôi (Kevala), đó chính là tự tánh của Niết Bàn (Nibbana).

Đến đây chúng ta thấy mô hình chuẩn cấu tạo Tâm đã hoàn tất. Sakya Muni đã tìm ra cái cần tìm. Đó là:

1. Có 3 loại tâm cấu tạo nên các loại Tâm:
   * Thiện Tâm.
   * Không Thiện Tâm.
   * Yếu tố Santi: Là yếu tố căn bản của trời đất. Đó chính là Tình Thương. Nó là vô hình vô ảnh nhưng tạo ra những thứ Tâm khác.

2. Tương tác Tâm Sinh Học tuân theo quy luật  là cùng dấu hút nhau.

Sakya Muni khi tìm ra yếu tố SANTI thì đã hoàn chỉnh mô hình chuẩn về cấu tạo Tâm của tất cả các Thực Thể ở các Cõi - cùng với phát minh tương tác của Tâm là Định Luật Tương Ưng, thì mô hình chuẩn lại càng hoàn thiện hơn.

Dù bất cứ thuộc Trường Phái nào, ai cũng phải đi tìm yếu tố Santi - yếu tố giống như hạt của Chúa, vật chất tối … mà các nhà Khoa học khổ công đi tìm - Người tu Thiền Định tìm bằng Tuệ Nhãn trong cơn Đại Định. Người thế gian tìm bằng máy Gia tốc khổng lồ Hadron, và điều đáng tiếc là người thế gian khi tìm được hạt Higgs thì lòng tham ái tăng lên.


Hy vọng bài viết này giúp ứng dụng được một phần nào trong tiến trình thực tập Thiền Định. Có thể một trong những lý do làm cho người ta khó Nhập Định là do tính chất không đồng nhất của không gian: Cõi người, nhiều Cõi tiếp theo, Sơ Thiền Hữu Sắc ... Vì không gian của các Cõi không đồng nhất, nên xung lực của Định lực không thể bảo toàn, sắp Nhập Định lại thối Định, Định lực yếu đuối. Cũng có thể vì những lý do nêu trên là không bảo toàn được xung lực của định lực, nên đang ở một lớp Định nào đó lại bị thối Định ngoài ý muốn. Người Nhập Định ở một lớp Định bất kỳ, người Cận tử, lúc nằm mơ, người ta thường thấy mình đi lang thang vô định, chẳng biết đi về đâu. Có thể có hai cách giải thích: 

   * Vì không gian không đồng nhất nên xung lực của chúng ta không được bảo toàn.
   * Vì thời gian không đồng nhất nên chúng ta mất đi năng lượng vốn có của các Tâm, chúng ta bỡ ngỡ, thậm chí hốt hoảng vì một loại cấu tạo Tâm mới quá xa lạ. 
   * Vì tính chất không đẳng hướng của không gian nên có lẽ chúng ta mất đi moment quán tính vốn có của con quay hồi chuyển dẫn đến chúng ta mất phương hướng, lang thang không biết đi về đâu!

NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỊNH LUẬT TƯƠNG ƯNG

Định Luật Tương Ưng được đề cập đến trong bài viết này có thể giúp chúng giải thích, ứng dụng trong tiến trình Thiền Định. Tài liệu Vi Diệu Pháp Visuddhi Magga, trong phần chọn đối tượng để Quán Tưởng, đưa ra rất nhiều tiêu chí, có giải thích kỹ lưỡng, tại sao chọn cái này lại không chọn cái kia. Người ta có thể tự hỏi: Bản chất thật sự của việc lựa chọn này là gì?

Trong đời sống thường ngày, cũng như người Nhập Định, cảm nhận một cái gì đó đã hay đang xẩy ra (chứ không phải là sẽ xẩy ra), trên thực tế đã xẩy ra đúng như vậy. Hiện tượng này dân gian gọi là Thần Giao Cách Cảm, từ ngữ chuyên ngành gọi là Telepathy, có gốc từ Hy lạp, tele: xa, pathos: cảm xúc, tác động. Từ ngữ này chẳng liên quan gì đến thần thánh cả. Trong thời gian chiến tranh lạnh (theo tài liệu Para Psychologie En L'urss), cả hai khối đều có những công cuộc khảo cứu chuyên sâu về tiềm năng của con người, nhằm sử dụng trong quân sự. Để truyền tin, người ta thử nghiệm như sau: Một con Thỏ mẹ trên đất liền, những con Thỏ con ở trong tàu ngầm lặn dưới nước, mỗi khi Thỏ con bị sát hại, Thỏ mẹ biểu lộ những tín hiệu không bình thường.

Định Luật Tương Ưng sinh học đã được đề cập đến trong bài viết này, cũng giải thích được phần nào hiện tượng nói trên. Nếu chúng ta giả định tâm mang tính lượng tử, thì cơ học lượng tử cũng có cách giải thích theo mô hình lượng tử của mình. Quantum Entanglement, rối lượng tử hay vướng lượng tử, giải thích như sau: Trạng thái lượng tử của hai hay nhiều vật thể thì có liên hệ với nhau, dù chúng có ở rất cách xa nhau, kể cả là năm ánh sáng. Cụ thể là hai Photon có liên hệ với nhau thì Photon này quyết định trạng thái Photon kia, Photon này có trạng thái nào đó, thì Photon kia cũng có trạng thái tương ứng. Tương tác này nằm ngoài bốn tương tác truyền thống cơ bản. Người ta ứng dụng cho việc thông tin, không cần đến chuyển động của hạt cơ bản. Vận tốc truyền tin nằm dưới vận tốc ánh sáng. Hiệu ứng này làm kinh ngạc ngay cả các Khoa học gia, nên người ta gọi đó là: Ghostly action at a distance, Spooky interaction ...



0 nhận xét:

Post a Comment