Friday, February 21, 2014





HHN says:

Chẳng phải một mình trường phái Phật giáo, mà phải nói toàn bộ tất cả các trường phái tôn giáo, đều hứa  hẹn một vùng đất hứa nào đó.

Trường hợp A La Hán, phải bảo là một trường hợp điển hình cho chúng ta thấy giá trị của bộ môn phân tâm học. Bộ môn tâm lý học thường nói “Khoái lạc và khổ đau là hai thái cực của đời sống tình cảm con người - mà thần tiên cũng không giải quyết được - buộc chúng phải sống với nhau suốt đời”. Trong khi với những thành tích của một A La Hán, thì hoàn toàn có quyền nói lời chia tay với tất cả các dạng khổ đau.

Chúng ta thử xem phân tâm học nói gì về vần đề này, giả thuyết của Sigmund Freud mà sắp được trình bày sau đây, được coi là phát biểu nền móng của bộ môn phân tâm học “ Rechercher l’ excitation de plaisir et à eviter la douleur” (tìm kiếm khoái lạc, tránh né khổ đau. Căn cứ vào lời phát biểu này của phân tâm học, thì rõ ràng là tâm lý của một A La Hán, cũng chẳng khác gì tâm lý của một người bình thường.)

Nói theo kiểu Lưu Quang Vũ về vấn đề này, trong tôn giáo nói chung… là cả một hệ thống, thiếu sự trung thực với mình và thiếu sự trung thực với người! Bộ môn phân tâm học kể cả đến ngày hôm nay, vẫn xa lạ hình như với tất cả mọi người. Thật vậy, phải bảo nó là một thứ tuệ nhãn, vì nó làm cho nhiều người, có lẽ đặc biệt là những tu sĩ, vỡ tan những ảo mộng.

Cụ thể nhất là, người tu cũng tránh né khổ đau, đi tìm khoái lạc, người đời cũng vậy mà thôi, chẳng qua vì người ta không có một nhãn hiệu, để làm cho mọi người ngộ nhận. Bất cứ sinh vật nào cũng phải tìm cách đấu tranh để tồn tại, kể cả một cái cây ở trong rừng. 

Khi tìm hiểu về vấn đề bản năng thực sự, thì có lẽ nhiều người không ngờ là mình tự đưa mình vào ngõ bí. Thật vậy, việc này chẳng ai bắt mình cả, có lẽ vì không hiểu rõ, thiếu kiến thức về phân tâm học, nên mới xảy ra những hậu quả không mong muốn.

Kính thưa quí độc giả!

Giới luật của hầu hết các trường phái tôn giáo đã được soạn thảo trước mấy ngàn năm, trước khi bộ môn phân tâm học ra đời. Khi tìm hiểu về các giới cấm, nội quy hay giới luật của các tôn giáo, thì chúng ta có cảm tưởng những người soạn ra những luật lệ này có lẽ không hiểu gì hay nói đúng hơn là không có những kiến thức tối thiểu về bộ môn phân tâm học. Thật vậy, không phải chỉ có một mình giới luật của trường phái Phật giáo nói chung, mà các trường phái khác cũng vậy, phải bảo là vi phạm những nguyên tắc rất cơ bản của phân tâm học. Điều này rõ ràng là một thách thức cho những người tu (mà đáng lẽ không nên có!). Cụ thể là, những điều luật nói trên vi phạm về những bản năng cơ bản nhất của con người. Do đó, những người tu theo trường phái nào đó, khi họ vi phạm vào những điều luật nội bộ của một trường phái nào đó, chúng ta tự hỏi là lỗi tại ai? Để làm sáng tỏ vấn đề này, chúng ta nên tìm hiểu sơ bộ những khái niệm về bản năng của bộ môn phân tâm học.

Sao Mai says:

          Vâng, Chị HHN ạ! Gần đây CNN có đăng một thông tin, mà em nghĩ là cũng chẳng có gì để đáng ngạc nhiên - một bộ phận nào đó của tổ chức Liên hợp Quốc, điều tra về việc trường phái Cơ Đốc giáo lạm dụng tình dục trẻ em trên khắp thế giới! Theo chỗ em hiểu, thì lạm dụng tình dục với người trưởng thành rất khó khăn, còn đối với trẻ em thì dễ hơn, việc này cũng đơn giản để giải thích thôi. Nếu thông tin này là chính xác và em nhớ không lầm, thì tại sao  người ta không tìm cách giải quyết từ bản chất, từ gốc rễ của vấn đề nhỉ?! Em nói không biết có quá lời hay không - con người ta có khuynh hướng hành hạ chính mình (Masochisme) để tìm khoái cảm, việc này xảy ra ngay ở trong quan hệ tình dục của con người.

HHN says:

          Muốn hiểu vấn đề này một cách tường tận và giải quyết từ gốc rễ, thì tốt nhất chúng ta nên tìm hiểu về phân tâm học đã  thì sẽ hiểu thế nào về vấn đề  bản năng. Bản năng là gì? Bản năng là “Tendency inborn” - là khuynh hướng, tính nghiêng chiều, sự thôi thúc nội tại tinh thần và vật chất một cách bẩm sinh (Stimulus interne). Đó là một lực tồn tại bền bỉ, lâu dài trong con người mà người ta không thể né tránh (une force durable, on ne peut eviter). Nó là một thứ năng lượng tự vạch ra một con  đường có hướng rõ ràng (direction determinee). Bản năng là một nhu cầu, cơn đói của bao tử đòi hỏi phải được thỏa mãn; cơn khát của con người đòi hỏi phải thỏa mãn bằng nước uống.

Chúng ta thử xét duyệt tình trạng của một vị La Hán nào đó. Mong muốn của một La Hán là có những thành tích phù hợp với tiêu chí của mình, thì cũng chẳng khác gì mong muốn của một người bất kỳ nào đó đang làm thân phận con người với những tiêu chí riêng của mình. Thực thể nào cũng tránh né khổ đau, và tìm kiếm hạnh phúc, khoái lạc.

Càng đi sâu vào vấn đề bản năng, thì người ta lại càng thấy những tiêu chí của một  A La Hán dường như mâu thuẫn sâu sắc với hai bản năng của con người vốn có:

Bản năng về cái tôi (L’ego – le moi)
Bản năng tình dục (instincts sexuels).

Nếu quí vị nào theo dõi những chương trình khoa học của Discovery, chúng ta được tiếp cận với một nhà bác học người Đức, trình bày về những giới hạn của bộ não con người. Theo ông thì, bộ não và tâm lý con người có những giới hạn bẩm sinh không thể vượt qua được. Điều này được coi như một tiên đề khi khảo cứu về bộ não và tâm lý con người.

          Bản năng cái tôi có một mối liên hệ chặt chẽ với một cá thể nào đó, những thúc dục trong mục đích để tự bảo vệ (autoprotection) cá thể nào đó. Đấy là biểu hiện của bản năng cái tôi. Chính cái tôi này là rào cản để thỏa mãn khát vọng tình dục, một khi sự thỏa mãn này ( thỏa mãn tình dục) đe dọa hay có vẻ đe dọa đến bản năng tự bảo vệ của cái tôi.



Phần trình bày nói trên, đã thuyết minh cho chúng ta thấy tại sao rất nhiều trường phái tôn giáo, tất nhiên trong đó có trường phái Phật giáo - có khuynh hướng tránh quan hệ tình dục. Người ta hay đưa ra giới cấm là sự tuyệt dục.

-         Vô tình hay hữu ý, người ta chấp nhận sự tự bảo vệ của cái tôi trước khát vọng tình dục. Như thế cái tôi của họ còn lớn lao hơn ai hết (Chúng ta nên nhớ lại, chấp ngã là 1 trong 10 phiền não đứng đầu trong tiến trình hoàn thành những tiêu chí của một La Hán). Nói một cách khác, cố tránh né hay khước từ bản năng tình dục, ái dục (nói theo ngôn từ của tôn giáo), đó là biện pháp phòng ngừa của cái tôi. Nó là một biện pháp lo xa. Cái tôi có nhiệm vụ bảo vệ một cá thể nào đó.

-         Mặt khác, vì có quá nhiều luật lệ, giáo điều của một trường phái nào đó, ngăn cản việc thỏa mãn các nhu cầu của những bản năng tự nhiên vốn có. Do đó, khuynh hướng phổ thông là Sadisme (bạo dâm – một sự lệch lạc về tình dục, một trạng thái  bệnh hoạn, đồi trụy – một dạng của bệnh tâm thần)  tự chuyển qua trạng thái Masochisme (khổ dâm – đạt được tình trạng thỏa mãn tình dục khi bị hành hạ cơ thể một cách đau đớn). Đó là một dạng biến thể để đội lốt một vẻ thăng hoa gượng ép, giả tạo, vụng về. Vô tình hay cố ý, các trường phái tôn giáo hay có khuynh hướng tự hành hạ mình để tạo ra khoái cảm, cảm giác cho là mình gần gũi với dấng siêu nhiên. Người tu thường hay nhịn ăn, nhịn uống, không nói chuyện, không quan hệ tình dục, ở một mình, dùng roi để tự đánh vào mình. Sự thật, đây không phải là sự thăng hoa (Sublimation), mà thực ra đó là sự đồi trụy (Degradation) của bản năng cái tôi, bản năng tình dục, bản năng xã hội, bản năng bảo tồn….Nói một cách khác, người ta đuổi nó ra bằng cửa sổ, nó lại đi vào bằng cửa chính!


Với những kiến thức của phân tâm học vừa được trình bày về bản năng cái tôi, người ta quan ngại rằng, phiền não số 1 là chấp ngã, có lẽ không đơn giản như người ta nghĩ.


Sao Mai says:

Chị HHN à! Tại sao người ta không tìm giải pháp chung sống hòa bình, cộng hòa với 10 cái phiền não trong đó có cái tôi? Một vị A La Hán bất kỳ nào đó khi còn tại thế thì sự thật chỉ là một người bình thường. Nếu suốt ngày mình lại chống lại với chính mình, em e ngại có phải là vòng lẫn quẫn hay không. Ngay cả căn cứ tài liệu Vi Diệu Pháp, thì cấu tạo tâm, cho dù là bất thiện tâm, thì nó là chính mình…. Tiến trình này, chúng ta chỉ có thể loại trừ các bất thiện tâm một cách tiên tiến. Thật vậy, cho dù là một A La Hán nào đó, nếu không tuân theo những thúc dục của cái tôi để bảo vệ chính mình thì vị A La Hán đó có thể chết trong khi đang mang thân xác thế gian. Em thiết nghĩ nếu chúng ta xét duyệt về bản năng thứ hai là tình dục, thì em cho là vấn đề còn gay go phức tạp hơn nữa.

HHN says:

          Vấn đề em vừa đề cập tới quả thật là một vấn đề rất nan giải cho bất cứ ai, nhất là những người tu  hay có khuynh hướng hành hạ chính mình, khước từ một cách mù quáng, cuồng tín, từ chối sự hiện diện thực sự của bản năng tình dục. Những tưởng nên có những kiến thức cơ bản về bản năng này để từ đó chúng ta có thái độ ứng xử phù hợp với quy luật khách quan của thế giới tự nhiên. Thay đổi một tập quán, một thói quen, một định kiến, một thành kiến… còn khó hơn dời một quả núi. Lịch sử nhân loại đã cho biết rằng có biết bao nhiêu hiểu biết sai lầm đã kéo dài hàng nhiều thế kỷ. Người ta tin tưởng vào Aristote và cho rằng các vật nặng, nhẹ có vận tốc rơi khác nhau. Nhưng những nghiên cứu khoa  học gần đây lại cho thấy rằng chúng có vận tốc rơi bằng nhau, nhưng do lực ma sát khác nhau nên chúng rơi với vận tốc nhanh chậm khác nhau theo lực hút của trái đất. Và một điều đáng kinh ngạc là dù là bất cứ một thánh nhân hay vĩ nào; dù là   giáo chủ của bất cứ trường phái nào, họ cũng đều được ra đời do bản năng tình dục vốn có của con người. Trường hợp Thiên Chúa của Cơ Đốc giáo không chấp nhận quy luật tự nhiên này đã gây ra những sự tranh cãi rất lớn. Vậy mà những vị giáo chủ được sinh ra từ bản năng tình dục lại tìm đủ mọi cách - từ giới hạn đến cấm đoán việc quan hệ nam nữ. Đại đa số tín đồ của những tôn giáo ở những nước chậm tiến, được  người ta cho là bị mù chữ, mù kinh, mù về các bộ môn khoa học. Có thể nói không quá đáng rằng lịch sử nhân loại xét ở góc cạnh sinh học đã hình thành tồn tại và phát triển nhờ vào tuyến nội tiết của con người.




              Testosterone    =   L’ hormone male
Folliculine         =   L’ hormone femelle
Progesterone   =   L’ hormone femelle



Bản năng tình dục được Freud so sánh như một cơn đói (Comparable a la faim). Năng lượng tình dục được Freud gọi là Libido. Libido là một lực đặc biệt, nó có đặc tính đi tìm sự thỏa mãn khoái lạc.

          Bản năng cái tôi và bản năng tình dục là di sản lâu dài, cùng với chiều dài lịch sử tiến hóa nhân loại. Những nhu cầu vào việc chiến đấu để sống còn buộc con người phải sống trong vương quốc của lý lẽ. Con người buộc lòng phải kiềm hãm những ham muốn hay thúc dục của bản năng để tồn tại. Thiếu sự suy  xét, tuân theo sự thúc dục của những bản năng vốn có, sẽ đưa đến những hậu quả vô cùng tai hại. Thiếu sự dự kiến, tuân theo sự thúc dục của bản năng có thể là nguồn gốc của sự sụp đổ không thể cứu vãn.

Hai bản năng kể trên thường xuyên tìm cách để được thỏa mãn. Nhưng thực tế dạy cho người ta biết rằng phải làm sao để tránh né khổ đau còn cần thiết hơn cả việc thỏa mãn khoái lạc. Từ đây chúng ta có thể đưa đến nhận xét rằng chính cơ chế tâm lý này làm cho người tu hay có khuynh hướng tu khổ hạnh, hành thân, hoại xác.


Sao Mai says:

          Chị HHN à! Sau khi được chị phân tích về nhiều góc cạnh của những tiêu chí của một vị A La Hán bất kỳ, xét tới rất nhiều góc cạnh khác nhau: tâm lý học, phân tâm học, sinh học, xã hội học…Em thấy có lẽ nên làm một người bình thường để mình khỏi mâu thuẫn với chính mình thì hơn. Mặt khác, nếu không hiểu rõ vấn đề có thể đưa đến tình trạng dồn nén (Refoulement) không tốt cho cơ thể cả về mặt tâm lý, sinh lý và sức khỏe cơ học cơ thể. Một lý do dễ hiểu là các bản năng cơ bản bị ức chế - nếu hiểu theo một cách sinh học thì hiện tượng này có thể đưa đến việc căng thẳng của các cơ bắp (Tension musculaire); tăng áp huyết (Pression sanguine) và thậm chí là toát mồ hôi. Về mặt tâm lý, nếu đi qua một giới hạn nào đó, con người sẽ cảm thấy sự đau đớn (người bình dân thường nói đau tương tư), tạo cho con người những mặc cảm, thí dụ như mặc cảm Oedipe, Electre…

          Theo chổ em hiểu thì trường phái Phật giáo dựa vào những tiên đề cơ bản gọi là sự thật không thể sai được: vô thường, vô ngã, khổ não. Chính vì nhận xét thế này về cuộc đời, mà người ta chọn việc tu hành để hy vọng có một tương lai tốt đẹp hơn.

Nhưng em lại thấy sự thật này không phải tất cả mọi người đều đồng ý. Cụ thể là rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới ca ngợi cuộc đời là màu hồng, là sự tươi đẹp

Lavita e bella
Das leben ist shone
Life is pink
La vie en rose
vv…

Lời của bài hát sau đây, em cho là tất cả các quí vị độc giả đều biết:

“Quand il me prend dans ses bras. Il me parle tout bas je vois la vie en rose”

Em xin phép phỏng dịch:

“Khi ở trong vòng tay của người yêu với tiếng nói thì thầm, tôi thấy cuộc đời là màu hồng”

Tuy nhiên, thưa quí độc giả, người Việt Nam chúng ta nói chung dường như quá bi quan về cuộc đời:

“ Trăm năm nào có gì đâu
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì”


Do đó:


“ Thà mượn thú tiêu dao cửa Phật
Mối thất tình quyết dứt cho xong!”

Kính thưa quí độc giả!

 Em xin thưa cùng quí độc giả qua câu thơ của một thi sĩ lừng danh:

“ Đời đáng chán hay không đáng chán?
Cất chén quỳnh xin hỏi bạn tri âm”

Em xin trân trọng kính chào toàn thể quí độc giả trên khắp thế giới.

Em hy vọng được hầu quí độc giả trong những bài viết khác!



Sao Mai.


0 nhận xét:

Post a Comment