Sao Mai says:
Em xin chào chị!
Gần đây trong trường phái Phật giáo,
có một vị nào đó có đưa ra một tài liệu, dường như đề cập đến vấn đề con người
ta không có linh hồn (không có một cái tôi thường hằng – lời giải thích của
người viết bài này). Người ta cho rằng, đây là một tư tưởng quá mới, quá lạ! Thậm
chí có người còn sửng sốt phản ứng chị ạ.
Có người thì âu lo, có người lại vui mừng…. Nói tóm lại, phải bảo là có rất
nhiều những phản ứng đa chiều.
Em xin phép chị cùng quí độc giả thử
đóng góp một số ý kiến, nếu có gì sai sót mong quí vị lượng thứ!
Vâng, theo em hiểu ở góc cạnh xã
hội, thì có những tội phạm có lý do chính đáng để phủ nhận trách nhiệm dân sự
và hình sự. Trường hợp “gia trọng” hay nói cách khác là những tình tiết tăng nặng trong việc áp dụng luật pháp xét xử trong tương lai không còn hiện hữu. Vì đơn
giản là không có một người nhất quán…. Nhị trùng bản ngã, đa nhân cách?! Cũng
chẳng thuộc về một dạng nào cả. Nhưng
nếu căn cứ vào những điều khoản vốn có của luật pháp, thì mình hoàn toàn vô
trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của mình. Em không phải là luật gia,
nên không hiểu rõ họ giải quyết ra sao trong trường hợp này. Nhưng nói tóm lại,
người phạm tội có thể rửa tay (Se laver les mains), lương tâm yên ổn.
Với chủ thuyết không có một cái tôi
thường hằng, nếu đứng về mặt xã hội, thì rõ ràng đã mở cửa cho thiên đường của
các loại tội phạm.
Nhưng đối với những ai mà đang chia
động từ “có”:
-
Haben,
-
To
have,
-
Avoir
-
V.v…
Thì rõ ràng đây là một thảm họa, vì
tôi không có một cái tôi thường hằng, chữ ký của tôi không được công nhận trong
ngân hàng để giao dịch, và nó cũng vô giá trị trong các khế ước để kinh doanh
với các đối tác… Có lẽ còn nhiều hệ quả khác trong các hoạt động xã hội. Đối
với người đang yêu, em e ngại là còn tệ hại hơn nữa. Chúng ta nghĩ sao khi yêu
phải một “thây ma” tình yêu (cadavre), vì nó vô hồn! Trong các cuộc thi hoa hậu
- từ quốc gia cho đến tầm vóc quốc tế, đều phải chú thích để mọi người hiểu rõ,
đây là một cuộc thi “thây ma hoa hậu” hay một con người hoàn chỉnh. Những tác
phẩm văn chương, hội họa, nụ cười bí hiểm của một bức tranh mà ai cũng biết…
thì chỉ còn là phức hợp của thần kinh. Đó là sự biểu hiện (manifestation) của
bản năng gốc chưa được thuần hóa, dung hòa với siêu ngã.
HHN says:
Em ạ! Căn cứ vào lịch sử, thì tôn
giáo thường xuyên có khuynh hướng muốn lấn sân thế quyền. Tôn giáo nào cũng
vậy, khi tập hợp được một số tín đồ khá đông đảo, đều muốn tổng hợp cả thế
quyền lẫn thần quyền. Mật giáo Tây Tạng là một trường hợp điển hình. Cơ Đốc
giáo trong quá khứ, kéo dài khoảng 13 thế kỷ, tự cho mình có địa vị là cái gạch
nối của thế quyền và đấng siêu nhiên. Thực tế nhất ngày hôm nay, Hồi giáo lại
một lần nữa có những hành động nói lên hiện tượng này. Không ít lần những vị
lãnh đạo của trường phái này muốn toàn thể thế giới vâng phục thế lực thần
quyền của mình. Vì những lý do vừa kể trên, nên ít nhiều các tôn giáo cũng lây
bệnh “phù thủy ngôn ngữ của chính trị”. Trong lĩnh vực chính trị, thì những
loại từ ngữ này nhiều vô số kể. Chị xin kể một trường hợp điển hình ở tại Việt Nam
trong thế kỷ trước. Nữ chính trị gia này đã sử dụng từ “Barbecue” trong câu
nói: “Hãy chấm dứt trò chơi Barbecue… các…”. Chính vì từ “barbecue” này mà bà
bị hạ bệ. Từ Barbecue này ngày nay được dùng tràn lan trong các tiệm ăn hay ở
những nhà hàng sang trọng mà có món nướng. Vâng, ngày hôm nay chúng ta đi tiệm
ăn với món ăn “Barbecue”. Đó chính là món thịt nướng của người Việt. Có người bình luận, cho là, việc sử dụng từ ngữ có lẽ
thiếu thận trọng này, đã đưa đến sự sụp đổ của một chế độ. Trong thời gian
chiến tranh lạnh, để hạ thấp uy tín của đối phương: Đối phương được mô tả là “ Con
cọp giấy”; “ông già ốm yếu”; hay “ngày tận thế của chủ nghĩa”. Tuy nhiên, lại
có người phản ứng lại là: “Con cọp giấy nhưng trang bị những chiếc răng nguyên
tử”. Hay sự phản biện một cách hùng hồn
là: “Đúng thực là một ông già ốm yếu,
nhưng có khả năng để thực hiện những điều mình mong muốn”. Hoặc “Ngày tận thế
còn phải đợi đến nhiều kiếp.”
Có lẽ một số tôn giáo đã chính trị
hóa những từ ngữ để gây sự chú ý.
Chị có thể khẳng định với em một
điều: em cứ yên tâm mà sống với cái linh hồn và cái ngã vốn có và thường hằng
của em. Chứng minh nhân dân mà chính quyền cấp cho em, hoàn toàn có hiệu lực về
mặt pháp lý. Thực tế này hình như phản ảnh về mặt xã hội cũng như chính trị,
người ta công nhận tính chất thường hằng linh hồn mà em có.
Sao Mai says:
Chị confirm
khẳng định điều này làm cho em rất yên tâm! Trước nay em cứ lo rằng, quan điểm
này mà được quốc hội phê chuẩn, thì quả thật là chết dở! Em xin vote bầu cho
chị một phiếu.
HHN says:
Sao Mai à!
Vấn đề linh hồn mà em nêu ra trong bài viết này, nó xưa như trái đất, em ạ!
Đúng vậy, có một tác giả người Pháp đã nói một câu sau đây “Nous arrivons dans
un monde trop vieux - mọi việc người ta đã nghĩ, mọi việc người ta đã làm” (Chúng ta tới một trái đất đã quá già nua, mọi
việc người ta đã nghĩ, mọi việc người ta đã làm).
Em nhớ lại thuở mình còn đi học. Lúc
đó em là học sinh, sinh viên. Chúng ta sợ nhất đề tài triết học nói về: Tôi là
ai? Tôi từ đâu tới? Đến đây để làm gì? Đi về đâu?...Bài học này rất dài trong
bộ môn siêu hình học (Metaphysique). Mặt khác, nó lại có quá nhiều lý thuyết
trái chiều nhau, do đó rất khó nhớ. Tên các triết gia lại bằng tiếng Đức, tiếng
Pháp, tiếng Anh…Do đó, chúng ta thường né tránh đề tài này trong lúc thi cử.
Đến ngày hôm nay bước ra cuộc sống,
đúng là “Oan gia ngõ hẹp” vẫn gặp lại nhau, hay nói một cách khác “ Người khách
không mời mà đến”…
Sao Mai says:
Theo như sự trình
bày của chị, thì em thấy đề tài này khó thật! Mình có cách nào tìm ra đáp án cho
bài toán khó giải này không? Em cũng biết, trong bản thân trường phái Phật giáo
(tạm cho là Phật giáo nguyên thủy), từ thuở bình minh của tôn giáo này, hình
như đã có những quan điểm trái ngược. Không ngờ là đến thế kỷ 21 này, vấn đề
cái tôi lại được mang ra làm nóng lại.
HHN says:
Em ạ, chúng
ta đang ở thế kỷ 21, có một tiến bộ đáng ghi nhớ của khoa học mà mong em đặc
biệt quan tâm là: “chúng ta biết là
chúng ta không biết”. Trong rất nhiều lĩnh vực, các chuyên gia đều tuyên bố
dựa trên mệnh đề nói trên. Do đó, để tránh chìm đắm trong các học thuyết, mang
đầy rẫy những tranh luận qua quá trình lịch sử, chúng ta buộc lòng phải nêu lên
một số chủ thuyết mang tính chất điển hình của trường phái mình. Tuy nhiên, rất
có thể em cũng như quí độc giả, quan tâm nhiều nhất đến khía cạnh thực tế. Do
đó, chị xin trình bày vấn đề này qua thực tế trước khi trình bày một số chủ
thuyết.
Em cũng xin thưa cùng quí độc giả,
mong quí độc giả sẽ rộng lượng tha thứ những điều em sẽ trình bày. Một thực tế
mà em sẽ đề cập tới rõ ràng là một thách thức cho ai đó không có một kinh
nghiệm xuất hồn trong lúc thiền định. Từ ngữ em sử dụng có thể là sai, vì chưa
được mặc định. Tuy nhiên, hiện tượng có một cái gì đó bỏ thân xác vật lý (Physical
body) ra đi, có thể là một hiện tượng đáng quan tâm. Dường như hiện tượng này,
đã được ngài Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) thực hiện trong quá khứ.
Thực tế mà nói, vô tình hay hữu ý,
người thực sự chứng thiền định ở bất cứ trường phái nào, đều thấy mình hiện hữu
ngoài thân xác vật lý. Nhưng làm sao để thực hiện thao tác xảy ra một cách ngẩu
nhiên này, thì không có tài liệu nào hay thầy nào giải thích được! Có lẽ đây là
bài toán không có đáp án đã kéo dài nhiều chục thế kỷ cho những người tu thiền
định nói chung. Chúng ta nhắc lại vấn đề này vì khi thực hành thiền định ở một
mô hình nào đó, bỗng nhiên thấy mình hiện hữu ngoài thân xác vật lý.
Ở Việt Nam có trường phái xuất hồn, mà
phải nói là có nhiều trường phái xuất hồn; nhưng có xuất được hồn hay không thì
không ai biết.
Có lẽ tài liệu duy nhất “You For
Ever”, do một vong linh - được giả thuyết là một vị Lạt Ma - nhập vào thân xác
của một người Anh tên là Hoskin, có dạy về việc xuất hồn ( Astral travel). Thật
sự một người thiếu kinh nghiệm về tiến trình tu thiền định thì thấy những thông
tin này rất thuyết phục, phải nói là “Nói như thật!”. Em được biết dường như tài
liệu này có được dịch ra tiếng Việt, quý vị có thể tìm tham khảo. Việc mô tả
các diễn tiến của tiến trình xuất hồn này giống như một cuốn video clip của một
máy bay rời mặt đất. Nếu em không lầm thì nhiều thập niên trôi qua, có rất nhiều
người đã căn cứ vào tài liệu này để tập, và hình như kết quả là tiêu cực. Lúc đầu
em thấy văn phòng Đại Lạt Ma từ chối công nhận tác phẩm này. Theo ý kiến chủ quan
của em thì đó là một biện pháp ứng xử quá hay! Nhưng thời gian trôi qua, em
thấy dường như văn phòng Đại Lạt Ma hình như đã làm một việc đúng.
Em xin nêu những nét cơ bản của cách
tập này là: “Practice, Practice, Practice - Thực tập, thực tập, thực tập….Mình tập
trung tư tưởng, chú tâm mạnh mẽ và nghĩ
là: có một cái gì đó đi ra khỏi thân xác vật lý…”. Dù khiêm tốn cho lắm, em
cũng phải xin thưa cùng quí độc giả rằng: đây là một lời phát biểu, một công
thức, một sự sai lầm chết người đã làm cho bao nhiêu người trên thế giới sai
lầm. Em xin phép quí độc giả sửa lại câu này: “ Tôi thấy tôi, hiện hữu ở ngoài
thân xác vật lý của chính mình, có khả năng nhìn thấy thân xác vật lý của chính
mình”. Nói một cách khác, nếu không thừa nhận có một cái tôi, thì chúng ta
không thể xuất hồn được. Ai cũng mong muốn mình tự làm chủ được mình (Maitre de
soi meme), chọn được con đường mình đi theo ý muốn, nói lời chia tay với thần
chết.
Mặt khác, với những mô tả của tác
giả trong tác phẩm kể trên, và sự mô tả về việc xuất hồn của nhiều người ở Việt
Nam nữa, thì em nghi ngờ rằng đó là sản phẩm của tưởng tượng.
Khi chúng ta chuyển đổi chiều không
gian, hay nói theo khoa học, gọi là khung tham khảo ( Frame of reference), thì
thế giới khách quan không xuất hiện theo lối xuất hiện ở thế giới vật chất mà
chúng ta đang sống. Nó không có tính chất liên tục và đều đặn. Có thể chính vì
lý do này mà chúng ta không bao giờ thấy các hồn ma hiện hữu lâu dài, lúc ẩn,
lúc hiện… Còn có thể có rất nhiều định luật ở những cảnh giới khác hay khung
tham khảo khác, mà chúng ta chưa có kinh nghiệm.
Sao Mai says:
Chính những điều chị vừa trình bày
xong làm cho em rất ngạc nhiên! Em nói không biết có đúng hay không, phải nói
là có một không hai. Thế giới này quá rộng lớn, thế giới này không đến nỗi quá
già nua. Còn có quá nhiều điều để nghĩ, còn có quá nhiều việc để làm.
Em hy vọng trong lần trao đổi tới sẽ
được nghe chị trình bày những chủ thuyết liên quan đến vấn đề này, thí dụ như:
-
Chủ
thuyết vô ngã
-
Chủ
thuyết hữu ngã
-
Chủ
thuyết có 3 cái ngã của phân tâm học
-
Vv…
Xin trân trọng kính chào toàn thể
quí độc giả!
Sao Mai
Tái bút:
Chúng tôi rất mong được sự phản hồi và bình luận của quý vị! Nếu có sự góp ý về bài viết thì càng làm cho chúng tôi hoàn thiện những bài viết sau này của mình. Nếu có sự phản biện thì sẽ cho chúng ta có cơ hội trao đổi học hỏi lẫn nhau, và làm cho trang blog này thêm phong phú về nội dung.
Quý vị có thể đăng bình luận của mình bằng các thao tác như sau:
Chúng ta gõ nội dung bình
luận vào ô có chữ: “Enter your comment”. Rồi kích chuột vào mũi tên ở ô “thiền
định” tại dòng bên dưới. Chọn bằng cách kích chuột vào hàng chữ : “Name/URL” ở gần cuối cùng, sau đó gõ
tên của mình vào dòng hàng ô trống phía trên. Hàng ô trống phía dưới không cần
viết. Sau đó kích vào ô mầu xanh bên dưới có chữ: "Publish" . Như vậy là chúng
ta đã đăng thành công bài bình luận.
Xin cảm ơn quý vị!
0 nhận xét:
Post a Comment