Tuesday, February 4, 2014
Tuesday, February 04, 2014 by Unknown3 comments
Sao Mai says:
Chị HHN à! Em tính ra, em cũng đã tu
được vài năm rồi. Từ ngày xem hết trang web này qua trang blog khác, em nghe
người ta đồn – nhất là ở Miền Bắc Việt Nam , và tất nhiên không thể kiểm
chứng được – đây là thời Mạt Pháp ( the decline of the Dharma), cho nên tu
không thể chứng đắc được. Nhưng nếu em nhớ không lầm, thì việc đồn đại này –
thời Mạt Pháp, Hội Long Hoa – đã từng xuất hiện ở miền Nam Việt Nam, trong thế kỷ
trước. Người ta nói tới hội Long Hoa (hay còn gọi là hội Hoa Long) gì đó, có
một vị Phật mới, gọi là Di Lặc thì phải. Vị này sẽ xuất hiện và đại diện cho
một kỷ nguyên mới. Thông tin này có lẽ làm cho nhiều người nản lòng, tất nhiên
trong đó có em, nếu nó là có thật. Em tình cờ lang thang trên các trang web, thì
cũng thấy có lời giải thích về vấn đề này của một vị (em xin miễn nói tên). Vị
này thành danh, đạo cao đức trọng nhưng đồng thời cũng có nhiều thông tin tiêu
cực. Cách giải thích của vị vừa nói trên, em thấy không có cơ sở vững chắc đáng
tin cậy, có vẻ chỉ là ý kiến chủ quan của một cá nhân. Em xin lỗi trước về nhận
xét của mình có lẽ cũng ít nhiều chủ quan, vì không có những bằng cớ cụ thể để khẳng
định mức độ chính xác của chủ thuyết mình đã đưa ra.
Em mong chị HHN cho em cũng như quí
độc giả những thông tin về vấn đề thời mạt Pháp, hội Long Hoa… thực sự nó là
cái gì. Em nghe có người nói, thông tin này ngoài tính chất tôn giáo, rất có
thể còn có ý đồ chính trị… Em không biết thực hư thế nào?!
HHN says:
Chị xin chào Sao Mai!
Em xin kính chào toàn thể quí độc
giả khắp nơi đã vui lòng ghé vào thăm trang blog của em. Em thiết nghĩ có rất
nhiều quí độc giả hiểu rất rõ vấn đề, có rất nhiều cao kiến, nhưng vì lý do nào
đó, không post ý kiến của mình lên để mọi người cùng chia sẻ.
Kính thưa quí độc giả!
Khái niệm Mạt Pháp có lẽ có một
nguồn gốc, vừa xa về địa lý, lại vừa xa về thời gian. Chính vì lý do này, nếu
quí độc giả nào ít quan tâm tới lịch sử và địa lý, thì không thể ngờ được rằng,
nó có nguồc gốc ở bên Trung Quốc. Người ta cho là có từ giữa thế kỷ thứ 2 sau công nguyên. Rồi đến thời nhà Minh,
tương đương với thời trung cổ ở bên Âu Châu. Đây là những mưu đồ chính trị. Nói tóm lại, thì nó đã có cách đây nhiều thế kỷ.
Còn nói về nguồn gốc gần, thì nó bắt
nguồn ngay ở tại Việt Nam .
Có quá nhiều tôn giáo ở nửa cuối thể kỷ thứ 20 đã khẳng định vấn đề này một cách
chắc nịch. Chúng ta có thể kể: Phật giáo Hòa Hảo, Phật giáo Cao Đài, Phật giáp
Vô Vi, Phật giáo Xuất hồn, Thông Thiên Học….nhiều vô số kể, không thể kể hết.
Sao Mai says:
Em không ngờ chỉ có mấy chữ đơn giản
như vậy, mà lại có một nguồn gốc mù mịt, xa xôi và vô cùng phức tạp.
HHN says:
Còn hơn thế nữa Sao Mai ạ! Chúng ta
không xét về lý do nào, mà lại xuất hiện khái niệm tận thế, mạt Pháp, ngày phán
xét cuối cùng…. Nhưng nếu chúng ta duyệt xét một số tôn giáo lớn trên thế giới,
thì tôn giáo nào cũng ít nhiều nói đến ngày tận thế, ở hình thức này hoặc hình
thức khác. Người ta có thể hỏi phải chăng đây là một “Quả đấm bọc nhung” hay còn
gọi là “ Củ cà rốt và cây gậy”. Chúng ta có thể kể tên một số tôn giáo sau đây,
đều đề cập đến ngày tận thế:
-
Phật
giáo nói chung, chứ không phải là Phật giáo nguyên thủy. ( Chúng ta nên nhớ
lại, dường như Sakya Muni, tránh trả lời những câu hỏi mang tính cách siêu
hình. Chúng ta nhớ lại giai thoại nổi tiếng – có một người bị trúng một mũi tên
độc, nếu người đó chần chừ để hỏi mũi tên từ đâu đến? Ai bắn mũi tên này? Người
đó sẽ chết trước khi có câu trả lời.)
-
Cơ
Đốc giáo;
-
Ấn
Độ giáo;
-
Hồi
giáo;
-
Do
Thái giáo;
-
Ba
hai;
-
V.v…
Phần vừa trình bày xong cho chúng ta
thấy, từ ngữ Eschatology thuộc về bộ môn thần học, bao hàm ý nghĩa: cái chết,
sự phán xét, thiên đường, địa ngục…. Tận
thế hay Mạt Pháp được hiểu là sự chấm dứt của hành tinh; sự chấm dứt của kỷ
nguyên; sự chấm dứt của đời sống. Nói tóm lại, Mạt Pháp có nguồn gốc từ rất xa
xưa, nếu nhìn vào lịch sử của các tôn giáo. Gần đây nhất là thời Trung Cổ. Trước mắt, là hậu bán thế kỷ 20 và tiền bán thế kỷ
21.
Sao Mai says:
Vâng, em đã quán triệt về nguồn gốc mà như chị
trình bày. Nhưng điều em lấy làm ngạc nhiên là, tại sao nó lại chọn một không
gian, một thời gian nhất định nào đó (specific time and place). Chị thử nghĩ
xem, nó xuất hiện từ những thế kỷ đầu tiên sau công nguyên, rồi tới đầu thời nhà Minh bên Trung Quốc và nó xuất hiện ở hậu bán
thế kỷ 20 ở tại Việt Nam …
HHN says:
Hình như em có một linh cảm rất nhạy bén.
Khái niệm Mạt Pháp ( Eschatological
notion), xuất hiện ở tại miền Nam Việt Nam , vào những năm chiến tranh leo thang khốc liệt
nhất - thập kỷ 60, 70 của thế kỷ 20. Chúng ta nhớ lại một chút về lịch sử. Thế
chiến thứ nhất được coi là bắt đầu từ 1939 tới 1945, tất nhiên Việt Nam
không thể tránh khỏi thế chiến thứ hai.
Thế chiến vừa chấm dứt, 1946 chiến tranh tại Việt Nam lại bắt đầu. Nó ở hình thức
này, hình thức khác, kéo dài đến năm 1975. Chúng ta khó có thể mang tâm trạng
của dân chúng trong thời chiến, sống nay chết mai, tên bay, đạn lạc… người ta
không biết tin tưởng vào đâu. Khoảng trống tâm lý này cần phải có một cái gì đó
để lấp kín. Khái niệm Mạt Pháp của tôn giáo
và khát vọng mê tín bẩm sinh của con người, có lẽ là một đáp án tuyệt
vời. Khi lý lẽ không còn chỗ đứng, thì chính là lúc yếu tố tình cảm xuất hiện
để thay thế vai trò của lý trí. Người ta chỉ trích loài người nói chung, người
ta chỉ trích người dân Việt Nam
nói riêng, dựa vào chủ thuyết nghiệp quả (a doctrinal framework of karma), hệ
quả là thời Mạt Pháp xuất hiện.
Sao Mai says:
Theo em nghĩ, hiện tượng Mạt Pháp ở
Việt Nam
đâu có liên quan gì đến khái niệm Mạt Pháp ở bên Trung Quốc? Mặt khác, Mạt Pháp
ở bên Trung Quốc đã xảy ra cách đây nhiều thế kỷ và quá cách xa VN. Nói tóm
lại, có một khoảng cách xa cả không gian lẫn thời gian. Vậy mà làm sao nó lại
du nhập vào VN, để xuất hiện đúng lúc, đúng chỗ như vậy nhỉ?
HHN says:
Vấn đề em đặt ra, muốn trả lời phải
có một cái nhìn vào lịch sử. Cách đây chưa phải là quá lâu, cuối thế kỷ 19, đầu
thế kỷ 20, người VN vẫn dùng chữ Trung Quốc để giao dịch, học hành…. Chắc quí
độc giả còn nhớ, vào thế kỷ 17, cụ thể là 1651, Alexandre de Rhode, một giáo sĩ
Cơ Đốc người Pháp, là vị cha đẻ ra chữ quốc ngữ của ngày hôm nay, in cuốn tự
điển: Việt Nam, Bồ Đào Nha, La Tinh…. Cũng trong thế kỷ 17 này, bài văn xuôi
đầu tiên là “Phép giảng 8 ngày”, với bảng văn này người ta tìm ra văn ngữ và
cách phát âm. Nhìn vào lịch sử về việc ra đời của chữ quốc ngữ, thì nó đã có
cách đây trên 300 năm. Nhưng trên thực tế, những năm nửa đầu của thế kỷ 20, người ta vẫn phải tổ chức các hội
truyền bá quốc ngữ, xóa nạn mù chữ, thôi thúc người ta sử dụng chữ viết tiếng
Việt. Phát minh của Alexandre de Rhode là một phát minh cực kỳ quan trọng cho
nền văn hóa VN, vậy mà người ta vẫn tiếp tục dùng chữ Hán.
Người ta còn nhớ nhà thơ Trần Tế Xương luyến tiếc chữ Hán
như sau:
“Cái
học nhà Nho đã hỏng rồi
Mười người đi học chín người thôi
…
Vứt bút lông đi, viết viết chì…”
Những nét chấm phá của lịch sử nói
trên, cho chúng ta một thấy một cách ấn tượng rằng văn học Trung Quốc đã ảnh
hưởng sâu đậm đến đời sống của người VN. Cụ thể có thể nói rằng văn hóa, chính
trị, xã hội… của người VN chính là bản sao của văn hóa Trung Quốc. Quý độc giả
có thể truy cập trên mạng internet, thì thấy chỉ có bản đồ của TQ về Chiêm
Thành. Đặc biệt hơn nữa, các tài liệu của trường phái Phật giáo phương Bắc, có
lẽ hầu hết là kinh Phật giáo ngụy tạo đều được viết bằng tiếng Trung Quốc. Kể
cả đến ngày hôm nay, ở thế kỷ 21, các tu sĩ Phật giáo vẫn phải học chữ Trung Quốc.
Từ đây chúng ta có thể hiểu, các
trường phái gọi là tu hành ở tại Việt Nam thường sử dụng logo của Phật
giáo: Phật giáo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo… thì họ chẳng lạ lùng gì với kinh
sách bằng chữ TQ. Chỉ có một điều là, họ không ngờ đó là những kinh Phật giáo
ngụy tạo (Apocrypha), hay còn gọi là kinh nhái ( imitation).
Theo những thông tin không thể kiểm
chứng được, thì khái niệm Mạt Pháp bắt nguồn ở một số giáo phái ở miền Nam VN
khởi xướng, Hội Long Hoa, tận thế…. Chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều tài liệu
nói về đề tài này như: Tận thế và Hội Long Hoa…. Trường phái Thông Thiên Học,
cũng đưa ra những luận cứ để biện minh cho hiện tượng Mạt Pháp và việc ra đời của một dấng cứu thế.
Không ai có thể khẳng định, đây là
một biện pháp, một sáng kiến mang tính cách tôn giáo thuần túy hay ẩn tàng một
ý đồ chính trị nào đó.
Sao Mai says:
Đến nay lần đầu tiên, em mới hiểu rõ
tại sao, khái niệm Mạt Pháp lại chọn một thời điểm, một địa điểm nhất định nào
đó để xuất hiện ở tại VN, vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước.
Chị HHN à, chị có thể nói rõ cho em
cùng quý độc giả hiểu rõ hơn về hiện tượng Mạt Pháp đã xuất hiện ở bên Trung
Quốc ra sao?! Thật vậy, vì nếu hiểu rõ được tình hình bối cảnh lịch sử Mạt
Pháp ở bên TQ, từ đó chúng ta mới hiểu rõ được ý đồ của những người sử dụng
kịch bản này đã lồng ghép vào một thời điểm nhất định của lịch sử VN.
HHN says:
Trước nhất, chúng ta hãy xác định về
thời gian, là từ khoảng 1300 đến 1600… Trung Quốc bị người Mông Cổ cai trị. Người
TQ tuy bị người Mông Cổ cai trị, tuy miệng phải vâng phục, nhưng tâm không vâng
phục. Hai dân tộc này có lối sống hoàn
toàn khác nhau, người TQ vẫn coi người Mông Cổ là không được văn minh, thậm chí
là thiếu vệ sinh … Vào thời điểm này, thiên tai, lũ lụt.. tàn phá TQ. Toghon
Temur, theo lịch sử là một người làm việc bán thời gian, ông là một người đồng
tình luyến ái và được mô tả là trụy lạc. Ông tôn sùng các Lạt Ma Tây Tạng. Tình
hình này nổi lên sự chống đối của giới Nho sĩ đã quen với phong tục tập quán
của Khổng giáo, với tôn chỉ: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín… Sự chống đối nổ ra ngay
ở trong nội bộ Phật giáo. Một giáo phái bí mật của Phật giáo phải ra đời, đó là
Bạch Liên giáo. Tổ chức tôn giáo này tạo ra bạo loạn và dựa vào một tiên đoán
của một dấng cứu thế, Phật Tương Lai Di Lặc ( prophesized the advent of a savior the future Buddha Maitreya). Rất có thể khái
niệm Mạt Pháp, đã được Bạch Liên giáo làm sống lại.
Người ta cho là, tài liệu “ Nhân
Vương Kinh” đã chỉ trích xã hội lúc bấy giờ, ở tất cả các phân khúc ( segments)
nói chung chứ không riêng gì trong trường phái Phật giáo, nó chỉ rõ sự suy đồi
của giáo Pháp. Do đó, thiên tai và dịch bệnh xuất hiện liên miên. Giải pháp
được đề xuất là, hoàn thiện trí huệ bát nhã ( the perfection of wisdom). Trí
huệ bát nhã có thể vãn hồi được tôn giáo, xã hội và cả đất nước khỏi nạn diệt
vong. Tỳ Kheo kinh ( the scripture of Bhikhu) lại cống hiến một giải pháp khác
cho cuộc khủng hoảng Mạt Pháp, nó tiên đóan sự xuất hiện của một dấng cứu thế
Maitreya ( Di Lặc hay còn gọi là Di Lạc). Giải pháp này rõ ràng là một thách
thức đối với thế quyền ở bất cứ thời điểm nào. Vì nó ám chỉ thế quyền đương
thời không hợp ý trời, ý dân, cho nên cần phải được thay thế. Do đó, có thể bảo,
nhân vật Di Lạc và Hội Long Hoa, đích thực là đối thủ trực diện của thế quyền
đương thời.
Sao Mai says:
Chị ạ! Em cám ơn những thông tin cụ
thể, chi tiết, rất tinh vi, xuyên qua không gian và thời gian của chị. Tuy
nhiên, chị lại đưa ra một vấn đề mới, thật ra nó lại rất là cũ, đó là vấn đề Hội Long Hoa.
Chị có thể vui lòng cho em cùng quí độc giả những thông tin
về vấn đề Hội Long Hoa không?
HHN says:
Những thông tin về Hội Long Hoa thì
phải bảo là nhiều vô số kể. Mỗi một trường phái lại có một lối giải thích khác
nhau. Đại để chúng ta có thể chọn ra một số giải thích có tính chất điển hình. Điều
làm chúng ta phải đặc biệt quan tâm là, những lối giải thích này chẳng có bất
cứ một cơ sở nào cả. Họ hay bảo là Phật nói thế này, kinh thuyết thế kia; kinh
của trường phái này bảo thế này… Nói một cách khác, ai muốn hiểu sao thì hiểu.
Nếu chúng ta nhớ lại, trong kinh
ngụy tạo của Trung Quốc “ Tỳ Kheo kinh”, dường như có giới thiệu một vị Phật
Tương Lai, vị Phật Tương Lai này sẽ thay thế Sakya Muni vào năm 2000, để thuyết
giảng giáo pháp. Trong hội thuyết giảng, ngài đứng dưới một cái cây giống như
một con rồng, cái cây này có hoa, do đó gọi là Long Hoa.
Trường phái khác thì lại cho là, đấng
chí tôn sẽ đưa ra ba nhân vật để làm chủ khảo cho ba giai đoạn, đó là:
-
Nhiên
Đăng
-
A
Di Đà
-
Di
Lạc
Với ba giai đoạn tương ứng là:
-
Chánh
Pháp
-
Tượng
Pháp
-
Mạt
Pháp
Như phần trên đã trình bày, cách mô
tả về Hội Long Hoa nhiều vô số kể, nhưng những mô hình vừa kể trên, có lẽ được
nhiều học giả chấp nhận. Đứng trên nhãn quan của Phật giáo nguyên thủy, thì ba
vị Phật của Trung Quốc kể trên, hoàn toàn xa lạ với Phật giáo nguyên thủy. Rất
mong được quí độc giả cho ý kiến bình luận comments!
Sao Mai says:
Có lẽ bản thân em cũng như hầu hết
các quí độc giả, kể cả những vị tự cho mình là phật tử, có lẽ không ngờ từ ngữ
Mạt Pháp, Long Hoa lại có một nguồn gốc sâu xa đến như vậy.
Kịch bản Mạt Pháp của Việt Nam , có lẽ chỉ
là bản photo kịch bản của xã hội Trung Quốc cách đây đã khá lâu. Nói một cách khác,
Mạt Pháp của VN sự thật là một sản phẩm under licenced của Trung Quốc.
Em cho là kể cả đến giờ phút này,
vẫn có rất nhiều người bán tín, bán nghi, Mạt Pháp là được các vị thầy Việt Nam đắc đạo
tiên đoán.
Em không ngờ là, việc tu hành lại
rắc rối chẳng kém gì việc thế gian.
Em xin cám ơn chị HHN!
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Thật ra mà nói thì đây không phải thời kỳ mạt pháp đâu. Nhưng nếu muốn tìm sự giải thóat thì phải tu mới được. Dù bạn tu ít hay nhiều cũng phải tu mới có thể giải thóat. Tu làm sao, bằng cách nghe lời phật đạo mà giử giới cấm và đồng thời làm tốt khi hành động, nói, và suy nghĩ phải tốt cả. Đừng nói không thể chứng, thời nào cũng có thể chứng đạo cả, tùy duyên đó. Nhưng thời nầy kinh điển nhiều nhưng tại con người không chiệu đọc và học theo thánh nhân trong kinh sách nói. Bạn muốn đắc đạo thì phải tu tại gia hay xuất gia vậy, tôi chúc bạn thành công và có ý nghĩ khác khi nghe lời phê bình nầy.
ReplyDeleteNhững nhận định của anh/chị Dung Duong rất có lý và hữu tình! Những nhận định này của anh chứng tỏ anh đã có một cái nhìn xuyên suốt một cách thấu đáo. Thông qua tư tưởng của bài viết đó mà Sơn Ca cũng có những cảm nhận như anh.
ReplyDeletevới những bài viết của HHN; ai biết được là vài trăm năm sau. sẽ có một vị nào đó thêm vào vài dòng ở đầu bài viết: "tôi nghe như thế này..." và ký tên là A NAN...thế là kinh điển Phật Giáo lại thêm một bộ kinh mới...tựa đề
ReplyDelete"Phật Giáo Nguyên Thủy đã Phật GIáo Trung Quốc" ... và gán cho Phật Thích Ca thuyết tại Việt nam.... chà đúng là: "rõ KHỔ"
đúng là "vô thường"
mời các bạn đọc bài này
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%83u_th%E1%BB%ABa
nhưng dù đọc gì đi nữa cũng nên phát biểu trên tinh thần tiếu lâm truyền kỳ là :
"chớ manh động; kiên quyết không nghe đài địch"
ai nói Pháp cũng được miễn là đúng chân lý dưa trên Tam Pháp Ấn
"Các pháp hữu vi là Khổ, Vô Thường, Vô Ngã" thì là Chánh Pháp
còn Trung Quốc, Tây Tạng, Việt Nam, Nam Tông, Bắc Tông v.v... đều là Pháp Hữu Vi...nên càng tranh luận càng thấy Khổ. trong khi việc chính lại chưa làm xong.
nhớ lại đoạn kinh sau :
Phật đã dạy trong Tăng Chi Bộ: "- Như vậy, này các Kàlàmà, điều Ta vừa nói với các Ông: "Chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. ".
" Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: "Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là đáng chê; Các pháp này bị các người có trí quở trách; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau", thời này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng! Ðiều đã được nói lên như vậy, chính do duyên như vậy được nói lên."
Thân chào