Câu chuyện thứ 2 là: Ở tại Việt
Wednesday, January 29, 2014
Wednesday, January 29, 2014 by UnknownNo comments
Sao Mai says:
Em xin chào chị HHN!
Chị HHN à! Đây là một blog có nội
dung về lãnh vực tu thiền định, vậy mà em thấy có khá
nhiều bài viết mà với kiến thức nông cạn của em, thì hình như không liên quan gì
đến thiền định cả. Em phải công nhận là những bài viết trong trang blog của chị
rất giá trị, công phu, thí dụ như những bài thuyết minh về tài liệu Vi Diệu
Pháp,v.v…Em nghĩ có lẽ chị có tâm sự gì đó khó nói.
HHN says:
Chị xin chào Sao Mai!
Đúng như em nói, chị không những có
tâm sự mà rất nhiều tâm sự, làm cho chị e dè khi trình bày về đề tài tu thiền
định. Thật vậy, chị chủ quan cho là, đây là một đề tài tài xa lạ với tất cả mọi
người, kể cả đối với những người tu, phải bảo là một điều đáng kinh ngạc là nó xa
lạ kể cả với những người đang tu thiền định! Thậm chí là với những người đã tu
thời gian rất lâu, cả đời người không chừng! Rõ ràng đây là một nghịch lý! Chắc
chắn những vị tu thiền định lâu năm, sẽ cảm thấy không được vui vì nhận xét
này. Điều này cũng không phải quá khó để giải thích, thực tế người ta tu vì
quán tính, người này bày vẽ cho người kia. Nhưng chúng ta nghĩ sao khi có người
phát biểu “ Mù lý thuyết và mù thực hành”! Chúng ta thử phỏng vấn ai đó tu
thiền định ở trong một cái cốc hẻo lánh trong rừng xem, sẽ có một kết quả cho
thấy rằng họ chẳng có một lý thuyết nào cả, và cũng chẳng có mô hình chuẩn nào
cả về việc thực hành. Chị xin trình bày một câu chuyện hoàn toàn có thật. Có
một lần được gặp một vị thiền sư nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam , cơ sở tôn giáo ở Long Thành,
đường đi Vũng Tàu. Với dáng vẻ bề ngoài phải nói là tiên phong, đạo cốt, ở
trong những dãy lều, mái tranh, tường đất, ở khá sâu trong rừng. Ngài là trưởng
môn của một trường phái tu thiền định. Hầu hết mọi người gặp ngài, ngài đều bảo
“Về tịnh đi” và chỉ có thế. Riêng đối với chị, ngài có bảo “nên tu thiền định”,
chị có hỏi tu làm sao? thì ngài trả lời “ Cửu niên diện bích” (có nghĩa là 9
năm quay mặt vào tường), chị hỏi lại: 9 năm quay mặt vào tường thì được cái gì?
Câu trả lời của Ngài là: “ Việc này hơi
bị khó đây, thôi để tính sau”. Chị chỉ xin tường thuật lại một giai thoại, phần đánh giá, bình luận comments xin dành cho Sao Mai và quí độc giả.
Sao Mai says:
Chị có nghĩ là, mình nói như vậy là
đụng chạm tới nhiều người không?! Em thỉnh thoảng xem trên tivi, thấy có nhiều
vị thầy Ấn Độ biểu diễn các vị thế bên cạnh nhiều người phụ nữ. Theo em
hiểu thì đó là những nhà Yogi, em nói không biết có đúng hay không, nó thuộc
trường phái Hatha Yoga…. Trường phái nào thì trường phái, cuối cùng những nhà
Yogi cũng phải tu thiền định. Chưa kể là đến những thiền sư người Việt Nam nổi tiếng
thế giới, có tên trong wikipedia…Họ có những tài liệu cho biết rằng họ đi,
đứng, nằm, ngồi, đều thanh tịnh, nếu không muốn nói là nhập định. Em vô cùng
thán phục, mà em chắc nhiều người cũng có tâm trạng như em.
HHN says:
Một sự thật mà có lẽ chẳng ai muốn
biết đến, vì nó làm vỡ tan những ảo mộng của con người! Đó là ngay trong trang
blog này, cũng có những hình ảnh vẽ những người tu thiền định, được ngồi trong
những vị thế Kiết già hay hoa sen, cho chúng ta một ấn tượng như một vị Phật
sống. Họa sĩ còn tô điểm hào quang rực rỡ lên những bức tranh. Chị xin phép
trình bày sự thật cùng Sao Mai như sau:
Người ngồi tu thiền định thực sự
không hề ngồi ngay ngắn kiểu kiết già hay hoa sen. Phần đông họ sống cuộc sống
khó khăn và phải nói là hết sức buồn
nản, lặng lẽ, phương tiện thiếu thốn. Khi ngồi công phu thực sự thì phải tìm vị
thế nào đó phù hợp với tuổi tác, sức khỏe của mình. Đến khi thực sự nhập định
được, họ thường đổ sụp xuống, chẳng ra kiểu cách nào cả…. Tóm lại, thực tế tu
thiền định và nhập được định hoàn toàn khác hẳn với những bức tranh do đầu óc tưởng tượng của các họa sĩ vẽ ra. Còn hơn thế nữa, để đảm bảo không bị đổ sụp trong lúc
thiền định, không làm hư hỏng thần kinh, mạch máu, cơ bắp… người tu thiền đã có kinh nghiệm đạt được định
thực sự, họ hay chọn vị thế của người chết, có thể nói đây là vị thế an toàn
nhất, có thể nhập định được lâu nhất, không làm hư hỏng cơ thể vật chất. Thưa
quí độc giả cùng Sao Mai, tâm trạng của người nhập định được là mong sao mình mau
nhập định, làm sao không bị thối định, chỉ xuất định khi mình muốn. Để phòng
ngừa chướng ngại về cơ thể vật lý, không ai bảo ai, người ta đều chọn vị thế
nằm. Cách ngồi kiểu cách, cầu kì chỉ mang tính biểu diễn nhưng không mang tính
chất hiệu quả. Tất nhiên, người tu thiền đạt được định thực sự, họ đặt vấn đề chất lượng
chứ không đặt vấn đề số lượng, thẩm mỹ…Chắc chắn bất cứ ai thực sự tu thiền
định có những kết quả nhất định, đều mang tâm trạng bất cần tất cả mọi thứ,
chỉ đặt vấn đề chất lượng của các lớp thiền định.
Sao Mai says:
Chị HHN à! Đúng với đầu đề chị nói,
sự thật không hề che đậy về thiền định. Không phải một mình em lầm, mà có lẽ nhiều
người cũng lầm, mà phải bảo là lầm chết đi được. Em hiểu một điều là những ai
đắc định thực sự thì họ mâu thuẫn với vấn đề nổi tiếng; còn những vị thiền sư
nổi tiếng, thì em e ngại là khó đắc định, vì nó mâu thuẫn từ bản chất, nghe thì
có vẻ buồn cười, nhưng có lẽ đó là sự thật.
HHN says:
Rất mong được quí độc giả cùng Sao Mai đồng cảm nếu vậy chúng tôi xin phép trình bày hai trường hợp sau đây:
Trường hợp thứ 1: Ai quan tâm tới bộ môn thiền định, có lẽ không lạ gì thiền
sư Suzuki người Nhật Bản, tên này cũng giống như thương hiệu một hãng xe của
Nhật nên rất dễ nhớ. Người ta thường gọi vị này là “Thiền sư”, tác giả của một từ
ngữ nổi tiếng “Satori”. Từ ngữ này cũng
nổi tiếng như từ ngữ “Libido” của trường phái phân tâm học. Mong quí độc giả
không ngộ nhận, ý nghĩa của hai từ ngữ hoàn toàn khác nhau, không liên quan gì
với nhau. Trong đời tu thiền định của ông, ông có sống với hai người phụ nữ, có
lẽ đến phút chót cuộc đời. Để mang tính chất khách quan, Sao Mai cùng quí độc giả
vui lòng truy cập trên trang web, mở từ điển Wikipedia về đề tài này thì sẽ rõ.
Câu chuyện thứ 2 là: Ở tại ViệtNam, có một vị có chức Cha thuộc trường phái Cơ Đốc giáo, ngài là giảng sư của bộ
môn “ Triết học lịch sử” ( mong quí độc giả không hiểu lầm rằng đây là bộ môn Lịch
sử triết học, hai bộ môn này hoàn toàn khác nhau). Vị giảng sư này là thần
tượng của nhiều sinh viên lúc bấy giờ. Trước năm 1970, nói theo thế gian thì
gọi là ngài hoàn tục. Cụ thể là ngài lập gia đình với một cô sinh viên nào đó.
Rất có thể nhiều quí độc giả không rõ về việc đào tạo các vị Cha của Cơ Đốc
giáo, chức vụ Cha có thể cho là tương đương với tiến sĩ thế gian. Muốn làm
giảng sư tại một trường đại học ở Miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ, thì ít lắm cũng
phải có bằng cấp tiến sĩ Đệ Tam Cấp hay tiến sĩ Quốc gia.
Câu chuyện thứ 2 là: Ở tại Việt
Người ta có thể đưa đến một nhận xét
như sau: Hai người tu ở hai trường phái khác nhau, họ đều là người có hiểu
biết, có kiến thức sâu rộng, thành danh trong lúc đương thời. Nhưng chính vì có
sự hiểu biết, nên không muốn dối gạt mình, dối gạt người, họ quay về với cuộc
sống thực tế, có lẽ tìm lại chính mình trong cuộc sống bình thường.
Sao Mai says:
Đúng như chị nói, em nghĩ là nhiều
quí độc giả cũng như em, có lẽ không am tường lắm về hai giai thoại nói trên và
có lẽ còn nhiều giai thoại khác nữa.
Chị HHN à! Em cảm thấy bức tranh
thiền định của chị có vẻ quá ảm đạm và bi quan, trái ngược hoàn toàn với những
bức tranh thiền định mà người ta thường trình bày cho mọi người biết. Nếu đặt
giả thuyết là những điều chị trình bày là xác thực, thì chúng ta phải làm sao
chị nhỉ? Cuộc sống đã nhiều buồn phiền, âu lo, lại càng bi quan hơn nữa. Người ta còn
bảo “ Nước mắt còn nhiều hơn bốn biển”, vậy mà chọn con đường tu thì cũng chẳng
phải là việc dễ dàng gì.
HHN says:
Chị không nghĩ là những điều mình
trình bày bao phủ sân chơi thiền định, những màu sắc ảm đạm, bi quan. Chị chỉ muốn
nói lên một sự thật không che đậy. Chúng ta cần phải phơi bày sự thật nếu muốn tiến
bộ. Theo chị nghĩ, phải có những thông tin chính xác, phải có những sự tiếp
thu, nhận xét, suy nghĩ khách quan trước khi bước vào một trường phái nào đó.
Chị cho là kết quả cuối cùng sẽ là điều quan trọng nhất để đánh giá một phương pháp tu hành. Thật vậy, mặc
dù có rất nhiều trường phái - mà quí độc giả có thể nhận biết một điều - theo
truyền thuyết cũng như thực tế, có lẽ chỉ có những người tu thiền đắc định thực
sự mới có khả năng bỏ lại xác vật lý ra đi ở thời điểm cần thiết. Đúng vậy, kể
cả các trường phái nổi tiếng thế giới với số lượng tín đồ đông vào bậc nhất,
bậc nhì, đến khi chết, họ cũng chết như một người bình thường. Họ chẳng có khả
năng nhập định để bỏ lại thân xác vật lý ra đi. Nói cụ thể là, họ bị chết dù muốn hay không
muốn, và có lẽ họ không thể chọn được một kỹ thuật nào đó để chết theo ý muốn
chủ quan của mình.
Sao Mai says:
Chị nói làm cho em nhớ ra, giáo chủ
của trường phái Hồi giáo hình như cũng chết vì nhiễm trùng cơ thể, cụ thể là bị sốt cao. Ngài Huệ Viễn đại
sư Trung Quốc, giáo chủ, người khai sinh ra trường phái Tịnh Độ Trung Quốc, cũng chết vì bệnh…Vậy
mà, em xem trong tài liệu tự thuật của tác giả Yogananda, thực hư thì không
biết lấy đâu mà nói, ông có kể lại một số vị sử dụng kỹ thuật thiền định, chào
mọi người rồi bỏ xác ra đi. Có lẽ tu thiền định là đúng. Cái khó là biết tìm đâu
ra trường phái thiền định nghiêm chỉnh với phương pháp đúng đắn nhất để có thể
nhập định và phát triển các bước tiến hóa về tâm thiền! Chị có đồng ý với em
không? Thời buổi này, hàng nhái quá
nhiều, thật là đáng lo!
Xin trân trọng kính toàn thể quí độc
giả!
Sao Mai.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 nhận xét:
Post a Comment