Wednesday, January 29, 2014
Wednesday, January 29, 2014 by UnknownNo comments
Giả
thuyết là: chúng ta tìm được lý thuyết thống nhất cho bốn lực tương tác; chúng ta giải
quyết được vấn đề kỹ thuật để đạt được vận tốc ánh sáng; chúng ta tìm được nhiều hành tinh có đời sống tương tự như trái đất trong vũ trụ…. thì thực sự con người vẫn cô đơn. Thật vậy, giới hạn vật lý, sinh lý, tâm lý của cơ thể con người vẫn phải tuân theo khái niệm
Entropy. Nói theo ngôn từ tôn giáo, gọi là sanh, trụ, hoại, diệt; đó là một tiến trình không thể đảo ngược. Các sinh vật đều phải chết. Chúng ta
là một sinh vật, vậy
chúng ta phải chết! Đó là một Tam Đoạn Luận kinh điển của bộ môn luận lý hình thức mà ai cũng biết.
Khi đứng
trước những hiện tượng to lớn của thế giới tự nhiên so với sức lực quá nhỏ bé của con người, con người hoàn toàn
bất lực: mưa bão, lũ, lụt, lốc xoáy…. Có lẽ con người có ba phản ứng nêu sau:
1. Con
người ở trong giai đoạn bình minh của lịch sử, với trí tuệ giới
hạn, họ không biết được chủ thể và đối tượng (Bộ môn
phân tâm học cho biết như vậy). Con người đã nhân cách hóa các đối tượng
trong thế giới tự nhiên: núi rừng, sông nước, sấm, sét… Hà bá là thần
của sông nước, thổ địa là thần của đất đai, rồi phong thần, hỏa thần, thần
sấm, thần sét…. Và chính con người lại tìm cách van vái, cầu xin những
vị thần mà chính họ đã tạo ra.
3. Tuy nhiên, lại có thể do sự ngẫu nhiên, tình
cờ như các tu sĩ Veda, họ tìm nơi vắng vẻ, yên tịnh (gọi là A lan
nhã); họ trầm tư, suy tưởng về các chân
ngôn, các bài kinh. Rất có thể ở trong tình trạng này, trạng
thái thiền định đã được phát hiện. Trạng thái thiền định, là một tráng thái vô cùng kỳ lạ đối với con người bình thường - chắc chắn đã làm cho các tu sĩ Veda kinh ngạc. Phải đợi đến thời kỳ các tu sĩ Upanishad, họ mới từng bước cải thiện kỹ thuật thiền định. Có lẽ thiền định ở giai đoạn này vẫn còn rất thô sơ. Tới thời kỳ các tu sĩ của trường phái Raja
Yoga, Phật giáo… họ mới hoàn thiện để đưa nó trở thành một kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh. Cụ thể là họ kiểm soát và làm chủ được kỹ thuật tạo ra trạng thái thiền định. Nếu thực sự những tài liệu Vi Diệu Pháp được viết vào thời gian Sakya Muni tại thế, thì chính
đó là một vật chứng (evidence)
cho luận cứ này. Theo tiến trình của lịch sử, khi kỹ thuật Vi Diệu Pháp này được truyền bá tại Tây Tạng và một số Quốc gia khác (trong chương
trình huấn luyện chính quy của
các tu sĩ Tây Tạng trong thời gian 4 năm, có bộ môn Vi Diệu
Pháp), thì chính ở tại xứ sở này, việc hội nhập kiến thức đối với các vị mà người ta thường gọi là pháp sư
( hay còn gọi là Bon) - Mật
giáo Tây Tạng nói chung, thiền định Tây Tạng nói riêng đã thành hình. Đỉnh cao của thiền định Mật giáo Tây Tạng
được đánh dấu
bằng sự ra đời của các Mandala Tây Tạng. Theo tác giả
David Neel, thì việc có nhiều tu sĩ Tây Tạng
thành công có lẽ là họ nhờ vào các Mandala Tây Tạng, vì nó tạo
ra một tiến trình cơ học tất yếu. Vẫn theo tác giả
nói trên, thì các tu sĩ Tây Tạng
có một trình độ kiến thức rất giới hạn, tư chất không thông minh, hiểu biết khiêm tốn. Nhưng với việc thực hành dựa trên một lý thuyết khoa học và phương pháp kỹ thuật tốt, nên họ có khả năng định tâm cao.
Xem như vậy thì người ta có thể hiểu được rằng: từ lịch sử phát triển của bộ môn thiền định thì bộ môn này không phải là một tôn giáo, mà đúng hơn
là nó bị tôn giáo hóa, tín ngưỡng
hóa. Nói một cách khác, bộ môn thiền định hoàn toàn bị biến thể, được sử dụng vào những mục đích khác, khác hẳn với lịch sử phát triển ban đầu của nó. Bất cứ ai quan tâm đến bộ môn này, từng ít nhiều có khảo cứu các bộ Luận thì đều phát hiện ra rằng: bộ môn này hình thành từ
kinh nghiệm thực tế, chứ không phải là hệ quả của việc tiên đoán bằng lý thuyết. Việc này khác hẳn khi nó xâm nhập vào Trung Quốc. Với tác phẩm Đại Thừa Khởi Tín luận, người ta lại thấy hình như thiền định được hình thành từ việc xây dựng lý thuyết, với những tư tưởng rất căn bản như là: Vọng tâm, chân tâm, tụng
kinh niệm Phật, in ấn sách vở, niệm tên Phật A Di Đà, bố thí, tôn thờ Phật, Pháp, Tăng. Điều này làm cho hầu hết mọi người vô cùng bối rối, ai cũng tự hỏi thiền định thực sự của Phật giáo là cái gì?! Theo các
chuyên gia - mà kể cả các quý độc giả đều có thể biết, có rất nhiều tác phẩm tương tự như những tác phẩm nói trên - thì đó là
những tài liệu ngụy tạo của người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và kể cả Việt Nam nữa.
Qua những
phương tiện thông tin đại chúng ngày hôm nay, thì bộ
môn thiền định lại càng ngày càng xa rời
nguồn gốc thực sự của mình. Ở đâu đó, được một vị thầy Ấn Độ biểu diễn các vị thế với một số các cô gái, và được người ta hiểu là: thiền định là thể dục để cải tạo sức khỏe. Ở một chương trình nào đó, lại có những vị đến thuyết giảng, mà sau khi chúng ta nghe
xong, hình như mọi người cũng chẳng hiểu nói cái gì.
Kính thưa
quí độc giả!
Căn cứ
vào một số tự điển của một số loại ngôn ngữ, người ta định nghĩa khoa học là : Branch of knowledge based on observation experiment
induction. Connaissances exactes – de scire, savoir…( Hệ thống hiểu biết dựa trên sự quan sát thực nghiệm suy diễn. Sự hiểu biết chính xác. Hiểu biết.) Như quí vị vừa xem xong một số định nghĩa bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng La tinh, nói chung người ta định nghĩa khoa học là sự hiểu biết dựa trên việc quan sát thực nghiệm. Nếu căn cứ vào những định nghĩa này, thì bộ môn thiền định rõ ràng là bộ môn khoa học như tất cả bộ môn khoa học khác.
Để
minh họa bộ môn này một cách cụ thể hơn, chúng ta thử mô tả bộ môn thiền định như sau: “Thiền định là một kỹ thuật, một phương pháp chủ động để xóa bỏ tình trạng nguyên trạng ( Status Quo) của các thực thể, tất nhiên trong đó có con người,
làm cho các thành phần ( Factor) không còn dung hợp với nhau (uncompromising), không
còn tương thích với nhau ( incompatible).”
Với lời phát biểu này, quí độc giả thấy bộ môn thiền định mang đầy tính chất duy vật và biện chứng. Nói một cách khác, Thượng
Đế và Thần Linh đã được khai tử.
Bài viết của trang blog này, chỉ là sản phẩm của sự tưởng tượng, không được
bất cứ một cơ quan có thẩm quyền nào xét duyệt. Do đó, bài viết
này tuyệt đối không có giá trị
xét ở bất cứ góc cạnh nào.
Trang blog này tôn trọng luật pháp của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và luật pháp Quốc Tế.
Trân trọng
kính chào!
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 nhận xét:
Post a Comment