Friday, January 24, 2014
Friday, January 24, 2014 by UnknownNo comments
CHƯƠNG III: TÂM THUỘC VÔ SẮC GIỚI
Kính thưa Quý vị!
Trong những bài trước – Các loại tâm (hay
còn gọi là tâm Vương) trong Vi Diệu Pháp (Bài 1, 2, 3, 4) chúng ta đã nói về
những loại tâm và lộ trình tâm của một người tu hành đạt được sự định tâm như
thế nào.
Vi Diệu Pháp là một trong những tư liệu
Phật giáo nguyên thủy, là di sản để lại cho chúng ta từ thời kỳ của Đức Phật
còn tại thế. Nó được dịch từ tiếng Pāli sang tiếng Việt. Tài liệu này ghi lại
một quá trình tu thiền định và các loại tâm của quá trình thiền định.
Thiền định Bhāvanā có hai loại: Samatha (chỉ) và
Vipassanā (quán). Samatha, chỉ, nghĩa là tịch tỉnh nhờ tu 5 thiền mà chứng
được. Chính nhờ tu Samatha mà chứng được Abhīnnā (thắng trí thần thông). Còn Vipassanā
là thấy sự vật đúng với sự thật. Chính nhờ Vipassanā mà chứng được Thánh quả.
Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp về
những loại tâm này trong Vi Diệu Pháp.
TÂM THUỘC VÔ SẮC GIỚI (ARŪPĀVACARA
CITTA):
A – TÂM THIỆN VÔ SẮC GIỚI:
4 loại
1. Tâm Thiền Thiện trong “Không vô biên xứ”
2. Tâm Thiền Thiện trong “Thức vô biên xứ”
3. Tâm Thiền Thiện trong “Vô sở hữu xứ”
4. Tâm Thiền Thiện trong “Phi tưởng, Phi phi tưởng xứ”.
B – TÂM QUẢ VÔ SẮC GIỚI: 4 loại
1. Tâm Thiền Quả trong “Không vô biên xứ”
2. Tâm Thiền Quả trong “Thức vô biên xứ”
3. Tâm Thiền Quả trong “Vô sở hữu xứ”
4. Tâm Thiền Quả trong “Phi tưởng, Phi phi tưởng xứ”.
C – TÂM HÀNH VÔ SẮC GIỚI:
4 loại
1. Tâm Thiền Hành trong “Không vô biên xứ”
2. Tâm Thiền Hành trong “Thức vô biên xứ”
3. Tâm Thiền Hành trong “Vô sở hữu xứ”
4. Tâm Thiền Hành trong “Phi tưởng, Phi phi tưởng xứ”.
Người tu thiền sau khi chứng
đắc các tầng thiền ở cõi sắc giới, muốn tu lên cõ thiền Vô Sắc Giới, người ấy
chú tâm vào đối tượng Quang tướng (Patibhāga Nimitta - Đề mục này đã được nói ở
bài trước – Các loại tâm Vương, bài4). Cho tới khi đề mục Kasina này phát ra
ánh sáng yếu ớt ban đầu, giống như ánh sáng của con đom đóm. Hành giả chú tâm
vào đó và nguyện cho ánh sáng đó lớn lên, lan rộng ra khắp không gian. Đến lúc
này, Hành giả sẽ thấy ánh sáng đấy bao trùm khắp không gian. Ánh sáng này không
phải là một sự thật mà chỉ là hình ảnh của sự quán tưởng. Danh từ Pāli gọi là
Kasiṇugghāṭimākāsa,
có nghĩa là hư không phát ra từ đối tượng kasiṇa. Hành
giả tiếp tục chú tâm trên đối tượng ấy và nguyện: “Không gian vô tận, vô biên” (Ākāso
ananto) cho đến khi đạt được trạng thái tầng thiền Vô sắc đầu tiên (Ārūpa
Jhāna), chứng ngộ tầng thiền “Không vô biên xứ” (Ākāsānañcāyatana).
-
Muốn
phát triển đến Nhị thiền Vô sắc, Hành giả chú tâm vào Sơ thiền Vô sắc và niệm:
“Thức vô tận, vô biên” (Viññāṇaṁ anantaṁ) cho đến lúc đạt được tầng Nhị thiền
(Viññāṇañcā- yatana) – Thức vô biên xứ. Ở tầng Nhị thiền, Thức (sự hiểu
biết) là vô tận vô biên.
-
Khi
muốn đạt tới tầng Tam thiền Vô sắc, Hành giả vẫn tiếp tục chú tâm dựa trên tầng
thiền thứ nhất (Sơ thiền Vô Sắc) và niệm “không có gì hết cả” (Natthi kiñci). Ở
đây, tâm Tam thiền tế nhị đến mức mà ta không thể khẳng định được rằng ta có sở
hữu tâm hay không sở hữu tâm.
-
Hành
giả tiếp tục dựa trên tâm Tam thiền Vô sắc, lấy Tam thiền Vô sắc làm đối tượng,
chú tâm vào đó và dần dần phát triển đi vào tầng thiền thứ tư, Tứ thiền Vô sắc: “Phi tưởng, phi
phi tưởng xứ”. Tâm Tứ thiền cũng vi tế tới mức mà chúng ta không thể nói là có
tưởng hay không có tưởng.
Năm bậc tâm thiền ở Sắc giới khác nhau
ở các chi thiền; còn bốn tầng thiền ở Vô
sắc giới khác nhau ở đối tượng tu hành. Đệ nhị thiền và đệ tam thiền đều lấy Đệ
nhất thiền (Sơ thiền) làm đối tượng tu hành. Ðệ nhứt thiền và đệ tam thiền có
hai Pannatti (khái niệm) làm đối tượng tu hành, tức là khái niệm về hư không vô
biên và khái niệm về vô sở hữu. Ðệ nhị và đệ tứ thiền lấy đệ nhứt thiền và đệ
tam thiền làm đối tượng tu hành. Trong 12 tâm thiền Vô sắc, giống như ngũ thiền
Hữu sắc, chỉ có hai thiền chi là Xả và Nhất tâm.
Bốn tầng thiền Vô sắc này có quả tương
ứng trong cảnh giới Vô Sắc. Tâm Hành (hay tâm Duy tác) thì chỉ có Chư Phật và
các Vị A La Hán mới có. Nó là tâm chỉ có cơ năng là hành mà không tạo nghiệp.
Tâm Duy tác là tâm không tạo quả, chấm dứt sự tái sinh.
Lộ trình của Vô sắc giới thiền tâm được
tiến diễn như sau:
-
Ý
môn hướng tâm (Manodvàràvajjàna).
-
Chuẩn
bị (Parikamma).
-
Cận
hành hay còn gọi là cận định (Upacàra). Tâm này là tâm đã gần tâm định.
-
Thuận
thứ (Anuloma), Tâm này thuận chiều và gần với tâm định.
-
Chuyển
tánh (Gotrabhù).
-
Và
cuối cùng là “Không vô biên xứ” (Àkàsànancàyatana).
Trong tiến trình tâm ở đây, giai đoạn
tâm chuẩn bị (Parikamma) có thể có, có thể không, tùy theo từng trường hợp.
Như vậy tâm thiền Vô Sắc giới có tổng
cộng tất cả là 12 loại tâm: 4 Thiện, 4 Quả và 4 Hành (hay còn gọi là Duy tác).
Xin cảm ơn Quý vị và hẹn gặp lại!
Còn tiếp
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 nhận xét:
Post a Comment