Wednesday, January 22, 2014
Wednesday, January 22, 2014 by Unknown1 comment
Sao Mai says:
Đây là một trang blog với chủ đề nội dung thiền định. Vậy mà em lại thấy chị bàn đến vấn đề đa nhân cách qua
nhiều buổi nói chuyện. Em e ngại là mình “lệch pha” hay lạc đề chăng?
HHN says:
Không hẳn như vậy đâu Sao Mai, đa nhân
cách được tìm thấy trong cuộc sống đời thường và cả trong giới tu thiền định.
Trong bộ môn thiền định, người ta có thói quen sử dụng một từ ngữ mang tính chất
của truyện kiếm hiệp là “Tẩu Hỏa Nhập Ma”. Thật vậy, bất cứ trường phái tu
thiền định nào, có thể cố ý, có thể vô tình rơi vào trạng thái đa nhân cách. Từ bình dân người ta gọi là bị ma nhập. Nếu giả thuyết rằng hiện tượng này là có
thật, thì rõ ràng là một thách thức đối với các lý thuyết khoa học của người
Tây phương. Kể cả đến ngày hôm nay, người Tây phương chưa có một giả thuyết,
hay lý thuyết… là nền tảng cho vấn đề này. Điều này cũng dễ giải thích, chúng
ta không thấy một người Tây phương nào đạt được những thành tích thực tế trong
việc tu thiền định. Kể cả đến ngày hôm nay, người ta có cảm tưởng là, cho dù
những người Tây phương có những trí tưởng tượng phong phú nhất, họ cũng không
khái niệm được trạng thái định tâm. Chúng ta có thể khảo sát, tìm đọc những tài
liệu của những người Tây phương tu thiền định. Những gì họ trình bày có thể có
hai chiều hướng. Chiều hướng thứ nhất mô tả khá mơ hồ về trạng thái thiền
định. Chiều hướng thứ hai, có vẻ như cố gắng một cách vụng về để gán ghép những hiệu
ứng sinh hóa của não bộ con người. Có lẽ
chỉ có những trường hợp cận tử khá nổi tiếng, được nhiều người biết tới mới mô tả được ít nhiều giống như trạng thái của người nhập định. Tuy nhiên, sự khác biệt là người cận tử mang tâm trạng âu lo sợ hãi; trong khi người tu thiền định thì lại
cảm thấy hỉ lạc trong trạng thái này.
Sao Mai says:
Mình hãy quay lại với vấn đề đa nhân
cách, em thấy người ta thường định nghĩa đa nhân cách là:
“ Differ from societal norms and
expectation”
Hay là “
Abnormalities of behavior”, vv…
Sao Mai says:
Theo nhận xét của cuốn Tạp Thư, thì
đại loại những kiểu định nghĩa nói trên của người Tây phương nghiêng chiều về
hiện tượng hệ quả của một tiên đề; chưa đề cập đến bản chất.
Mong Sao Mai cũng như quí độc giả nhớ
lại những bài viết trước, chúng ta đã kể ra rất nhiều các loại giả thuyết về
vấn đề đa nhân cách. Đây là những giả thuyết của những nhà khảo cứu người Tây Phương. Cũng
căn cứ vào những thông tin nói trên, thì hiện tại người Tây phương cũng chẳng
có một lý thuyết nào đáng tin cậy. Tất cả những điều mọi người thống nhất được với nhau chỉ mang tính chất giả thuyết.
Sao Mai says:
Có vẻ như chị muốn nói rằng người
Đông phương có những giả thuyết khác để giải thích về vấn đề này thì phải?
Sao Mai says:
Em đúng là rất nhạy cảm và thông minh!
Người Trung Quốc nói riêng, người Á
Châu nói chung đều mặc định với nhau đây là trường hợp một cá nhân bất kì nào
đó bị ma nhập. Người Trung Quốc cho là cõi âm đã nhập vào bằng con đường các
huyệt đạo, vì các huyệt đạo mở ra. Chúng ta hãy nhớ lại, huyệt đạo đối với người TQ
là chiếc cầu nối, cửa ngõ nối tiếp giữa thế giới bên ngoài và con người. Có y
sĩ Trung Quốc cho biết ông đã sử dụng kỹ thuật “Rồng xanh xoay vòng”, “ Hổ
trắng lăn mồi” và đã ngăn chặn được việc
một bệnh nhân - được giả thuyết là bị ma nhập. Trường phái Kunđalini và những
trường phái tương tự khác cũng đưa ra khái niệm tương tự.
Sao Mai says:
Xem ra người Đông phương dường như
có một khái niệm về vấn đề đa nhân cách hoàn toàn khác hẳn với người Tây
phương. Thực tế em cũng thấy việc vá víu một cách gượng ép bộ môn tâm thần học
cho hiện tượng đa nhân cách có vẻ như “Râu ông này cắm cằm bà kia”. Nói một
cách khác, người ta bảo đó là một cuộc hôn nhân khập khiễng.
HHN says:
Chúng ta có thể nói rằng khái niệm về vấn đề này của Đông phương và Tây phương có
lẽ là hoàn toàn khác biệt.
Người Tây phương đã thành
hình bộ môn vật lý qua nhiều thế kỷ. Họ dựa vào hai nguyên tắc hết sức là cơ
bản là: sự việc phải xảy ra đều đặn và tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng, quan
sát bằng các giác quan, hay có sự trợ giúp của máy móc. Người ta sử dụng luận
lý hình thức quy ước truyền thống. Những cái gì đi ra ngoài những yếu tố kể trên, thì cho là ảo ảnh, ảo
giác…. Thật ra ngày hôm
nay có đầy rẫy những hiện tượng tự nhiên nằm ngoài những bộ môn cùng những lý thuyết
của vật lý học. Khắp nơi trên thế giới, người ta thấy có những người có thể hút
được các vật liệu bằng kim khí nặng nhiều kilo! Chúng ta được học có 4 lực tương
tác. Vậy những lực tương tác này là tương tác gì? Đại đa số sinh vật giống đực và giống
cái có sự hấp dẫn lẫn nhau được gọi là tương tác gì?
Người Đông phương từ lâu, có lẽ đã
nhiều ngàn năm sử dụng công cụ thiền định. Nếu nói chính xác thì phải bảo
là thiền định đã xuất phát từ Ấn Độ và là một đặc sản của riêng Ấn Độ. Sau đó
các nước Đông phương, nhất là Trung Quốc bắt trước theo mô hình thiền định của
Ấn Độ. Thiền định của Ấn Độ sản sinh ra một loại luận lý hình thức, đây là một
loại luận lý hình thức mà nhân loại chưa biết đến. Nó đạt được những kiến thức mà nhân loại chưa từng có được - người
ta thường gọi là những thần thông. Đối với một người tu thiền định thực sự, tất
nhiên với điều kiện phải có những kết quả cụ thể, thì việc có được những thành tích như là: biết quá khứ, vị lai…
không phải là một việc lạ. Chính công cụ này được dùng để tìm hiểu về trạng
thái đa nhân cách. Kết quả của sự hiểu biết này hoàn toàn khác hẳn với những lý
thuyết của người Tây phương. Thật vậy, không quá khó để phân biệt một người mắc
bệnh tâm thần và một người bị một thực thể không rõ nguồn gốc nhập vào cơ thể
của mình. Rất có thể vì người Tây phương không có công cụ này, cho nên không
phân biệt được hai trạng thái tinh thần này là hoàn toàn khác biệt. Cũng cần phải
nói thêm rằng ngoài những thành tích mà thiền định thực sự đạt được, nó còn
cung cấp cho con người một loại luận lý hình thức, khác với loại luận lý hình
thức quy ước.
Vấn đề này đối với người Đông
phương thì họ lại giải quyết hai hệ quả của việc tạm gọi là bị nhập. Như phần
trên đã nói có hai trường hợp, chúng ta hãy nhắc lại, một trường hợp do mong
muốn được các vong linh nhập vào mình, để có thể có những thành tích khác
thường như: tiên đoán, chữa bệnh, …. Một loại thứ hai là những người bị nhập, có thể là người bình thường, có thể là
người tu thiền định. Ở trường hợp thứ hai này, chẳng phải ở những nước Á Châu,
mà ở những nước Âu Châu… người ta cũng tìm cách “trục” phần hồn này ra bằng đủ các
cách. Người ta thường mời các tu sĩ ở đủ các loại tôn giáo làm những việc từ đọc kinh, dùng
thánh giá, bùa chú… thậm chí cho đến dùng cả roi để đánh vào thân xác vật lý của người
bị nhập với mong muốn là phần vong linh nào đó sẽ đi ra khỏi thân xác vật lý của người nếu có thể gọi là nạn nhân này.
Không biết có phải ảnh hưởng của tư
tưởng trường phái Phật giáo hay không mà người ta đưa ra những giả thuyết về lý
do bị nhập. Vâng, có rất nhiều lý do. Có người cho là thân xác vật lý của ai
đó vì nhân quả, vì nợ nần kiếp này, kiếp trước cho nên các vong linh đến đòi
nợ. Lại có giả thuyết khác cho là các vong linh không có thân xác vật lý,
nhưng có những nhu cầu về vật chất không thể thõa mãn được, chỉ có thân xác vật
lý mới có thể có những cảm giác đó. Cụ thể là phải có những giác quan để cảm
nhận: uống rượu, ăn uống, quan hệ nam nữ, chơi bài, chơi điện tử trên máy vi tính … Nói tóm lại, những thú
vui cần thiết phải có cơ thể vật lý. Các vong linh thường tìm các cơ thể vật lý
ở trong tình trạng tốt, sức khỏe dồi dào độ tuổi thanh xuân… nhưng hiểu biết
kiến thức lại giới hạn. Đây là đối tượng lý tưởng mà các vong linh rất mong
muốn nhập vào. Thật vậy, có người tu thiền định đã thử nghiệm xuất cái tôi ra
khỏi thân xác mình nhập vào thân xác của một người phụ nữ đã già thì có một
cảm giác rất khó chịu, cơ thể già giống như một tấm xốp. Lại có giả thuyết khác
cho là một người thế gian bình thường, hay kể cả một người tu thiền định… nếu có hứng thú với việc ăn uống, quan hệ nam nữ, chơi bài, chơi trò chơi
điện tử trên máy vi tính… thì do định luật tương ưng, cụ thể là giống nhau, các
vong linh rất dễ nhập vào các loại cơ thể này.
Với phần trình bày vừa rồi, có lẽ
những chuyên gia người Tây phương sẽ cảm thấy như một chuyện giả tưởng. Nhưng
có một thực tế sau đây: nếu chúng ta không có những kiến thức nói trên, thì
chúng ta không thể “trục” một vong linh ra khỏi một thân xác vật lý nào đó. Tại
sao vậy? Vì đơn phương “trục” một vong linh nào đó ra khỏi cơ thể vật lý của ai
đó, là vi phạm định luật khách quan của thế giới tự nhiên. Nếu chỉ vận dụng
định lực, dùng sức mạnh của thiền định để lấn át một vong linh nào đó thì việc này chỉ
có ảnh hưởng nhất thời, có nghĩa là vong linh chỉ tạm thời khuất phục vì
không tương thích với năng lượng của người tu thiền định, khi năng lượng bị
phai lợt, thì vong linh lại quay trở về.
Do đó, muốn giải quyết việc bị nhập,
chúng ta phải thực sự nhập định để tìm hiểu về nguồn gốc của việc bị nhập. Nếu
ai đó thực sự mời mọc một vong linh nào đó nhập vào mình, thì việc “trục” ra là
mâu thuẫn. Nếu ai đó nợ nần những vong linh nào đó, không chịu trả nợ, chỉ muốn
trục ra, là vi phạm định luật tự nhiên. Nếu ai đó có những cấu tạo tâm tương
thích, không thể nói tốt hay xấu, tương ưng với các vong linh nào đó, nếu không
thay đổi cấu tạo tâm, thì việc muốn xa lìa các vong linh là một việc không thể
thực hiện được. Rất có thể còn rất nhiều trường hợp khác.
Sao Mai says:
Được nghe chị trình bày những lý do bị
nhập nói trên, thì thấy những giả thuyết của người Tây phương
liên quan đến vấn đề này hình như hoàn toàn nằm ngoài khả năng của những giả
thuyết nói trên. Hay nói đúng hơn, những giả thuyết nói trên chẳng liên quan gì
đến những hiện tượng này cả. Có lẽ, những giả thuyết của những người Tây phương
về vấn đề này đã đi sai hướng.
HHN says:
Thật ra mỗi trường hợp gọi là bị
nhập đều có những tính chất rất đặc thù, có những nguyên nhân sâu xa mà không
có khả năng nhập định để quán tưởng về nguồn gốc này, thì có lẽ vấn đề không
bao giờ giải quyết được. Việc tìm ra người tu thiền định có khả năng thực sự có khả năng quán tưởng, và còn phải có khả năng để giải thích những điều mình quán
tưởng thì đây thật là một con đường nhiều chông gai khó khăn.
Sao Mai says:
Xin cám ơn những thông tin mà chị đã
chia sẻ!
Xin trân trọng kính chào toàn thể quí độc giả!
Sao Mai.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Không biết khi người Tây Phương bị nhập, họ có hiểu là một vong linh khác nhập vào cơ thể họ và chế ngự họ, chi phối các hành vi và sự ứng xử cũng như lời nói của họ không nhỉ?
ReplyDeleteThật tiếc là ngày nay khoa học chưa tìm hiểu được về điều này. Thực tế, cũng có nhiều kênh truyền hình nói về khoa học và những sự thật cũng có nghiên cứu và nói về vấn đề linh hồn của người chết. Nhưng hình như họ cũng chỉ hiểu được có vậy – rằng có những linh hồn hay những thực thể ngoài sự sống của con người. Để nghiên cứu sâu hơn thì hình như các nhà khoa học chưa có những sự phát triển về điều này. Họ chưa thể lý giải được nhiều hiện tượng của siêu nhiên.
Đúng là chỉ có sự định tâm bằng việc tu thiền định mới có thể hiểu và lý giải được nguồn gốc sâu xa của nó.