Tuesday, January 21, 2014



TỪ NGỮ THÔNG THƯỜNG NGƯỜI TA GỌI LÀ:
-         DISSOCIATIVE IDENTITY DISORDER
-         TROUBLE De La PERSONNALITE
-         PERSONLICHKEITSSTORUNG
-         BỊ MA NHẬP, ĐƯỢC THÁNH  GIÁNG, THÁNH LÊN…ĐA NHÂN CÁCH, NHỊ TRÙNG BẢN NGÃ…


Sao Mai says:

Thưa chị HHN! Em ít thấy cái đầu đề vừa nêu ra quả là dài dòng và rắc rối! Chị có thể cho em biết tại sao lại có hiện tượng nói trên không? Em cho rằng chắc phải có lý do nào đó?!

HHN says:

Đúng đó Sao Mai ạ, đây là một vấn đề cực kì phức tạp và cũng cực kì trừu tượng. Thật vậy, nhiều chuyên gia cho rằng sự thật không có hiện tượng đa nhân cách. Đây thật ra là việc phối hợp giữa bác sĩ  điều trị và bệnh nhân, cố ý tạo  ra trạng thái hoang tưởng đa nhân cách. Có quá nhiều giả thuyết về vấn đề này, các giả  thuyết lại vô cùng khác biệt, và nhiều giả thuyết chẳng liên quan gì tới nhau. Chưa kể những giả thuyết này được hầu hết các chuyên viên người Tây phương nêu ra. Theo các khảo cứu của các chuyên gia vẫn là người Tây Phương nói chung, họ biết rất rõ là trong một cơ thể vật lý có rất nhiều nhân cách hoàn toàn khác nhau về tất cả các mặt: tánh tình, giới tính, tuổi tác, kiến thức, nghề nghiệp, cách ứng xử…. Nói tóm lại, chẳng có nhân cách nào giống với nhân cách nào cả. Nhưng họ chỉ dừng lại ở đây, không có lời giải thích nào hơn.

Tôi xin nhắc lại cùng Sao Mai và quí độc giả, như phần trên đã nói, nhiều chuyên gia cho rằng đây chỉ là sự tự kị ám thị, hoang tưởng…. Nói một cách khác, hiện tượng này không có thật, họ lừa chính mình và những người xung quanh vì một mục đích nào đó, tạo ra hiện tượng mất phương hướng cho các cuộc điều tra, và đi bên lề của các loại hình luật pháp dân sự và hình sự. Thật vậy, ai đó được xét xử là có tội, mà xét nghiệm y khoa lại cho biết: hành động này là hành động của một nhân cách khác, chứ không phải là nhân cách mà đang đứng trước tòa án…. Không hiểu luật dân sự cũng như hình sự có dự kiến được tình hình này để xử trí ra sao hay không?... Mà việc này thực sự khó khăn, ngay cả trong ngành khoa học của đầu thế kỷ 21, các chuyên gia thậm chí cũng chẳng thống nhất được với nhau là hiện tượng này có hay không.

Có những tài liệu thì lại cho rằng nhân cách có thể chia làm hai loại khi cùng cư trú ở trong một cơ thể vật lý. Cụ thể là có những nhân cách gọi là Host - là những nhân cách mang tính chế ngự; có những nhân cách gọi là Alter - thì lại ít nhiều mang tính cách vãng lai.

Có giả thuyết thì lại cho là từ khi con người sanh ra đã có nhiều nhân cách. Trong quá trình lớn lên của một cá thể nào đó, một nhân cách chế ngự nào đó sẽ làm chủ thân xác vật lý. Dựa trên cơ sở này người ta giải thích như sau: trong một thể xác nữ giới, ít nhiều vẫn có nam tính và ngược lại… Giải thích này rõ ràng đi ngược lại, hay nói đúng hơn là không quan tâm tới trường phái phân tâm học.

Qua nhiều cuộc nghiên cứu khảo sát ở những trường hợp khác nhau, người ta cho là “đa nhân cách” thường xuất hiện ở những người ở giai đoạn thiếu thời đã từng bị lạm dụng tình dục. Cũng có người lại cho là “đa nhân cách” xuất hiện ở nữ giới chiếm tỷ lệ rất cao, nhưng nam giới thì ít hơn.

Có những nhân vật, cũng có thể được gọi là “đa nhân cách”: Hoskin, Barbara Ann Brennan, Blavatsky… Chính những vị này tự  nhận là mình có nhiều nhân cách. Chắc quí độc giả còn nhớ, Blavatsky tiết lộ, cho biết là có lẽ có đến 5 vị chân sư nhập vào bà. Những tác phẩm để đời của trường phái Thông Thiên Học, hầu hết là được viết bởi bà Blavatsky. Nói đúng hơn là cơ thể vật lý thì là của bà Blavatsky; còn tác giả là các vị chân sư theo ngôn từ của bà Blavatsky ( True Master). Có tài liệu còn ghi lại có một tác phẩm là “ Đời sống với một vị Lạt Ma”. Tác phẩm này được biết là do một con mèo Thái Lan viết ra. Còn với tác giả Barbara Ann Brennan, thì bà cho là có một cái hồn ở bên Kenya đã hỗ trợ bà trong việc chữa bệnh… Và còn rất nhiều trường hợp khác.

Tất nhiên không ai trả lời được là có đa nhân cách hay không? Và đa nhân cách là cái gì? Tuy nhiên, những trường hợp vừa kể trên là nói về mặt tích cực, nếu hiện tượng đa nhân cách có thật. Những vị được kể trên rất nổi tiếng trên thế giới… Đã qua nhiều thập kỉ, nhưng các chuyên gia vẫn còn lúng túng không biết giải thích làm sao.


Sao Mai says:

Vâng, em hiểu rồi! Với tình hình này thì phải có một cái đầu đề dài là đúng thôi, kẻo người ta lại cho mình là duy cái này, duy cái kia. Theo em thiết nghĩ, với sự hiểu biết nông cạn của mình thì em cho là người Đông phương không đồng ý quan điểm nói trên của Tây phương. Dường như họ có một lối giải thích hoàn toàn khác hẳn. Nếu người Tây phương chẳng có một lý thuyết nào để làm cơ sở, thì người Đông phương lại có một bộ môn thiền định. Dựa vào công cụ thiền định, họ lại có những hiểu biết khác, tri thức luận khác hẳn người Tây phương.

Nhưng trước khi đi xa hơn nữa, Chị HHN vui lòng giải thích cho em hiểu “nhân cách “ là cái gì nhỉ?  Còn với quá nhiều từ ngữ nước ngoài thì cũng chẳng giúp gì được cho em cả.!


HHN says:

Dù Sao Mai không thích ngoại ngữ, nhưng đứng về mặt học thuật, chúng ta cũng nên chấp nhận những định nghĩa của các chuyên gia người Tây phương. “Personality” là gì? “The set of enduring behavioral and mental traits that distinguish human being”, chúng ta tạm hiểu bằng tiếng Việt Nam như sau: Nhân cách là gì? “Nó là  một hệ thống liên hệ giữa nhận thức, suy nghĩ  và cách hành xử, làm cho cá nhân này khác biệt với cá nhân khác”.

Tuy nhiên, lại có những trường phái có những cách nghĩ khác. Trường phái Phật giáo chẳng hạn, thì cho là con người là một tập hợp: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Những cái vừa rồi là ngũ uẩn tạo ra cái tôi. Chính vì lý do này mà cái tôi không có tính chất ổn định và có thật. Lại theo tài liệu Tridarmakasastra, là một loại bộ luận, thì lại cho rằng có một cái tôi thường hằng. Để cho dễ hiểu hơn, có nghĩa là cái tôi này tồn tại từ kiếp này qua kiếp khác. Trong những bộ luận khác, thì lại công nhận có luồng tâm thức trôi chảy liên tục.

Descartes, một tác giả người Pháp, với câu nói nổi tiếng mà có lẽ ai cũng biết “Cogito Ergo Sum” ( Je pense donc je suis). Câu này chắc một số quý vị  cũng biết: Nghĩa của nó là “Tôi tư duy vậy tôi hiện hữu”. Nếu quí độc giả nào từng đọc lời tự thuật của một vị bác sĩ người Nga, rằng sự thật ông đã chết đi trong ba ngày. Theo lời ông kể, nhờ nhớ lại được câu nói này của Descartes, mà ông lấy lại được bình tĩnh, tự ý thức được mình đang hiện hữu.

Một tác giả khác người Pháp Pascal, cũng có một phát biểu tương tự “ L’ homme est un  roseau pensant” ( con người là một cây sậy biết suy tư)


Sao Mai says:

Thật tình mà nói, phần trình  bày của chị quả thật là khó hấp thụ, khó tiêu hóa. Nhân cách là cái gì? Tôi là cái gì? … quả thật là khó hiểu. Em nhớ không lầm thì Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) là người chủ xướng chủ nghĩa vô ngã; vậy mà nay, nhờ thông tin đa chiều, lại cho biết có những cá nhân có rất nhiều cái ngã, rất nhiều nhân cách. Cụ thể là có những tên tuổi hoàn toàn khác nhau, nếu gọi lầm tên một nhân cách nào đó, thì người đó không bằng lòng. Số lượng nhân cách là: 10, 20, 30…thậm chí có trên 100 nhân cách… thật không hiểu nổi.

HHN says:

Hiện tượng này, dù muốn hay không, thật hay giả… có lẽ cũng đã từng hiện hữu với lịch sử của nhân loại. Lúc trước người ta tưởng rằng hiện tượng này chỉ có ở một số nơi nất định mà thôi. Nhờ hệ thống thông tin rộng khắp, nên được thấy một điều khá bất ngờ là kỉ lục đa nhân cách hình như lại nằm nhiều ở thế giới Tây Phương. Chỉ mới nói con người là cái gì, người ta cũng tranh luận đủ kiểu, tùy theo chủ  nghĩa ai đó theo đuổi: duy vật, duy tâm, tâm sinh lý song hành… chẳng ai đồng ý với ai “tôi” là cái gì?

Sao Mai says:

Em thấy câu chuyện càng ngày càng trở nên phức tạp. Cứ đặt giả thuyết đa nhân cách là có thật. Vậy thì chị xem thử trong cuốn Tạp Thư nhân loại coi hiện tượng đa nhân cách là ân nhân hay phản đồ nào không?

Sao Mai says:

Có lẽ có  cả hai Sao Mai ạ!

-         Có người rất khổ tâm về hiện tượng đa nhân cách, họ cho đó là người khách không mời mà đến.

-         Có người thì lại cho rằng đó là một ân huệ, thánh giáng, mặc khải… họ lấy làm hãnh diện và hạnh phúc vì có  nhiều nhân cách.



Sao Mai says:

Chi  càng nói lại càng khó  hiểu!


HHN says:

Tôi xin phép trình bày hai trường hợp vừa kể trên:

a.     Ta thử lấy một trường hợp điển hình là một cô gái tên A nào đó, ở vào độ tuổi đẹp nhất của đời mình, tất nhiên cô có một nhân cách gọi là A. Cụ thể là, một hệ thống tư duy, nhận thức, ứng xử, nhất quán… Cô có một người yêu nào đó bất kỳ, tất nhiên người yêu này yêu cô với nhân cách là A, nhân cách này có thể có những tánh tình giả thuyết là: dịu dàng, đôn hậu, dễ thương, ăn nói hiền lành. Nhưng đến khi  “Switch” chuyển qua một nhân cách khác, nhân cách này mang giới tính là nam giới “male” chứ không phải là nữ giới “female” -  tánh tình nóng nảy, hấp tấp, giao tiếp thiếu mềm dẻo…Người yêu của cô gái tên A, nếu gặp phải nhân cách nam giới này, thì chắc chắn hậu quả sẽ mang tính chất tiêu cực.

Mặt khác, cô gái tên A cũng phải đi làm để nuôi thân mình như mọi người trong xã hội. Giả thử cô am tường về máy vi tính: truy cập internet, excel, word, kế toán…, bỗng dưng khi chuyển đổi qua một cá tánh nam giới nói trên, thích thể thao, hút thuốc, thì chắc chắc cô sẽ mất việc làm… Quí độc giả nào mà từng ở trạng thái đa nhân cách, có lẽ cũng trải qua những kinh nghiệm tương tự.


b.     Tuy nhiên lại có những cá thể, có thể bẩm sinh như trường hợp Barbara Ann Brennan; Blavatsky…Nhưng lại có những người sử dụng rất nhiều kỹ thuật khác nhau để mong một thực thể không rõ nguồn gốc ( Unidentified entity) - nhập vào cơ thể vật lý của mình. Ngay ở Việt Nam chúng ta có thể thấy, rất nhiều trường phái khá phổ biến:

-         Thần quyền
-         Phật quyền
-         Phổ thông nhất là cầu cơ
-         Lên đồng
-         Phật giáo Cao Đài
-         Vv…

Người ta sử dụng hiện tượng này vào rất nhiều mục đích khác nhau: bói toán, chữa bệnh, tiên đoán tương lai, làm bùa, làm phép…. Ít nhất là ở tại Việt Nam, có rất nhiều trường phái mong cầu các thực thể không rõ nguồn gốc  nhập vào mình, mục đích phổ thông nhất là vì danh, vì lợi.

Vấn đề này còn rất dài, chúng ta sẽ tiếp tục trong lần sau.

Sao Mai says:

Xin cám ơn chị đã cho những thông tin khách quan và quí giá! Em xin hẹn quí độc giả trong bài viết sau.

Rất mong quí độc giả nhớ lại, những bài viết này chỉ là sản phẩm của tưởng tượng, không được bất cứ một cơ quan hữu trách nào xét duyệt. Do đó, hoàn toàn không có  giá trị về khoa học.

Em xin trân trọng kính chào!

Sao Mai.



0 nhận xét:

Post a Comment