Cuộc đối thoại giữa SAO MAI và HHN
Sao Mai says:
Thưa chị, em thấy
vấn đề tu là gì chưa giải quyết xong, chưa có một đáp án cụ thể. Nay lại đề cập
đến vấn đề tín ngưỡng hay tôn giáo, em e ngại là chúng ta có quá tham vọng hay
chăng?
Hễ nói tới việc tu hành hay cái gì đó tương tự, thì tất nhiên nó liên quan đến vấn đề một tín ngưỡng nào đó. Thông thường người ta hiểu là: tu có nghĩa là gia nhập một tổ chức có những tín điều, mà thông thường người ta gọi là tôn giáo. Do đó, trong khi
chờ đợi đáp án cho tu là gì, chúng ta
cần phải tìm hiểu về vấn đề được gọi là "tôn giáo". Chắc chắn ai cũng biết đây là một đề tài mà nói một cách văn chương thì gọi là: tế nhị và nhạy cảm, vì chúng ta đang đụng chạm tới một tập thể có đơn vị được tính bằng tỷ con người. Theo thống kê trên Internet, các trường phái như là Cơ Đốc giáo, Hồi giáo, Phật giáo,…có số lượng tín đồ được tính bằng 1 - 2 tỷ người.... Chúng ta nên nhớ lại, dân số trên thế giới vào giờ phút này là trên 7 tỷ. Chắc chắn chẳng có một thống kê nào chính xác để biết mỗi tôn giáo có bao nhiêu tín đồ, nhưng chỉ biết số lượng rất lớn. Ai cũng biết, không có một tập thể nào lại đông đảo con người tham gia vào như tôn giáo! Ngược dòng lịch sử, nếu chúng ta tính từ thời gian con người hiện diện trên trái đất và số lượng con người theo đuổi một tôn giáo nào đó, có lẽ sẽ cho
chúng ta một con số rất lớn. Người ta ước lượng đã từng có 70 đến 80 tỷ nhân loại từng hiện diện trên trái đất. Điều đáng làm cho chúng ta phải quan tâm là: với số lượng thành viên tín đồ đông đảo như vậy, với thời gian chiều dài lịch sử là mấy ngàn năm, nhưng thực sự các trường phái tôn giáo đã để lại những thành tích nào cho con người ngày hôm nay?
Nếu chúng ta so sánh với bất cứ bộ môn khoa học kỹ thuật nào khác…Ta lấy thí dụ: Con người dùng sức của chính mình làm phương tiện để chuyên chở, rồi phát
minh ra bánh xe, bánh xe được bôi trơn bằng dầu mỡ động, thực vật, người ta phát minh ra bánh xe và
các loại vật dụng được chế tạo bằng cao su. Không dừng lại ở đó, từ những chiếc hơi, xe lửa, tiến lên vận chuyển bằng máy bay, từ máy bay cất cánh phải có phi đạo, tiến tới máy bay cất cánh thẳng đứng và bay như một máy bay bình thường ( Osprey V22, F35C). Ta lấy trường hợp Cơ Đốc giáo, cuốn kinh thánh cứ giả thuyết là có khoảng 2000 năm nay, thì đến hôm nay, cũng chẳng có sự thay đổi nào mang đến phúc lợi cho loài người. Một số tôn giáo khác, có số lượng tín đồ đông đảo bật nhất, bậc nhì, cũng vẫn với những cuốn thánh kinh, hình như cũng chẳng đóng góp được gì cho nhân loại…. Ngược lại, người ta căn cứ vào các tín điều của tôn giáo đó, để công nhận việc giết người là hợp pháp!
Sao Mai says:
Chị HHN à! Chị có nghĩ quan điểm của chị mang nặng
tính chất tiêu cực và bi quan quá không? Em nghĩ rất có thể có ai đó đã theo
một tôn giáo nào đó, họ đã về được thế giới cực lạc hoặc giả xác nhập với đấng
siêu nhiên (surnaturel). Em nghĩ ít lắm thì tôn giáo cũng là niềm an ủi cho ai
đó trong những tình huống đặc biệt nào đó của cuộc đời mình.
HHN says:
Những điều chị trình bày bất cứ ai cũng có thể kiểm chứng ở những tài liệu chuyên ngành, nó là một sự thật của lịch sử. Các tu sĩ cũng có thể tự hỏi mình chúng ta tu hành đã đạt được nhiều kết quả hay chưa? Nếu đạt được, thì ta đang ở quả vị nào? Đã có nhiều bác sĩ từng chứng kiến có cả những Vị được mô tả là đạo cao đức trọng - khi được bác sĩ cho biết là mắc bệnh nan y
nào đó, thì vị đó gần như ngất xỉu vì sợ hãi. Ở đây, chúng tôi chỉ nói từ một khía cạnh hay góc nhìn nào đó. Đương nhiên, nó không đại diện cho một tôn giáo hay nói lên tính chất của người tu hành là như vậy. Một xã hội có muôn màu muôn vẻ với bao con người và những cá tính, quan điểm, cách sống khác nhau.
Sao Mai says:
Vậy thì theo chị HHN, tôn giáo là cái gì nhỉ? Chị
có một cách giải thích nào dựa trên một bộ môn khoa học nào đó để thuyết minh
cho em hiểu bản chất và nguồn gốc của tôn giáo là gì?
HHN says:
Mình không có một tham vọng quá lớn, cho là có một đáp án cho toàn bộ vấn đề. Trước nhất, tôi xin lỗi, thành thật xin lỗi các vị tu ở các trường phái. Những gì tôi sắp trình bày sau đây, chỉ là cái nhìn chủ quan của bộ môn phân tâm học và tâm thần học. Các tác giả của bộ môn này có đề cập tới nguồn gốc và bản chất của tôn giáo. Tôi xin nhắc lại quan điểm của blog này, là không có ý định bênh vực, bảo vệ hay chê bai ai. Chúng tôi chỉ hy vọng dưới ánh sáng của một bộ môn khoa học nào đó, sự thật được phơi bày với tinh thần rộng đường công luận. Chúng tôi rất mong được quí độc giả phản hồi bình luận.
Nếu căn cứ bộ môn phân tâm học và tâm thần học, thì các tôn giáo đã phát triển song song với tiến trình tiến hóa của lịch sử nhân loại. Trước khi có tôn giáo thực sự ra đời, người ta gọi đó là giai đoạn Animiste ( em xin lỗi quí độc giả, từ ngữ này không có trong tiếng Việt, ý nghĩa của từ ngữ này là: Linh hồn là nguyên nhân đầu tiên của hệ thống nào đó). Mở đầu cho tôn giáo là trường phái Toteisme và những Tabou ( trường phái thờ Vật tổ và những điều cấm kị). Tổ tiên của loài người là cư dân của hành tinh này, họ không chấp nhận thế giới khách quan vô tri, vô giác.
Họ cho rằng những vật vô tri cũng có một đời sống và một linh hồn. Họ không phân biệt những hiện tượng tự nhiên của thế giới khách quan và những kinh nghiệm tâm lí nội tại. Trong tư tưởng của họ, họ không phân biệt được chủ thể và khách thể. Họ không có nhu cầu để phân biệt những kinh nghiệm tâm lí và thực tế khách quan. Nói tóm lại, khách thể và chủ thể ít nhiều đã bị trộn lẫn. Có người cho rằng tôn giáo là một sự thỏa hiệp giữa tiềm thức và việc kiểm sóat của việc dồn nén. Nếu nói như vậy thì thẩm mỹ (Esthetique), huyền thoại ( Mythologie) và tôn giáo có
lẽ có cùng
nguồn gốc. Sự thật nó chỉ là sự thúc dục của tình dục vị kỉ ( motivations sexuelles
egoistes). Thật vậy, tình dục vị kỉ bị dồn nén (Refoule) nhưng không bị hủy diệt. Những thúc dục nguyên thủy được xuất hiện ở một dạng thay hình đổi dạng. Nói một cách khác, có thể bảo tôn giáo là sự trung gian giữa giấc mơ và sự ý thức. Nếu chúng ta quan sát kĩ lưỡng các thần thánh và các quỉ dữ của các tôn giáo, thì đó chính là
hiện tượng “ Nhị trùng bản ngã” (Dedoublement) hay đa
nhân cách (multiplications). Mặc cảm Oedipe,
Electre nổi tiếng mà có lẽ ai cũng biết. Em xin
nhắc lại, mặc cảm Oedipe là đứa con trai yêu mẹ, ghét cha; mặc cảm Electre là đứa con gái yêu cha, ghét mẹ.
Chúng ta nhớ lại, vấn đề dồn nén tình dục của phân tâm học, có thể bảo đó là tư tưởng cơ bản của bộ môn này. Chính vì lý do này mà
chúng ta thấy sự xuất hiện của các đấng siêu nhiên - sự thật chỉ là biến thể, cải trang để thõa mãn, giải thoát ẩn ức dồn nén tình dục.
Sao Mai says:
Những gì chị HHN trình bày là một bộ môn đã được
khai sanh từ những thế kỷ trước, em không biết đến thế kỷ này có một lý thuyết
phân tâm học nào để thay thế lý thuyết mà Sigmund Freud đã khai sanh ra? Mặc dù
lý thuyết này đã có từ nhiều thập kỉ trước, nhưng nay chị HHN trình bày
dưới cái nhìn của bộ môn này, vẫn làm cho rất nhiều người ít nhiều hoang mang,
thậm chí là mất phương hướng.
0 nhận xét:
Post a Comment