Sunday, February 9, 2014
Sunday, February 09, 2014 by Unknown7 comments
Sao Mai says:
Ủa! Trong việc tu hành nói chung, tu
thiền nói riêng, mà cũng có nhiệm vụ bất khả thi hả?! Tu là tâm hồn thanh
thoát, việc đời đã khép lại “ Thân nhẹ nhàng như mây”! Tu là đào thoát ra khỏi
thị phi, toan tính, phiền não, thăng trầm… của cuộc đời mà. Sao lại có hiện
tượng bất khả thi?
HHN says:
Có lẽ, đại đa số người đời đều nghĩ
như vậy cả, “những muộn phiền từ nay khép lại”, tu là cõi phúc, tình là giây
oan…mượn thú tiêu giao cửa Phật. Lý thuyết là như vậy đó. Sao Mai à! Thực
tế có lẽ không tương thích với lý thuyết đâu. Nếu chỉ là công việc: mang tiền,
mang của…đến biếu một cơ sở tôn giáo nào đó, thì có lẽ, chẳng có gì để mà nói
cả, mà cũng chẳng có gì để chúng ta hiểu cả. Nếu chúng ta tham dự thực sự vào
một việc kinh doanh của một cơ sở tôn giáo nào đó, thí dụ như một công ty phát
hành kinh ở dạng sách và đĩa… thì có lẽ tình hình lại khác hẳn. Tôi được biết
có một trường hợp nêu sau: Có hai vợ chồng kia, người chồng trước làm tài xế
cho một công ty dầu nhớt nước ngoài, sau khi nghỉ công ty này, được giới thiệu
vào lái xe cho một vị đứng đầu một cơ sở tôn giáo, cơ sở tôn giáo này có một cơ
sở là một công ty in ấn băng đĩa, tài
liệu kinh sách vv… Cô vợ của người tài xế nói trên giúp việc cho công ty vừa kể. Do sự bất hòa
giữa hai vợ chồng, cô vợ tố cáo gì đó với cô tu sĩ là giám đốc của công ty in băng đĩa. Sau đó cô tu sĩ này trao đổi với
người đứng đầu cơ sở tôn giáo, anh chồng tài xế đã bị đuổi việc.
Nói tóm lại,
người bình dân thường nói “ Thức khuya mới biết đêm dài….” Hoặc “Nằm trong chăn
mới biết…”
Sao Mai says:
Chị HHN à! Qua câu chuyện chị vừa kể, làm em bỗng nhớ ra, một số thông tin trên trang
web của tổ chức thông tin VOA hay ABC gì đó… em không nhớ rõ. Khi đọc hai thông
tin nói trên, làm cho em rất bối rối! Em tự hỏi: phải chăng người ta đã đưa ra
những thông tin tiêu cực? Nhưng em lại nghĩ, những tổ chức thông tin nói trên,
hình như có một ảnh hưởng lớn trên thế giới, không phải họ muốn đưa thông tin
gì thì đưa, có lẽ ít nhiều cũng phải đáng quan tâm.
HHN says:
Hai thông tin
gì mà em có vẻ âu lo, buồn phiền như vậy? Mặt khác, lại phải cẩn thận, rào
trước, đón sau.
Sao Mai says:
Đúng vậy, chị HHN! Để duy trì tính chất khách quan cao, nhưng cũng không làm mất thời
gian của chị HHN cũng như quí độc giả, em xin tóm tắt hai thông tin nói trên, em xin lỗi trước nếu
có gì sai sót, vì hiểu biết của em chỉ có giới hạn.
- Ủy ban LHQ về quyền trẻ em lên án
gay gắt tòa thánh Vatican vì không thừa nhận
mức độ tội ác mà các linh mục đã phạm khi lạm dụng tình dục hàng chục ngàn trẻ
em.
- Chủ tịch Ủy ban Liên Hiệp Quốc Tế về
quyền trẻ em, bà Kirsten Sandberg, quan ngại về những kẻ phạm tội trốn tránh
công lý.
- Vì bảo toàn thanh danh giáo hội,
bênh vực kẻ phạm tội lên trên lợi ích của trẻ em. Cách giải quyết là, được
thuyên chuyển từ nơi này qua nơi khác khi phạm tội.
- Ủy ban chỉ trích luật im lặng do tòa
thánh áp đặt.
- Tòa thánh đứng trước những cáo buộc
này cho là: Một mưu toan của ủy ban can thiệp vào giáo hội, quyền tự do tôn giáo.
Bản tin số 2: LHQ kêu gọi
- Ủy ban về quyền trẻ em của LHQ kêu
gọi Vatican lập tức bãi chức các linh mục khi bị
cáo là lạm dụng trẻ em, giao cho các giới hữu
trách dân sự.
- Người ta cho là có hàng ngàn trẻ em
bị lạm dụng.
- Có khoảng 4000 vụ đang bị công vụ
chú ý.
- Đức giáo hoàng Benedict đã bắt hàng trăm linh mục hoàn tục vì việc lạm
dụng tình dục.
- Người ta cho là: Không có gì thay đổi thực sự.
- Cách đáp ứng của Vatican
thật đáng thất vọng.
HHN says:
Sự thật, đây không phải là lần đầu
tiên các cơ quan truyền thông trên thế giới đăng tải những bản tin có nội dung
tương tự. Nếu người ta còn nhớ, trường phái Phật giáo ở Thái Lan cũng có một
cơ sở tôn giáo, được đề cập đến với nội dung tương tự. Ở Ấn Độ, cũng có những
vị gọi là đạo cao đức trọng, cũng ở trong trường hợp tương tự. Nếu nhìn vào sự việc này, cụ thể là, hiện tượng này xảy ra ở nhiều nơi, nhiều lúc và có mối
liên hệ giống nhau, thì rõ ràng đây là một hiện tượng khoa học. Nói một cách
khác, khoa học hiện đại cần phải có tiếng nói để thuyết minh, làm sáng tỏ một
hiện tượng tự nhiên và tìm ra biện pháp giải quyết từ gốc rễ. Có lẽ không thực
tế nếu chỉ chỉ trích, mặt khác còn thiếu khách quan để công nhận những hiện
tượng tự nhiên.
Sao Mai says:
Theo hiểu
biết hạn chế, giới hạn của em, thì phản ứng của tổ chức tôn giáo lớn nhất thế
giới này, có lẽ làm thất vọng nhiều người, xét ở bất cứ bình diện nào. Chị HHN à! Trước tình hình này, nếu mình ở địa vị Vatican , thì mình nên làm gì nhỉ?.
Theo thiển ý của em, hiện tượng này có lẽ đã tồn tại lâu lắm rồi, cùng với lịch
sử phát triển của các trường phái tôn giáo, chứ chẳng cứ gì trường phái Cơ Đốc
giáo. Nếu chỉ sử dụng những biện pháp,
mà y khoa gọi là chữa triệu chứng, nói theo ngày hôm nay là biện pháp tình thế,
cụ thể là thuyên chuyển những người nói trên từ giáo phận này qua giáo phận
khác, kể cả việc chấp hành đưa qua cơ quan hữu trách dân sự, thì em thiết nghĩ
cũng chẳng giải quyết được gì. Dù biện minh thế nào đi nữa, thì ai cũng biết:
không thể có cái gì cao hơn sự thật.
Nếu mình có
một kiến thức nền móng cơ bản, nói tóm lại là hiểu rõ vấn đề, thì mới hy vọng
giải quyết từ bản chất. Không biết bộ môn phân tâm học bảo là bản năng là nền
móng của cấu tạo tâm lý con người có đúng không? Phải chăng chúng ta đã vô tình
hay cố ý vi phạm vào những bản năng cơ bản của con người, cuối cùng tự đưa
mình vào thế bí.
HHN says:
Những thông tin có nội dung tương tự
được nêu ở trên, chỉ là cái nhìn nhỏ bé của một bức tranh tổng thể. Nếu chúng
ta quan sát các tôn giáo lớn ở trên thế giới, tất nhiên từ tôn giáo lớn ở đây là căn cứ vào số lượng tín đồ của
một số tôn giáo như:
-
Công
giáo
-
Hồi
giáo
-
Ấn
Độ giáo
-
Phật
giáo
-
V.v…
Thì từ lý thuyết cho đến thực hành,
tuy biểu hiện có khác nhau, nhưng có lẽ có cùng nội dung, xét ở góc cạnh gọi là
nội quy hay giới luật…. Thật vậy, nếu quan sát kỹ lưỡng và đối chiếu từng điều
luật một, chúng ta tìm ra mối quan hệ tương tự giữa các tôn giáo với nhau. Điều
đáng quan ngại nhất là những điều luật, nội quy này phải bảo là thực sự vi phạm vào những bản năng
cơ bản của con người, đó là hai bản năng kể sau:
-
Bản
năng cái tôi
-
Bản
năng tình dục.
Bản năng cơ bản nhất của con người
như vừa được kể ở trên, được bộ môn phân tâm học coi như là hạ tầng cơ sở của
tòa kiến trúc phân tâm học.
Người ta có thể đưa ra một giả
thuyết như sau: Cơ Đốc giáo thì đã được khai sinh ra cách đây trên 2000 năm,
Hồi giáo được khai sinh vào thế kỷ thứ 7, Ấn Độ giáo thì đã có mấy ngàn năm
tuổi, Phật giáo đã có trên 2000 năm,v.v…
Điều này có
thể đưa đến cho chúng ta một nhận xét, những người hoạch định ra những luật lệ
cho tôn giáo của mình, tất nhiên là hoàn toàn không có kiến thức gì về: sinh
học hiện đại, tâm lý học, phân tâm học, xã hội học… và còn nhiều bộ môn khác
nữa. Rõ ràng là, việc thiếu những kiến thức của khoa học đã đưa đến việc xây
dựng những luật lệ, những nội quy, những giới luật… phải nói là đi ngược hẳn
lại với bản năng nền móng của con người.
Khổ hạnh là
một lối tu rất phổ biến ở các tôn giáo, người ta cảm thấy hạnh phúc, khoái lạc…
khi thực hành lối tu khổ hạnh. Người ta cho rằng, cách tập luyện này làm cho
mình đến gần với đấng siêu nhiên. Phân tâm học giải thích vấn đề này khá đơn
giản. Sự thật đây chỉ là sự biến thể của bản năng tình dục, bản năng tình dục
có thể xuất hiện ở dạng chủ động (actif) hay thụ động (passif); tích cực hay
tiêu cực. Có những người thích khỏa thân (exhibitionnistes) và có những người
thích xem khỏa thân (voyeurs). Bản năng tính dục có thể ở trạng thái Sadisme
hoặc Masochisme. Hai từ ngữ này chẳng lạ lùng gì với những người phải học về bộ
môn phân tâm học. Lối hành hạ bản thân trong các trường phái tôn giáo, là sự
biểu hiện của trạng thái Masochisme. Và tự làm khổ mình để làm khổ người khác là Sadisme.
Sao Mai says:
Chị nói rất đúng, chính tôi đã chứng
kiến, tôi đã gặp những người như thế này. Tôi được biết một trường hợp sau đây:
Có một chị việt kiều ở bên Mỹ, quốc tịch Mỹ, chồng chị là một luật sư gốc Do
Thái, phải bảo là khá giàu có. Chị đó trở về Việt Nam, sống ở một cái Cốc vô
cùng thiếu thốn phương tiện. Nhưng chị ấy lấy làm thích thú vì lối sống như thế, luôn luôn
tìm cách đầy đọa thân thể mình và cảm thấy đó là thú vui. Câu chuyện sau đây, còn
tiến thêm lên một mức cao mới. Có một người phụ nữ, được mô tả là khá đẹp, cũng
tự tàn phá sắc đẹp của mình, bằng cách tự nhổ răng của mình đi…Cụ thể là cố làm
cho mình xấu đi, người ta thường gọi là hành thân, hoại xác.
Chị HHN à! Chúng ta quay về đề
tài lúc đầu, về vấn đề LHQ hiện đang quan tâm. Chị có cách nào để giải thích
vấn đề này?
HHN says:
Vâng, bộ môn
phân tâm học, hoàn toàn có khả năng giải thích vấn đề này. Tuy nhiên nếu chúng
ta muốn hiểu, mong Sao Mai cũng như quí độc giả vui lòng kiên nhẫn, vì tiến trình
để đưa đến hiện tượng này khá phức tạp, rắc rối, cũng phải nói là tương đối khá
khó hiểu.
Bản năng cái tôi (Ego) là gì? Đó là
những sự thôi thúc (stimulus) tự nhiên, bẩm sinh, quyết liệt, dai dẳng
(durable) để tự bảo vệ một cá thể nào đó. Khi bản năng cái tôi này nhận thấy
bản năng tình dục trỗi dậy, có ý định thỏa mãn nhu cầu của mình. Nhưng việc thỏa mãn nhu
cầu của bản năng tình dục, có thể đe dọa, hoặc thực sự đe dọa đến mục tiêu hướng tới của cá thể nào đó, thì nó tìm cách ngăn chặn bản năng tình dục. Nói tóm lại,
việc thỏa mãn bản năng tình dục, không quan trọng bằng việc tồn tại sống còn, hay cái đích tinh thần hướng tới của một cá thể. Ở tình trạng này, cá thể tìm cách ép mình để sống trong vương
quốc của lý trí.
Chính tiến
trình khá bí ẩn, phức tạp về tâm lý như thế này tạo nên việc các tôn giáo có
khuynh hướng - từ công nhận chung chung, hạn chế, cho đến cấm đoán việc thỏa
mãn bản năng tình dục.
Nhưng việc
ứng xử về bản năng tình dục như thế này, phải bảo là hoàn toàn không yên ổn.
Đồng ý rằng việc tránh né đau khổ, còn quan trọng hơn là việc thỏa mãn khoái
lạc. Nhưng việc vi phạm vào những bản năng, nhất là bản năng tình dục, thì hệ
quả khó có thể lường trước được.
Chính vì lý do này, lý thuyết dồn
nén đã được ra đời. Một khi các bản năng bị dồn nén, nói một cách khác là nó
không được thỏa mãn - ở trong một chừng mực nào đó - đã tạo ra sự đau đớn về tinh
thần và vật chất: cơ bắp bị căng thẳng, toát mồ hôi, tăng áp huyết…. Nói một
cách khác, nó phải tìm một con đường để thoát ra. Những gì mà ý thức không chịu
công nhận, thì buộc lòng nó phải trú ngụ trong khu vực vô ý thức. Chỉ cần một
sự bất cẩn của ý thức (ý thức này giống như người cai tù, gác ngục), thì những gì dồn
nén sẽ tìm cách thoát ra ngoài. Những hình thức phổ thông nhất là: thủ dâm
(masturbation), khỏa thân, hãm hiếp…. Nói tóm lại, nó có thể xuất hiện bằng
hình thức cực đoan, đôi khi vô cùng khủng khiếp ( prend une forme d’expression
extrême, parfois terrifiante).
Sao Mai says:
Nếu chúng ta
công nhận bộ môn phân tâm học như một khoa học, thì có lẽ tốt nhất chúng ta nên
chờ đợi, xem các chuyên gia về phân tâm học, sẽ giải quyết về vấn đề này ra
sao.
Mặt khác, các trường phái tôn giáo
cũng cần phải đặt ra vấn đề “ Chủ nghĩa xét lại”, nếu muốn còn tồn tại với lịch
sử của nhân loại. Em cũng lấy làm lạ, ít có bệnh nan y nào lại kéo dài tới
nhiều ngàn năm, mà không ai nghĩ đến cách để chữa trị. Em tự hỏi, hay là đầu óc
mình có gì không được bình thường?
Nhưng một điều không thể phủ nhận
được là, việc từ chối sự hiện diện của bản năng cái tôi và tình dục, rõ ràng là
một nhiệm vụ bất khả thi.
Trân trọng kính chào toàn thể quí
độc giả!
Rất mong được quí độc giả chia sẻ,
đóng góp ý kiến và bình luận comment.
Sao Mai.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Chúng con là cư sĩ tại gia. Con nghĩ có lẽ đây là một bài viết rất khoa học về tâm sinh lý con người. Ngày xưa, thời Đức Phật còn tại thế, cũng có rất nhiều cư sĩ tại gia vẫn đắc quả A-La-Hán. Họ vẫn sống bên chồng, vợ của mình và thực hiện những nghĩa vụ gia đình của người vợ, người chồng, sinh con, đẻ cái, duy trì nòi giống và cân bằng lực lượng lao động xã hội. Nhưng đối với những vị đã xuất gia tu hành thì con không hiểu họ phải sống như thế nào? Quan điểm và cách nhìn của họ về vấn đề này ra sao?
ReplyDeleteThực ra mỗi một tôn giáo sẽ có một quy định hay luật lệ riêng. Theo đạo Phật thì cũng có thể gọi là giới luật. Theo tôi nghĩ mỗi tôn giáo đểu có luật lệ riêng bởi vì họ có những lý do của họ. Ví dụ như trong đạo Phật, có thể do Đức Phật có huệ nhãn và Ngài đã nhìn ra được những vấn đề tiêu cực của chuyện tình dục ảnh hưởng tới việc tu hành. Nếu như con người quá tham đắm vào dục ái thì nó sẽ làm cho con người trễ nải việc tiến tu. Tuy nhiên, đây chỉ là sự suy đoán của cá nhân tôi. Tôi muốn được nghe những ý kiến của các đạo hữu khác.
ReplyDeleteXin cảm ơn quý vị!
Tìm Đường Tu
Bài viết của một người tu thiền định mà có cái nhìn rất khoa học về cuộc sống và bản năng của con người. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có một góc nhìn khác nhau. Từ những góc nhìn khác nhau chúng ta sẽ có những suy nghĩ hay quan điểm khác nhau. Sơn Ca cũng là cư sĩ tại gia, nên Sơn Ca cũng có suy nghĩ gần giống anh/chị Vô Thường. Tuy nhiên, có phải chăng mỗi tôn giáo đều có những luật lệ của họ bới những vị lãnh tụ của mỗi tôn giáo đều nhìn ra được sự tác động tiêu cực của tình dục đến việc tu hành? Và Đức Phật của chúng ta – một nhà Tu hành vĩ đại, với nhãn quan của mình đã hiểu thấu những quy luật khách quan của sự sinh, trụ, hoại, diệt? Và Ngài đã đề ra những quy định về giới luật cho chúng ta?
ReplyDeleteCũng giống như anh / chị Tìm Đường Tu, đây chỉ là ý nghĩ chủ quan của Chim Sơn Ca. Sơn Ca còn muốn được nghe ý kiến của các Thầy và chư vị đồng tu khác.
Cảm ơn bài viết của tác giả! và xin chờ thêm ý kiến của chư vị đế Sơn Ca qua đây được học hỏi!
Chim Sơn Ca.
Ban biet vi sao thoi ĐP con tai the,cac cu sy tai gia đăc qua vi rat nhieu ko? Boi nhung cs thoi do da trog can lanh tu rat nhieu doi nhieu kiep nen gap dc chinh phap, nen chi nghe 1 cau ke, 1 bai phap da ngo dc roi. Ho tuy song troog duc lac cua the gian ma tam ho ko dam truoc. Con chung ta trog thoi mat phap cach phat wa xa. Thien can it tri tue it oi ma
ReplyDeleteRiêng tu thiền là bất khả thi với những ai chưa tạo cho mình hàng rào giới đức vững chắc và một vị thánh tăng bảo hộ.
ReplyDeleteLòng từ bi thôi thúc bạn cứu một người sắp chết đuối...nhưng bạn bơi chưa giỏi thì chẳng khác gì bạn tự tử!Trí huệ mới tối quan trọng.Không phải tự nhiên người ta luôn đặt ngài ngài Đại Thế Chí bên phải Phật A Di Đà cũng như ngài Văn Thù Sư Lợi bên phải Phật Thích Ca...Đó là căn bản trí...Nói vậy,kg phải ngài Quán Thế Âm và ngài Phổ Hiền là kg có trí.Bởi hạnh nguyện của họ là từ bi,mà từ bi là do trí huệ mà có,nhưng tùy thuận chúng sinh nên "sai biệt trí"...
ReplyDeleteNgười tu thiền thì phải đóng hết ngủ quan ,hướng vào nội tâm,bên trong,nên không cảnh duyên bên ngòi kích hoạt bản năng,còn tu mà không chịu hướng vào bên trong,lo hướng ra bên ngòi,tẩm bổ cho thân thể ,thì làm sao tránh khỏi sự kích hoạt bản năng,bản năng dắt lôi người vào đường không lành mạnh?
ReplyDelete