Friday, February 21, 2014


Sao Mai says:

Chị HHN à! Hôm qua em đọc đâu đó trên mạng có bài viết nói rằng: Chứng quả A La Hán là một việc rất dễ. Theo như lời bài viết này, thì cần phải làm bốn việc như sau:

-         Ngũ giới (5 giới).
-         Thập thiện.
-         Bát chánh đạo.
-         Và sống một mình trong một cái thất.

Duy chỉ có cái này là hơi bị khó, vì em chỉ là một cô gái bình thường, nên có ý định lấy chồng như tất cả mọi người, em còn nhớ một bài thơ dân gian như sau:

Gái lớn ai không phải lấy chồng
Can gì mà khóc, nín đi không…”

Em không hiểu rõ lắm về nhân vật A La Hán, nhưng cứ căn cứ vào những tiêu chí kể trên… thì OK hết. Nhàn nhã vì ứng cúng. 

HHN says:

Sao Mai à! Em hiểu thế nào về các tiêu chí của một A La Hán?

Sao Mai says:

Nghe em nói đây này, xem có đúng không?

Trước nhất, have no more phiền não (chẳng còn  phiền não), đúng không nào?  Mặt khác, không còn tái sinh đầu thai. Em tuy chẳng phải là học cao, hiểu nhiều, nhưng ba tiêu chí nói trên thì em thuộc nằm lòng. Chị HHN biết không?! Mỗi lần em đi cúng giỗ thân nhân ở Chùa chiền, em thường nghe các vị sư tụng niệm cái gì đó em không rõ, có thể  họ đọc một ngôn ngữ nào đó. Nhưng có những câu mà em nghe rất rõ là:  Quy Phật, quy y Pháp, quy y Tăng; nào là bất đọa địa ngục, bất đọa súc sanh… bất đọa bàng sanh… Kinh Thập Diện Diêm Vương (The Scripture on the Ten Kings) cho biết con người chết đi phải đi qua 10 nơi để xét xử; Tử Thư Tây Tạng còn đưa ra một  lộ trình cho người chết thật là kỳ bí … Nói tóm lại, nói theo kiểu thế gian, nếu có được chức vụ A La Hán, thì rõ ràng là “Nhất cử, lưỡng tiện”, một mũi tên bắn hai mục đích.  Nói một cách khác, A La Hán là một quả vị, một chức vụ, một địa vị… rất đáng để mong ước.

HHN says:

Nếu căn cứ vào chủ thuyết thực dụng (Pragmatism), thì hiểu biết của em và việc nhận xét đó không phải là sai. Tuy nhiên, để  thực hiện tiến trình đạt mục đích là thành quả A La Hán, nếu xét cho kỹ, có rất nhiều mâu thuẫn nội tại.


Sao Mai says:

Chị có thể vui lòng kể cho biết một vài khó khăn, trở ngại của tiến trình nói trên, được không?


HHN says:

Chúng ta thử liệt kê một số mâu thuẫn nội tại xem nhé. Theo tiêu chí của một vị tu sĩ Việt Nam nào đó đưa ra, thì một trong các yếu tố quan trọng nhất là giữ giới. Đầu tiên chúng ta đề cập đến 5 giới. Theo các chuyên gia, thì ngũ giới bắt nguồn ở những cuốn kinh ngụy tạo sau đây của Trung Quốc:

-         The Scripture of pure religions cultivation
-         The Scripture of the Absorption of  piluo
-         V.v…

Những tài liệu hướng dẫn 5 giới cho các cư sĩ và kèm với việc cúng dường.

Căn cứ vào những tài liệu  của Trung Quốc nói trên, thì 5 giới là điều kiện cần và đủ để tiến tới giác ngộ của một vị Phật. Năm giới này, có thể người TQ đã lấy cảm hứng và thay thế cho năm đức của Khổng giáo. Năm  đức của Khổng giáo là: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Năm yếu tố vừa kể trên là tiêu chuẩn cơ bản cho một mẫu người Khổng giáo là quân tử (Honnete Homme, Gentleman). Năm giới thì của TQ, nhưng quả vị A La Hán lại của Ấn Độ. Phải chăng đây là một sự chắp nội vụng về “ Đầu Ngô, mình Sở”, “ Râu ông này cắm cằm bà kia”.

Sao Mai says:

Chị HHN à! Càng tìm hiểu vào trường phái Phật giáo, thì lại càng thấy có quá nhiều nghịch lý, mâu thuẫn mà ít ai ngờ được! Theo em nghĩ, ai cũng nghĩ rằng 5 giới của cư sĩ là của Phật giáo nguyên thủy thuần túy, ai có thể ngờ là bắt nguồn từ kinh ngụy tạo của Trung Quốc. Mặc dù, có những bằng cớ cụ thể nêu trên, chúng ta cũng khó có thể bỏ được tư tưởng xưa nay vẫn nghĩ rằng 5 giới là của Phật giáo nguyên thủy. Cũng như chúng ta khó có thể bỏ được tư tưởng, khái niệm về các vị Phật của TQ đã ăn sâu vào tâm tư của người Việt Nam.

Thực tế ngày hôm nay, chúng ta đến một nơi bán sách nào đó của trường phái Phật giáo, thì số lượng tài liệu nhiều vô số kể lại là những tài liệu được viết bởi những vị có chức vụ rất lớn. Có thể vài chục năm, vài trăm năm sau, những tài liệu này lại trở thành những cuốn kinh…. Biết đâu Việt Nam sẽ thay thế Trung Quốc, tạo ra thiên đường của kinh ngụy tạo Phật giáo.

Chị HHN  có thể vui lòng cho thêm một vài thông tin khác.

HHN says:

Tác giả nói trên có đề cập đến vấn đề sống một mình trong một cái thất, nôm na gọi là cái phòng, có nghĩa là không share (chung) phòng với ai.

Kinh nghiệm thực tế người ta biết gì về vấn đề khi con người sống một mình?

Theo những thông tin mà như mọi người đều biết, thì ngài Sakaya Muni lúc sinh thời không hề sống một mình. Không những vậy, ông sống trong một tập thể khá đông đảo. Chúng tôi đã có cơ hội, tìm gặp rất nhiều người được gọi là đã sống độc cư ở tại VN, có thể nói rằng đó là chốn rừng sâu, núi thẳm. Thực tế ra, có lẽ không tìm thấy ai sống một mình cả, ít nhất cũng phải có hai, ba người. Đông thì có thể tính vài chục người. Họ có thể ở trong một cái cốc, thực tế là một căn nhà nhỏ có lầu, hoặc một cái chòi, xung quanh có đầy đủ tiện nghi còn hơn một nhà dân bình thường. Cái được gọi là “cốc” này, được dựng lên trong một cái làng, hay đúng hơn là một khu dân cư… Quí độc giả có thể tìm hiểu sự thật về vấn đề này, hiện tại đang hiện hữu, có  ở rất nhiều nơi tại VN.

Việc sống một mình thực sự, có lẽ không đơn giản như người ta nghĩ. Những người đi lạc ở ngoài biển, trong rừng, hay sa mạc… chỉ sau một thời gian ngắn, cách xa xã hội loài người, họ bị thác loạn tâm lý, hay có ý định tự tử… Hiện tượng này thường hay xảy ra sau khoảng một vài tuần lễ.

Việc sống trong một căn nhà nhỏ gọi là cái cốc, hoàn toàn không đơn giản như người ta nghĩ, phải có diện tích để nấu nướng, vệ sinh…Hoặc ở chòi, xung quanh cũng có khu vệ sinh tiện nghi và có một bếp riêng, có người bên ngoài nấu cho ăn, và đến bữa, họ mang cơm lại, để trước cửa để mình lấy ăn. Trong trường hợp nếu ở một mình cho là vài tháng thì căn phòng họ ở cũng phải là một căn phòng tiện nghi, khép kín, có khu vệ sinh riêng và bếp riêng biệt, không tiếp xúc với ai, thì cũng phải có lương thực dự trữ. Do đó, một cái nhà quá nhỏ, không thể thõa mãn nhu cầu cho một người bình thường. Mặt khác, nếu ai đó từng ở trong một căn nhà quá nhỏ một mình, thì sẽ thấy những bất tiện. Vì căn nhà quá nhỏ, không đủ sức để điều hòa nóng lạnh, nóng quá nóng, lạnh lại quá lạnh… Do đó, ngày hôm nay chúng ta đến những nơi gọi là nơi sống độc cư, thì có lẽ sẽ thấy rằng những cái được gọi là “cốc” chỉ còn là kỷ niệm của quá khứ.

Việc sống một mình, thực sự là một thử thách tinh thần, liệu con người có thể vượt qua được không?  Sống một mình là đi ngược lại bản năng xã hội. Đến đây chúng ta cần phải tìm hiểu vấn đề bản năng của con người. Thật vậy, không hiểu rõ về vấn đề này, chúng ta sẽ tự tạo ra thác loạn tâm lý cho chính mình.

Bản năng là gì? “The inborn tendency to associate with others and follow the group’s Behavior”. Đó là khuynh hướng bẩm sinh của con người, phối hợp với đồng loại của mình và tuân theo cách ứng xử của đồng loại. Vâng, tại sao ở tù lại khổ? Tù là ăn không, ngồi không, chẳng phải làm gì cả, vậy mà ai cũng sợ bị ở tù! Tù có nghĩa là, bị cắt đi bản năng xã hội của con người. Một khi đã hiểu như thế  này, thì việc sống một mình thực sự xa hẳn loài người, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.

Nếu ai đó có dịp quan sát những người nhập thất một vài tuần và đòi hỏi phải tịnh khẩu. Khi họ bước ra khỏi cái thất, họ nói gấp nhiều lần lúc bình thường, có lẽ để bù lại thời gian tịnh khẩu. Một thực tế mà có lẽ ai cũng biết, những vị tu thiền định nổi tiếng là thanh tịnh, đều ở tại những nơi cơ ngơi đồ sộ, không thiếu gì kỳ hoa dị thảo, du khách đến viếng phải tính bằng con số ngàn.

Thực tế, việc sống một mình không phải là một việc đơn giản, ai cũng có nhu cầu: quần áo, thực phẩm, thuốc men và những dụng cụ cần thiết cho cuộc sống.

Chúng ta  được xem trong sách vở tả những vị sống một mình. Chúng ta tự hỏi: họ làm sao để tồn tại?... Nếu ai đó đã từng sống ở trong rừng một mình, thì thấy sẽ có rất nhiều côn trùng nguy hiểm cho con người. Buổi chiều đến ở trong rừng, số lượng muỗi nhiều vô số kể, giữa đêm lại có thêm một đợt, trước trời sáng lại có một đợt muỗi nữa, đó là ta chưa kể đến những loại côn trùng khác, cũng có hại cho con người, bọ chét có thể gây sốt rất cao, sâu có thể gây dị ứng trầm trọng…

Việc này những tưởng chúng ta cần phải làm rõ, việc sống một mình trong một cái phòng giữa một quần thể của nhiều cái phòng lại là một vấn đề khác. Nhưng sống trong một nơi cư trú, cô lập hoàn toàn với thế giới con người, là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Hầu như ở các cơ sở tôn giáo của Sài Gòn,  người tu  đều có một cái phòng riêng. Lối cư trú này của ngày hôm nay,  thì không chung phòng với ai cả, phải nói là quá sang.

Sao Mai says:

          Xem ra có lẽ  còn rất nhiều mâu thuẫn nội tại khác. Tuy nhiên, vì lời tuyên bố của một vị nào đó “Chứng quả A La Hán đâu phải là khó”, có lẽ vẫn là một đề tài hấp dẫn rất nhiều người. Nhưng việc sống một mình và nuôi mạng bằng những công việc tự cung, tự cấp, tự chăn nuôi, trồng trọt là một công việc rất khó. Hay nếu không tự chăn nuôi, trồng trọt mà quay trở về sống một mình giống thời kỳ nguyên thủy, con người ăn hang, ở lỗ, thức ăn là những gì có thể tự kiếm được trong rừng, sống và tranh đấu với những bầy thú hoang thì đây là một việc càng vô cùng khó khăn cho con người sống trong thời kỳ hiện đại này. Thậm chí là Big cat - con sư tử, cũng phải trả giá bằng sinh mạng của mình trong khi đi kiếm ăn. Không thiếu gì những con sư tử cái, chết trong khi đi kiếm ăn. 


HHN says:

Sao Mai à! Cứ cho là nhân vật A La Hán thực sự hiện hữu trên đời, thì trước khi đạt được quả vị và thành tích này, thì phải vượt qua nhiều rào cản, người ta tự hỏi không biết có qua được hay không?

Như mọi người đều biết, trong bất cứ ở một xã hội nào, ở tại một thời điểm lịch sử hay một vị trí địa lý nhất định nào đó, thì người ta đều mặc định với nhau rằng có một chuẩn mực đạo đức và văn hóa nhất định. Nó được coi là mục đích để phấn đấu. Ở thời điểm hiện tại, dứng ở góc cạnh luật pháp và chính trị ngày hôm nay, mô hình chuẩn là “một công dân tốt ( Bon Citoyen)”, người Pháp có chuẩn mực là  Honnete Homme, người Anh có chuẩn mực là Gentleman, Khổng giáo có mẫu mực là “Chánh nhân quân tử”, xã hội Cộng Sản có mẫu mực là Đảng viên, Phật giáo Trung Quốc có mẫu mực là Bồ Tát, Phật giáo nguyên thủy có mẫu mực là A La Hán, v.v…

Nói theo ngôn từ ngày hôm nay, các chuẩn mực của các đẳng cấp nói trên, có lẽ mang tính chất lý thuyết nhiều hơn thực tế. Người ta có thể tự hỏi tại sao lại có hiện tượng này? Hiện tượng không phân biệt không gian và thời gian. Chúng ta có thể kể một trong các tiêu chí phổ biến là: bác ái, nhân ái, từ bi, cộng hòa,…Từ ngữ tuy có khác nhau, nhưng tựu trung đều mang tính cách đạo đức tích cực.

Chúng ta thử duyệt xét lại, tiêu chuẩn mà một vị nào đó đã đưa ra, để đạt được đẳng cấp A La Hán:

-         Ngũ giới
-         Thập thiện
-         Bát chánh đạo
-         Ở trong thất một mình. (Theo tài liệu Wikipedia thì lại cho rằng yếu tố độc thân là cần thiết. Vì người ta cho là: ái dục và giải thoát, không thể dung hòa với nhau.)

Có lẽ mọi người đều đồng ý với nhau, giới luật là nền tảng không thể thiếu được, để đưa đến giải thoát ( xin phép nhắc lại công thức bất tử: giới, định, huệ). Tài liệu kinh Phạm Võng, đề cập đến giới luật của Bồ Tát, có thêm vào khái niệm hiếu của Khổng giáo, đó là đặc tính màu sắc Khổng giáo của xã hội Trung Quốc bản xứ. Cách tăng cường một quan điểm, một giá trị nào đó của một hay nhiều tiêu chí, vốn có của Phật giáo, làm cho người ta khó phát hiện tính chất ngụy tạo.




Còn tiếp





0 nhận xét:

Post a Comment