Wednesday, February 12, 2014





Sao Mai says:

Chị HHN à! Em thấy đầu đề của những bài viết của chị, tiếng Tây, tiếng Tàu rắc rối quá, người ta cho rằng nổ quá… Chị có thể giải thích tại sao?!

HHN says:

Nhận xét đó không phải là sai, mà có lẽ còn chính xác là đằng khác, mình cũng nên nổ một tí cho nó thời trang! Nếu nhìn ở một góc cạnh khác, có thể một số quí độc giả sẽ nhận thấy rằng, đây là những đề tài mang tính chuyên ngành có lẽ là cao. Do đó, chúng ta buộc lòng sử dụng những từ ngữ chuyên ngành, bằng những ngoại ngữ khá phổ thông, mặt khác nó còn mang dấu ấn nguồn gốc của từ ngữ. Vâng, mặc dù một số từ ngữ nói trên bằng tiếng Đức, nhưng phải bảo chính người Đức cũng mù tiếng Đức, vì từ ngữ này ở chuyên ngành có một ý nghĩa khác hẳn. Rất mong được quí độc giả lượng thứ, vì có dịch ra tiếng Việt cũng vô nghĩa.

Sao Mai says:

Em có thể thông cảm với những lời giải thích của chị, em nghĩ quí độc giả cũng sẵn lòng lượng thứ.

Chị HHN à, gần đây em có xem trên internet về tin tức quốc phòng thế giới…. Chính trong những trang web này lại có kèm những tin tức bằng hình ảnh của những cô gái Việt Nam khỏa thân 100%.... Em thấy chị có vẻ am tường về phân tâm học, em xin chị vui lòng giải thích…

HHN says:

Sao Mai à! Theo mình thì có hai giả thuyết để giải thích hiệu ứng này.

A.   Chắc em đọc kinh thánh còn nhớ, trong vườn địa đàng Eden có một con rắn rất đáng sợ, nó đã xúi giục người nữ ăn trái cấm. Người nữ ăn trái cấm này, còn đưa cho cả chồng mình ăn nữa. Từ đây, tổ tiên của loài người biết hổ thẹn về việc không mặc quần áo của mình và tìm lá để che thân. Em ạ, cái gì cũng có ngoại lệ, lúc này cũng có một số cô gái Việt Nam là người mẫu, siêu sao… có lẽ không hiểu con rắn nói gì vì con rắn nói bằng ngọai ngữ. Chính vì thế nên không hiểu  gì. Do đó, ngày hôm nay vẫn tiếp tục không mặc quần áo đưa lên trang web.

B.   Theo quan điểm sinh học. Hệ thần kinh của quí cô nương này (Neural system) khá đơn giản. Do đó, vai trò của vỏ não (Celebral cortex) có lẽ rất khiêm tốn. Chính vì lý do này mà bản năng bẩm sinh chiếm ưu thế.  Bản năng tình dục, cụ thể là Libido vượt ra khỏi sự kiểm soát của cái tôi (ego) và super-ego (I.D có thể hiểu là bản năng bẩm sinh, đi kèm với sự ra đời của một con người. Super-ego mang tính chất đạo đức – moralizing role. Ego: đóng vai trò tổ chức, thực hiện những điều mà I.D mong muốn và super-ego đòi hỏi. Chúng ta có thể hiểu super-ego là những gì ngược lại với những gì mà I.D mong muốn.)


Sao Mai says:

Chị HHN này,  có những hiện tượng tương tự về tâm lý, không những xảy ra cho người bình thường, mà người tu cũng không ngoại lệ. Thật vậy, là con người thì bản năng chẳng phân biệt ai với ai. Em nghĩ đó là một sự thật. Có lẽ vì biết điều này, các trường phái tôn giáo nói chung mới đưa ra các nội quy, các điều luật, các điều răn, giới cấm. Thực tế là những biện pháp để ngăn ngừa ( Mesure de Prevention), đúng hơn là ngăn chặn những bản năng vốn có của con người - mà người ta cho rằng thấp hèn, không trong sạch, bất thiện… là chướng ngại, rào cản trên bước đường tiến hóa.

Em thì hiểu biết khiêm tốn, giới hạn. Chị có nghĩ là những biện pháp nói trên có thể tạo ra trạng thái phản tác dụng, dồn nén…

Để mang tính chất khách quan cao, nôm na gọi là “nói có sách, mách có chứng”. Em thử liệt kê một số nội quy, điều luật, giới cấm, điều răn… của một số trường phái.

v    Giới luật Yoga gọi là Yama:
-         Không sát sinh
-         Không vọng tưởng
-         Không trộm cắp
-         Không tà dâm
-         Không tham
-         V.v…
Mục đích là hợp nhất với tự tại thiên.

v    Mệnh lệnh đạo đức của Cơ Đốc giáo, có nhiều bảng khác nhau:
-         không được giết người
-         Không được ngoại tình
-         Không được trộm cắp
-         Không được làm chứng gian hại người
-         Không được ham muốn: nhà, vợ, tôi tớ, nam, nữ… của người khác

v    Do thái giáo:
- Có 613 điều răn dạy cho nam, nữ, thầy tu. Dường như bây giờ còn 300 điều răn.

v    Đạo Hồi có 10 điều răn :
-         Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa
-         Vinh danh, tôn trọng cha mẹ
-         Tôn trọng quyền người khác
-         Bố thí cho người nghèo.
-         Cấm giết người, ngoại trừ trường hợp đặc biệt
-         Cấm ngoại tình.
-         Bảo vệ, chu cấp trẻ em mồ côi
-         Công bằng với mọi người
-         Trong sạch tình cảm và tinh thần
-         Khiêm tốn

v    Đạo giáo ( đây là một trường phái rất cổ của Trung Quốc và cả nhân loại)

v  Đạo gia khí công chủ trương: Luyện tinh thành khí, luyện khí thành thần, thần hoàn hư không ( Vô cực).

v    Phật giáo
Rất mong quí độc giả tự tham khảo, vì quá dài không thể đăng tải toàn bộ.

Em cho là tất cả mọi người có thể đồng ý, bất cứ một tập thể nào cũng ít hay nhiều có những nội quy thành văn hay bất thành văn. Thí dụ như: luật bất thành văn tại Anh Quốc, hay một số quốc gia khác. Thậm chí một chung cư cao cấp ở Sài Gòn hay Hà Nội, một cao ốc cũng phải có nội quy. Lúc chúng ta đi học thì phải đứng lên để chào thầy cô, không được nói chuyện, không được copy,…

Tuy nhiên, khi nghiên cứu những bảng nội quy của các tôn giáo, chúng ta thấy có nhiều điểm tương đồng.

     1.    Chúng ta thấy phần nội quy đầu tiên của Cơ Đốc giáo và Hồi giáo có vẻ giống nhau - chỉ được tôn thờ vị giáo chủ. Việc tôn tờ này là duy nhất. Nếu việc này các tín đồ không thực hiện được, thì có một sự trừng trị - phải nói là vô cùng tàn ác. Nhiều tài liệu đã sử dụng từ ngữ này.

Mặt khác, thế quyền và thần quyền lẫn lộn. Ví dụ như một di tích mà còn tồn tại ở Campuchia như một kỳ quan, cũng là dấu ấn của việc trộn lẫn thế quyền và thần quyền của các vua chúa. Thật vậy, Cơ Đốc giáo đã thống trị bộ môn vật lý trong nhiều thế kỷ. Để thoát ra sự cai trị này, nhiều khoa học gia đã phải đánh đổi bằng sinh mạng của mình.

       2. Các điều luật nói trên dường như vi phạm một cách thô bạo đến những bản năng bẩm sinh, di truyền, mang tính chất tự động (automatic), không thể cưỡng lại được, không thể thay đổi được (unmodifiable) của con người.

 Xin chị HHN vui lòng giải thích vấn đề bản năng. Chị HHN à, phải chăng bản năng là “Kẻ nội thù” (The enemy within). Em nhớ đâu đó, trường phái Phật giáo có câu nói: “ Kẻ thù lớn nhất của cuộc đời là chính mình”.

HHN says:

          Theo mình nghĩ, phát biểu của tôn tử “Tri bỉ, tri kỷ. Bách chiến, bách thắng”. Nếu coi chính mình là một kẻ thù, thì việc muốn chiến thắng kẻ thù này cũng không thoát ra khỏi ngoại lệ. Đó là phải biết mình, biết người. Chị đã từng đóng góp cho những bài viết trước rồi. Những vị soạn thảo ra những nội quy, điều luật… cho các trường phái tôn giáo, thì đã sống cách đây quá lâu, có thể 3 - 4 ngàn năm, ít lắm cũng 1 ngàn năm. Tâm lý học chỉ mới có cách đây vài trăm năm. Từ ngữ bản năng, lần đầu tiên được sử dụng trong tâm lý học vào năm 1870. Như vậy rõ ràng là những Vị hoạch định ra cái gọi là những bộ luật cho tôn giáo, thì chắn chắc không có một kiến thức gì về tâm lý học cả.

Trước khi lý thuyết của Sigmund Freud ra đời, thì cũng có những nhà tiên phong trong bộ môn này, thí dụ như: Jean Henri Fabre, Wilhelm Wundt, một người đại diện cho sinh học; một người đại diện cho tâm lý học. Thật ra, bộ môn này liên quan tới rất nhiều bộ môn khác: Sexology, Sexologist (chúng ta phải phân biệt hai bộ môn này là: tình dục học và tính dục học. Hai bộ môn này hoàn toàn khác nhau). Còn phải kể tới bộ môn Sex education…. Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ xét đến một góc cạnh là vấn đề bản năng. Tại sao lại vậy?

Kính thưa quí độc giả!

Theo quan điểm của tâm lý học ngày nay, thì nó là hạ tầng cơ sở quan trọng nhất của bộ máy tâm lý con người (psychic apparatus). Người ta cho rằng, bộ máy này hoạt động là của tinh thần, hình như độc lập không liên quan gì đến não bộ (?!) (functions of the mind rather than parts of the brain). Mặt khác, chúng ta phải kể tới rất nhiều bộ môn khoa học khác đề cập tới vấn đề này:

1.    Behavioral sciences
2.    Reflexes and instinct
3.    Maturational instincts
V.v…

Nếu nhìn ở góc cạnh số lượng, lúc đầu các chuyên gia thống kê đến 4000 bản năng (đây là một số lượng ít ai có thể ngờ). Tuy nhiên, khi các công cuộc khảo cứu trở nên nghiêm túc hơn và từ ngữ được định nghĩa một cách tốt hơn, thì từ ngữ bản năng được từ từ hạn chế dần. Trong những thập niên 1960 – 1970, người ta thường tranh luận về số lượng bản năng và thế nào là bản năng hay cách ứng xử con người. Dường như cuối cùng, Sigmund Freud, được người ta quan tâm tới nhất - với bản năng I.D. Để làm sáng tỏ vấn đề, chúng tôi xin phép giải thích từ ngữ này ngay lập tức. Vì nếu không hiểu rõ từ ngữ này, thì khi chúng ta đọc những phần tiếp theo, sẽ trở nên một thách thức vô cùng khó khăn. Từ ngữ I.D bắt nguồn từ tiếng Đức là Es, nó là những bộ phận vô tổ chức của cấu tạo cá tính con người. Nó mang tính chất nền móng của nhân loại, là sự thúc giục mang tính chất bản năng. I.D là yếu tố duy nhất đã cấu tạo nên cá tính con người từ khi mới sinh ra. Nó là nguồn gốc của những nhu cầu của cơ thể vật lý, là sự khát vọng, hay những sự thúc giục. Đặc biệt nhất phải quan tâm tới tính chất tình dục và hiếu chiến của bản năng. I.D chứa đựng một cách bẩm sinh Libido (năng lượng của tình dục). I.D hành động tuân theo nguyên tắc khoái cảm (pleasure principle).Nó luôn luôn tránh né khổ đau và những điều không thích thú. Tinh thần chúng ta luôn luôn bị hướng dẫn bởi I.D.

Nói một cách khác, theo Freud, I.D mang tính chất vô thức. Nó ở trong bóng tối, chúng ta không thể vươn tới nó.

Với những đặc tính nói trên, thì em bé mới sinh ra đời, hoàn toàn bị I.D hướng dẫn. Do đó, khi em bé có một nhu cầu nào đó, thì phải được giải quyết ngay lập tức, nếu không em bé sẽ khóc để đòi hỏi hay phản đối.

Đứng về mặt đạo đức, I.D không phân biệt thiện, ác. Nói một cách khác, đạo đức không hiện hữu, nó chỉ tìm cách làm sao để thỏa mãn những nhu cầu.

Sao Mai says:

          Em xin cám ơn chị HHN! Em hiểu chị mới chỉ trình bày một phần nào, có lẽ là vô cùng nhỏ bé bộ mặt của “The enemy within”. Ít nhất đến bây giờ em hiểu được một phần nào của câu nói lừng danh: “Kẻ thù lớn nhất trong cuộc đời là chính mình”. Đúng vậy, chị ạ! Những bản năng cơ bản, có lẽ chính là kẻ thù truyền kiếp của con người, nếu xét ở góc cạnh tiến hóa. Em có một so sánh không biết có đúng hay không. Các bản năng cơ bản, có lẽ ít nhiều tương ứng với những bất thiện tâm. Em thử đưa ra một so sánh, chị nghĩ sao:

Căn cứ vào Vi Diệu Pháp, thì ở các cảnh giới càng thấp, tỉ lệ bất thiện tâm càng cao. Một khi tiến lên những cảnh giới cao hơn, tỉ lệ các bất thiện tâm giảm đi dần dần. Cụ thể là, bản tánh “sắc” là một tính chất vật chất để phân biệt giống đực và giống cái. Nó phai lợt đi từ từ ở cảnh thiên dục giới, đến chấm dứt hoàn toàn ở cảnh sơ thiền hữu sắc.

Căn cứ vào thuyết sinh học, thì cứ sinh vật nào hệ thống thần kinh phát triển, như con người chẳng hạn, thì tính chất của bản năng ảnh hưởng có giới hạn. Nhưng nếu hệ thống thần kinh quá đơn giản, thì những bản năng cơ bản lấn át. Thật vậy, ở một số sinh vật hạ đẳng, việc quan hệ tình dục có lẽ chỉ mang tính chất thuần túy vật chất. Nhưng ở con người có hệ thống thần kinh phát triển hơn, thì còn kèm yếu tố tình cảm, một yếu tố tâm lý không kém phần quan trọng.

Từ đây, chúng ta có thể suy ra, trước khi tiến hóa lên một đẳng cấp cao hơn con người, thì việc chống lại bản năng và những phản xạ tự nhiên sẵn có, có lẽ không phải là một việc làm dễ chịu.

HHN says:

Đúng đấy, Sao Mai ạ! Có người nói: “Thiếu sót lớn nhất trong đời là thiếu hiểu biết”,  “ Tài sản lớn nhất trong đời là sự hiểu biết và sức khỏe”. Trong khoa học thường nói: “Ngoài tính chất thực dụng của sự hiểu biết, hiểu biết còn là một thú vui”.
Có lẽ tu mà mù kinh, mù khoa học … cũng là một trở ngại trên con đường tiến hóa.

Sao Mai says:

          Em xin cám ơn chị với những sự trao đổi ngày hôm nay! Dường như bộ môn khoa học nào cũng phải đi qua những cơn khủng hoảng, mà còn nhiều cuộc khủng hoảng thì đúng hơn. Trong ngành hóa học, thì đi  từ việc luyện kim chuyển qua việc nghiên cứu và phát hiên các yếu tố hóa học và bản chất của nó không phải là việc dễ dàng. Từ bỏ được lý thuyết địa tâm cũng phải trả giá rất đắt. Có lẽ bộ môn tu thiền định cũng phải đi qua những cơn khủng hoảng cần phải có. Chẳng có bộ môn khoa học nào trưởng thành mà lại không trải qua những cơn đau đẻ khó khăn. Có lẽ bộ môn thiền định cũng không loại trừ. Chúng ta hãy đợi và xem.

Em xin trân trọng kính chào toàn thể quí độc giả!

Những bài viết này chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng. Vì không được một cơ quan hữu trách nào xét duyệt, nên không có giá trị về khoa học xét ở bất cứ bình diện nào.

Sao Mai!



1 comment:

  1. Địa Hạt Tâm Linh8:53 PM

    Tào lao mà cũng vướn nưa. Hayza!

    ReplyDelete