Saturday, May 3, 2014


Con mắt thứ ba  Vũ trụ toàn ảnh (tiếp)


SAO MAI:

Chị HHN à, hôm trước chị nói rằng nếu con người tu thiền định thì sẽ có một khả năng siêu phàm, các giác quan nhạy cảm. Với vấn đề mở nhãn thì chị nói rằng nếu có con mắt thứ 3, thì không gian và thời gian là một; chết và sống cũng như nhau. Chị có thể giải thích thêm về vấn đề này không?


HHN:

Chúng ta hãy  nói  về vấn đề này trên phương diện vật lý nhé? Vật lý hiện đại rất quan tâm tới lý thuyết Hologram, nó còn gọi là vũ trụ toàn ảnh hay thông tin toàn bộ. Nhiều khoa học gia đã gọi lý thuyết Hologram là biên giới tận cùng của kiến thức (Latest frontier of knowledge). Lý thuyết này có thể mở ra một kỷ nguyên khoa học mới, thống nhất nhiều hiện tượng. Người ta cho rằng vũ trụ là thông tin toàn bộ. Giữa những thực thể trong không gian và thời gian có sự kết nối nội tại với nhau  (Interconnectedness).

SAO MAI:

Chị có thể cho biết Vũ trụ toàn ảnh (hologram) là gì không?

HHN:

Nhà vật lý David Bohm đã đưa ra một ví dụ sau: Hãy lấy một con cá vàng đang bơi trong bể cá cảnh, và tưởng tượng rằng bạn chưa bao giờ thấy một cảnh tượng như vậy. Mọi nhận thức của bạn chỉ có được nhờ hai camera tivi A & B quét từ hai góc khác nhau. Khi nhìn vào hai màn hình tivi, bạn lầm tưởng đang quan sát hai con cá vàng. Song theo dõi một lúc bạn thấy rằng có mối liên hệ đồng bộ giữa hai con cá này. Như vậy hai hình ảnh trên hai màn hình chỉ là hai biểu hiện của một thực thể ở mức sâu hơn. Trong trường hợp này, thực thể đó là bể cá cảnh với cá vàng bên trong.  



Nguyên lý toàn ảnh có thể dẫn đến một triết học sâu sắc. David Bohm quan niệm rằng thực tại mà chúng ta quan sát được hằng ngày chỉ là một phần của một thông tin toàn bộ (hologram).

Dường như thực tại có hai mức: Một mức ở sâu hơn gọi là mức tiềm ẩn (cuộn lại) / implicate (enfolded) và một mức gọi là mức tường minh (mở ra) / explicate (unfolded).


Một phim toàn ảnh (hologram) và hình ảnh nó tạo ra là ví dụ của hai mức tiềm ẩntường minh. Cuộn phim thuộc mức tiềm ẩn vì hình ảnh được mã hóa trong các dạng giao thoa chứa trong phim; còn hình ảnh chiếu ra thuộc mức tường minh vì các giao thoa mã hóa được mở ra (unfolded).

David Bohm cho rằng mọi vật trên vũ trụ đều là những phần tử của một Continium (tính chất liên tục). Do đó, sống và không sống (living, non living) là vô nghĩa. Vì mỗi phần của một bức toàn ảnh (hologram) đều chứa thông tin của toàn ảnh cho nên mỗi bộ phận của vũ trụ đều chứa thông tin của toàn vũ trụ.

SAO MAI:

Em cũng có nghe hình như đâu đó nói rằng bộ não chúng ta cũng là một toàn ảnh.

HHN:

Đúng vậy, em à.  Trong những năm 1940, người ta tin rằng trí nhớ nằm trong não bộ. Mỗi dấu vết trí nhớ gọi là một engram, tuy chẳng ai biết engram được cấu tạo bằng gì. Vào giữa năm 1960 khi Pribram đọc một bài báo trên Scientific American về cấu tạo của một Hologram thì ông hiểu rằng: Não bộ chính là một toàn ảnh (hologram).

Trí nhớ được xem như là những xung lượng thần kinh đan chéo chằng chịt trong não bộ tương tự như những hình ảnh giao thoa tia Laser trên một diện tích của hologram. Không riêng gì đối với trí nhớ mà đối với các khả năng khác của con người như thị giác và thính giác, người ta cũng quan sát được các tính chất toàn ảnh (nhà nghiên cứu Hugo Zucarelli phát triển kỹ thuật gọi là âm học toàn ảnh - holophonic sound, sử dụng tính toàn ảnh của thính giác).

Nếu như một phần của hologram có khả năng tái tạo toàn ảnh của một vật thì mỗi phần của não bộ cũng chứa tất cả thông tin để phục hồi toàn bộ trí nhớ.

Các lý thuyết của Bohm và Pribram đã tạo nên một quan điểm sâu sắc về nhận thức luận đối với thế giới khách quan: Toàn bộ vũ trụ là một toàn ảnh (the entire universe is a hologram). Bộ não là một hologram cuộn vào trong vũ trụ toàn ảnh (the brain is a hologram enfolded in a holographic universe).
Năm 1982 Alain Aspect (Đại học Paris) đã thực hiện một thí nghiệm có thể nói là quan trọng nhất trong thế kỷ 20 -  chứng minh rằng trong những điều kiện nhất định, các hạt như Electron có thể tức thời liên lạc với nhau bất kể khoảng cách giữa chúng là bao nhiêu.  Về vận tốc, thì các tài liệu cho các thông tin khác nhau khi so sánh với vận tốc ánh sáng. Và không phải các Electron đã truyền thông tin cho nhau theo một cách bí ẩn nào đó, mà là sự phân cách giữa chúng chỉ là một ảo tưởng. Tại một mức sâu các hạt đó không là những thực thể riêng lẻ mà chỉ là những biểu hiện của một thực thể cơ bản.

Rộng hơn nữa, mọi thành phần của vũ trụ ở một mức sâu đều liên thông với nhau(interconnectedness); và ngược lại vũ trụ hiện hữu trong mỗi bộ phận (“whole in every part”). Một ví dụ của mức sâu đó của thực tại chính là cái bể cá cảnh cùng con cá vàng trong ví dụ nói ở trên đây. Theo Bohm, ta thấy được những thực thể riêng biệt chỉ vì ta chỉ nhìn được một khía cạnh của thực tại.

Các Electron của nguyên tử Carbon trong não bộ con người liên thông với các nguyên tử của mỗi đám mây lơ lửng trên nền trời, của con Bướm đang vỗ cánh trong cánh rừng xa xôi, của đóa hoa Hướng Dương rung rinh trong gió và của những tinh tú lấp lánh trong trời đêm. Vì sự liên thông phổ quát này mà trong vũ trụ toàn ảnh, thậm chí không gian và thời gian không còn là cơ bản nữa! Những khái niệm như tọa độ và thời điểm sẽ không còn ý nghĩa trong một vũ trụ mà không vật gì được tách rời với vật khác trong không gian và thời gian.

Tư tưởng trên dường như trùng hợp với công thức Vô thường, Vô ngã của truyền thống Phật Giáo.

Tại mức sâu hơn này, thực tại là một siêu Hologram. Trong đó Quá khứ, Hiện tại và Tương lai quyện vào nhau và tồn tại đồng thời. Tại mức sâu siêu Hologram, nếu có kỹ thuật và phương pháp phù hợp, thì ta có thể làm xuất hiện những gì ta muốn; chẳng hạn như chúng ta có thể làm tái hiện được những cảnh tượng từ quá khứ xa xôi.

Người ta thống nhất tư tưởng của các nhà phát minh thành một hệ mẫu toàn ảnh (Holographic Paradigm). Căn cứ vào hệ mẫu này, người ta có thể hiểu được các vấn đề: Tiên tri, Thần giao cách cảm …

Với lý thuyết vũ trụ song song, người ta tin là có một cái tôi Alter Ego, một bản sao của cái tôi, sống ở một thiên hà cách xa ta. Tuy có vẻ là xa, nhưng bản sao này là hiện thực.

Ngày hôm nay, dường như khoa học Phật Giáo và khoa học hiện đại tự tiến gần tới nhau và xóa mờ ít nhiều biên giới. Ai có thể đoán trước rằng hai bộ môn này trong tương lai lại có tiếng nói chung. Thật vậy, Thiền Định của Phật Giáo nhằm đạt được một trong những mục đích quan trọng là sự Minh Triết. Khoa học hiện đại cũng là tinh hoa, đỉnh cao của trí tuệ con người luôn tìm cách cải tiến. Tuy nhiên, xét về mặt phương tiện thì công cụ của hai bộ môn nói trên là hoàn toàn khác biệt.

Do đó, nếu Sao Mai muốn mở được con mắt thứ 3 và nhìn được bằng Đệ Tam Nhãn này thì em  phải tu Thiền Định thôi. Ðợi đến khi nào khoa học phát minh ra một loại tân dược, chỉ có uống một liều duy nhất, như kiểu thuốc trị giun sán, mà mở được con mắt thứ ba thì lúc đó tính sau. Chỉ e rằng, nếu thuốc này mà có mặt trên thị trường, thì sẽ mắc tiền lắm, chị và em sẽ mua không nổi đâu.

SAO MAI:

Ôi! Em chỉ còn cách nghe theo lời chị thôi, chứ biết làm sao nữa bây giờ. Em chán cuốn sách của chị rồi. Nếu chị  xem được chừng nào em lấy chồng thì báo cho em biết với nhé.



6 comments:

  1. Chu Tieu Tung Tang9:07 AM

    de tau hoa nhap ma qa hự hự hự

    ReplyDelete
  2. Văn Châu Phan9:40 AM

    Tẩu Hỏa là cái chắc.Kiến tánh là "thấy tánh" chứ kg phải thấy con mắt thứ ba!Tất cả những khả năng siêu phàm có được trong thiền định không phải là mục đích tối thượng.Nên bỏ những thứ siêu phàm kia như bỏ một đôi giày rách!
    Nên dừng và đổi hướng...kẻo không còn kịp.Mình tự nguyện đến với ma chứ ma cũng chưa cần ra tay...

    ReplyDelete
  3. Văn Châu Phan9:57 AM

    Sinh thời với Đức Phật
    Về ngũ nhãn,lục thông
    Cũng chỉ là phương tiện
    Có có tức không không

    Chẳng chấp thường chấp đoạn
    Căn bản diệt vọng tâm
    Rác cũ thêm rác mới...
    Đừng tưởng là cao thâm

    Để manh sư xỏ mũi
    Ma dắt đi lòng vòng
    Ba vạn ngày ngắn ngủi
    Vào sọt rác là xong!

    Khi vọng tâm giảm thiểu
    Phước,tuệ...tự tràn vào
    Thần thông cũng như vậy
    Thì có gì là cao?

    Quan trọng là để ý
    Tiến bộ của tâm thân
    Tu là phá ràng buộc
    Giải thoát mới tối cần.

    Lư Châu.

    ReplyDelete
  4. Hiền Choo9:54 PM

    Hay qua, thanks chi nhieu

    ReplyDelete
  5. Tuan A Nguyen Minh ·4:32 PM

    Ngài TỔ BỒ ĐỀ trước khi gặp ĐỨC PHẬT đã tu luyện được rất nhiều phép thần thông. Nhưng khi thấy ĐỨC PHẬT đi đò sang sông như những người bình thường khác mà không bay qua sông như mình, Tổ Bồ Đề đã lập tức giác ngộ CHÂN TRÍ BÁT NHÃ. Ngài trở thành đệ tử vĩ đại nhất của ĐỨC PHẬT.
    A DI ĐÀ PHẬT

    ReplyDelete
  6. Tuan A Nguyen Minh ·4:33 PM

    Hãy tự tìm hiểu, chiêm nghiệm sẽ tìm thấy đường tu của chính mình mà ko cần ai giúp bởi ko ai giúp được mình ngoài chính mình..
    NAM MÔ THƯỜNG TINH TẤN BỒ TÁT

    ReplyDelete