Sunday, September 14, 2014

 

Tam Tiu Thư thc mc v vic người ta nhìn thy mt s hình nh khi tp thin đnh và trong nhiu trường hp khác na.


Kính thưa quý vị độc giả!

Cảm ơn quý vị đã chia sẻ những điều thấy biết của mình cùng HHN để chúng ta cùng nhau trao đổi!

Bài viết này xin kính gửi tặng anh Phạm M.T và những độc giả gặp nhiều hiệu ứng  khác nhau trong quá trình tu thiền định!

Lời thưa:

Những loại bài viết này chỉ là sản phẩm tưởng tượng, hư cấu. Vì không được bất cứ một cơ quan hữu trách nào xét duyệt. Do đó, nó không có giá trị xét ở bất cứ góc cạnh nào. Rất mong được quý độc giả thông cảm!

Bối cảnh:

Dựa theo dạng tiểu thuyết kiếm hiệp của Trung Quốc. Đoàn bảo tiêu của trường phái “Xuyên vân kiếm pháp” (Kiếm trí tuệ chọc thủng mây mù vô minh). Tam Tiểu Thư  Ông Tổng Quản cùng cuốn Tạp Thư là những nhân vật và cuốn sách hư cấu, không có thật. Tam Tiểu Thư là người đứng đầu đoàn bảo tiêu (chính là tiền thân của DHL ngày hôm nay). Tuy nhiên, thực tế cô chủ nhỏ phải nhờ vào sự giúp đỡ của một vị Tổng quản, mà bản thân ông là một người quê mùa, thậm chí còn ngây ngô, ngớ ngẩn; nhưng đôi khi có những sự kiện gì thì ông lại là chỗ đáng tin cậy để nhờ sự giúp đỡ. Gặp phải cường đạo, ông liều lĩnh chiến đấu bừa bãi, chẳng có chiêu thức nào cả; làm trò cười cho mọi người, nhưng lại được việc. Khi gặp việc khó xử, Tam Tiểu Thư lại hỏi ý kiến của ông. Ông tuy ngớ ngẩn, nhưng lại có cuốn Tạp Thư – một cuốn sách vô danh, không có bìa, không tác giả, mua ở chợ trời; trang còn, trang mất. Tuy chỉ là một cuốn Tạp Thư (một cuốn sách ghi chép lung tung), nhưng lúc nào cũng hữu dụng; không cần wifi, không cần 3G; việc truy cập hoàn toàn thủ công; không điện, không pin, vô cùng kinh tế!


*****

Nắng như dệt hoa trên lối mòn xuyên qua một khu rừng đầy những cây cây cổ thụ xanh mát. Cây cối um tùm.


Tam Tiểu Thư:

Ông Tổng Quản à! (Đó là cách nói đầu câu chuyện của Tam Tiểu Thư.) Đêm qua và sáng nay nữa tôi có lướt web, và tôi đã đọc blog: HHN. Tôi thấy có một độc giả... À! mà cũng có một chị Admin (người quản trị) nữa – về bản chất có một mẫu số chung là họ đều nhìn thấy một cái gì hay nhiều hơn cái gì không phải bằng con mắt vật lý, tức là con mắt thường – thị giác của con người. Họ nhìn thấy trong khi công phu thiền định, và nhìn thấy hay gặp phải khi đang nằm mơ. Tôi đã suy nghĩ suốt đêm qua. Kể cũng lạ! không nhìn thấy bằng mắt thịt (thị giác hay còn gọi là con mắt mang tính vật lý ) mà vẫn thấy, vẫn biết cái gì đó. Kể ra cũng vô lý thật! Nhưng chúng ta vẫn nói rằng chúng ta nhìn thấy cái gì đó bằng tư tưởng là việc bình thường cơ mà! 

Ông Tổng Quản à! Ông có ý kiến gì không? Hay ông thử xem trong cuốn Tạp Thư của ông nó nói gì. Xưa nay, tôi vẫn nhớ không lầm thì cuốn Tạp Thư của ông đa dạng lắm mà.

Ông Tổng Quản (cười nhẹ nhàng):

Có lẽ mình có đáp án rồi. À…! Mà tôi linh cảm có lẽ cô sẽ thắc mắc như vậy, nên tôi đã xem cuốn Tạp Thư từ tối hôm qua rồi.

Tam Tiểu Thư:

Linh cảm của ông lợi hại thật! Tôi mà có được linh cảm “đẳng cấp” như ông thì tôi sẽ mua vé số cho nó nhàn hạ… Thôi, ông nói xem cuốn tạp thư nói gì.

Ông Tổng Quản:

Nhìn chung, cuốn Tạp Thư cung cấp rất nhiều thông tin về vấn đề này:

-      -   Tình hình thực tế về vấn đề này ở tại Việt Nam xuyên suốt thời gian qua nói riêng và thế giới nói chung.
-      -   Một số tôn giáo nghĩ gì về vấn đề này.
-      -   Vấn đề này qua cái nhìn của tâm lý học.
-      -   Quan điểm của phân tâm học.
-      -   Quan điểm của sinh hóa.
-      -   Quan điểm của Vi Diệu Pháp thuộc trường phái Phật giáo nguyên thủy
-      -   Quan điểm của một số trường phái tập thiền định.
-      -  V.v…

Tam Tiểu Thư:

Không biết rằng đó là kiến thức của ông hay là từ cuốn Tạp Thư, nhưng phải công nhận rằng nó  “Pro" (Chuyên nghiệp)  thật! Chỉ một vấn đề nghe tưởng như đơn giản mà ông lại cung cấp nhiều thông tin. Khổ nỗi, thông tin Đa chiều thì có, nhưng thông tin Độc lập lại không có! Thế là thế nào hả ông Tổng Quản?

Ồng Tổng Quản:

Tam Tiểu Thư à! Ở cảnh giới chúng ta đang sinh hoạt, nói theo kiểu tôn giáo; ở hệ quy chiếu hay loại không gian chúng ta đang hiện hữu, nói theo kiểu khoa học – là một môi trường có lẽ là còn hạn chế. Do đó chân lý hay sự thực - là những gì mà con người luôn muốn vươn tới - thật khó để đạt được. Câu trả lời sự thật là một câu hỏi mới – còn khó hơn câu hỏi trước.

Tam Tiểu Thư:

Vậy ông hãy trả lời trực tiếp vào vấn đề mà ông đã nêu ra đi!

Ông Tổng Quản:

Vâng, tôi xin trình bày những thông tin mà tôi đã đọc được qua cuốn Tạp Thư.

Theo cuốn Tạp Thư, xét về tuổi đời thì công nghệ thiền định hay đại loại tương tự như thiền định – chỉ thua có công nghệ quan hệ giới tính về tuổi đời. Người ta có thể hiểu không khó rằng, công nghệ thiền định là giả tạo, là phản lại tự nhiên. Nó phản lại cấu tạo tâm, sinh lý của con người.  Nó có thể được phát hiện do tình cờ. Và ngược lại với điều này, vấn đề giới tính và quan hệ giới tính nó lại mang tính bản năng của con người.

Kể cả đến ngày hôm nay,  quý vị nào đó quan tâm tới bộ môn thiền định, có ý định tìm hiểu trước khi đi vào tập luyện, hoặc đã từng tập luyện vài tháng cho đến nhiều năm. Tuy nhiên, có lẽ vẫn có nhiều người  có khả năng bị rơi vào tình trạng mất phương hướng. Chuyện nhìn thấy cái này, cái kia là một hiện tượng khá phổ thông. Phải nói là nếu thực sự tập thiền định thì rất nhiều người  tập. Ai cũng muốn tập thành công.  Tuy nhiên, trong quá trình tu tập, có nhiều vấn đề phát sinh, làm chúng ta thắc mắc. Nhưng đến khi tìm kiếm các tài liệu - kể cả bằng tiếng Việt cũng như tiếng nước ngoài - thì lại làm chúng ta bối rối, không có câu trả lời. Mặt khác tài liệu lại quá hiếm hoi; hoặc không đáng tin cậy. Chúng ta có thể liệt kê một số thông tin nói sau:

1 – Một số tác giả, âu cũng có thể gọi là các nhà khoa học thì cho là: Thiền định, cận tử, hóa chất, v.v  - đó chỉ là hệ quả sinh hóa của bộ não con người. Chúng ta có thể tạm gọi là trường phái “Chủ Sinh Học”.

2 - Ở thế kỷ trước, tại miền nam Việt Nam, có nhiều trường phái tu hành nói đến việc họ đã du hành ở những cảnh giới khác, kể cả thế giới con người. Điển hình như có một vị ở phái Khất Sĩ, có kể lại trong một tác phẩm nói về việc tu thiền định là: bản thân ông - trong lúc thiền định đã bay trên thành phố Sài Gòn. Lobsang Rampa thì trong tác phẩm của mình có nói tới việc ra khỏi thân xác (Out of Body), đến thăm viếng và chọn đồ tại một siêu thị mà ngày hôm sau ông ra mua hàng. Phật giáo có nhiều vô kể những hiện tượng tương tự như vậy.Tiên phong trong lĩnh vực này, phải kể tới câu chuyện “Cô Ba cháo gà du địa ngục”.

Việc thấy biết ở đây không phải chỉ là một vài hình ảnh thô sơ, mà đúng hơn nó giống như giấc mơ của chị Admin của trang blog này. Có rất nhiều tình tiết, rất nhiều ần dụ và biểu tượng xen kẽ, khó hiểu. Có vẻ như nó có một thứ logic nào đó mà chúng ta thiếu một hệ thống luận lý hình thức mà không thể hiểu được.

Người tu thiền định cũng thường hay thấy trước những sự việc sẽ xảy ra. Trong lịch sử thế giới cũng có nói tới những giấc mơ báo trước những việc sẽ xảy ra và việc thấy biết của các Vĩ nhân thông qua những giấc mơ mà người ta không thể giải thích được.

Tài liệu chính quy về hàng không của Hoa Kỳ có ghi lại chuyến bay lịch sử của đại tá Lindbergh. Chiếc máy bay Spirit of Saint Louis thực hiện chuyến bay xuyên Đại Tây dương đầu tiên của nhân loại. Sau 33 giờ bay, viên đại tá phi công đã ít nhiều mê đi vì mệt mỏi và buồn ngủ. Ông có kể lại rằng, ông thấy các con ma (ghost) đi qua, đi lại, xuyên qua thân máy bay, tựa như máy bay không có vỏ. Họ đứng cạnh ông để động viên ông và cho ông những thông tin liên quan tới việc phi hành (lúc đó máy móc và kỹ thuật phương tiện còn rất thô sơ). Tóm lại, việc chiếc máy bay Spirit of Saint Louis thành công cũng phải kể đến công lao hỗ trợ của các con Ma! Người ta tự hỏi, việc bay xuyên lục địa của Air bus hay Boeing ngày hôm nay đã trở thành một công việc sinh hoạt thường xuyên hàng ngày. Với sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật  ngày hôm nay, phải chăng có lẽ đã làm cho các con ma thất nghiệp?!

Nói chung, cho dù Tam Tiểu Thư hay quý độc giả khá am tường một số ngôn ngữ phổ thông cũng chẳng tìm đâu ra; cho dù chỉ là một thông tin Độc lập đáng tin cậy. Có thể đây chính là gót chân Achille của bộ môn thiền định, làm nản lòng kể cả những độc giả kiên nhẫn.

Tam Tiểu Thư:

Ông Tổng Quản à! Đúng là có nhiều người theo đuổi nghiệp tu thiền đinh, nhưng đến khi họ bắt đầu thấy những hiện tượng nào đó, thì họ cũng không biết  phải làm gì 
tiếp theo; tu như vậy đã đúng hay chưa; dừng lại hay tu tiếp. Hiện tượng mất phương hướng này phải chăng cũng giống như trường hợp của anh Phạm M.T và nhiều trường hợp tương tự khác; trong đó có tôi và chị Admin? Ông có suy nghĩ gì về những điều thắc mắc về những hiện tượng thấy, biết của anh M. T cũng như  hiện tượng giấc mơ của chị Admin? 

Ông Tổng Quản:

Ở đây có những hiện tượng tích cực, hoặc tiêu cực xảy ra song song với chiều dài của quá trình tu thiền đinh của nhiều người và nó tùy theo sự tu tập của từng người. Theo cuốn Tạp Thư cho biết thì hiện tượng nhìn thấy hình tam giác của anh M.T là những bước đầu tiên trong quá trình dần định tâm, là mầm mống để có con mắt thứ 3. Tuy nhiên, những hình ảnh này ở đây nó chưa được logic. Và nó cũng còn khó hiểu. Chúng ta không nên quá chú tâm vào nó. Hãy tiếp tục trở lại công cuộc công phu thiền định và chú tâm vào điều duy nhất mình cần chú tâm. 

Đối với giấc mơ của chị Admin, thì ở đây nó lại có những hình thức mang tính chất tiêu cực. 

Thường thì những giấc mơ phản ánh những hiện thực về cái hồn (thể linh hồn, phách, vía...) của chúng ta - xuất hồn một cách thụ động và vô thức. Nó đi tới chỗ này, chỗ kia, tới cảnh giới này, cảnh giới khác. Nó phụ thuộc vào tâm và vào lối sóng sinh hoạt hàng ngày của chúng ta.

Trong giấc mơ, chị Admin đã tới một cảnh giới mà ở đó là cảnh khổ. Nó được thể hiện ở chỗ nơi đó là một bà già già nua, da dẻ nhăn nheo, và bà sờ mó lên người của chị Admin và tìm cách hút tinh lực của chị.

Thông thường thì những gì ta thấy, biết trong quá trình thiền đinh; hay những hiện tượng như những giấc mơ thường tương ưng với tâm và lối sống sinh hoạt của chúng ta. Theo như những hiện tượng xảy ra trong giấc mơ của chị Admin, thì điều này cho biết chị Admin phải là một người có sinh lực giới tính mạnh mẽ, chị là người mà có sức khỏe sinh lý tương đối tốt. Điều này thể hiện qua viêc chị dùng từ ngữ tả lại việc bà già kia thích vuốt ve và sờ mó lên cơ thể chị làm cho chị có cảm giác rằng người đàn bà này bị "ái nam, ái nữ"

Trong những bài viết trước, chúng ta cũng nói khá nhiều đến việc những linh hồn ở những cảnh giới khác, họ không có thân xác vật lý, nói một cách khác là không có thân tứ đại bằng xương, bằng thịt như ở cảnh giới con người. Họ thường nhập vào những người khác vì thích được quan hệ nam nữ, hay thỏa mãn những nhu cầu như ăn uống hay những nhu cầu khác  của họ... Những người mà bị những vong linh  họ nhập để thỏa mãn sở thích quan hệ tình dục vì những người này là những người khỏe mạnh và cũng mạnh về sinh lý, nên những thực thể khác họ mới tìm cách mượn xác và thỏa mãn những điều họ mong muốn.

Tam Tiểu Thư:

Ông Tổng Quản à! Có phải chăng một số những thực thể ở những cảnh giới khác họ cũng rất thích hào quang hay tinh lực của những người tu thiền định. Tôi thấy điều này hình như thể hiện thông qua việc bà ta đưa tay lên trán và tìm cách hút tinh khí của chị Admin. Chúng ta cũng đã xem bô phim "Tây du ký". Nội dung của bộ phim có nhiều đoạn nói lên rằng, những con yêu tinh rất thích ăn thịt của Đường Tam tạng. Vì ăn thịt của người tu hành là Đường Tăng thì chúng sẽ nâng cao được công lực của mình. Đây là một bộ phim giả tưởng; nhưng hình như tác giả cũng hiểu và nói lên phần nào sự thực rằng có những cảnh giới khác họ cũng thích tu hành và thích lấy đi sinh khí của người khác. Phải chăng giấc mơ của chị Admin là một hiệu ứng tiêu cực xảy ra trong quá trình tu thiền định là vì nó được thể hiện ở việc này?  Và dĩ nhiên là chị Admin hay bất cứ ai khác chẳng mong muốn gì những thực thể hay những linh hồn khác tìm cách lấy đi khí lực của mình.

Tuy nhiên, hình như giấc mơ của chị Admin không chỉ thể hiện những điều tiêu cực. Như trên ông đã nói - nó có nhiều tình tiết xen kẽ và đôi khi khó hiểu. Như việc chị kể lại ở cuối giấc mơ, thì chị thẩy mình bay bổng trên không trung và chị rất vui thích về điều đó. Ở đây việc xuất hồn và bay bổng này thể hiện vấn đề "Sắc" (theo Vi Diệu Pháp mà ông thường giải thích) của chị đã nhẹ nhàng đi qua quá trình tu tập? 

(Còn tiếp)





3 comments:

  1. Ta Bà Khổ2:39 PM

    A Di Đà Phật! Tui thỉnh thoảng cũng có những giấc mơ báo trước sự thực mà sau đó ít ngày nó xảy ra giống như trong giấc mơ của tui. A Di Đà Phật.

    ReplyDelete
  2. Tu Tại Gia3:11 PM

    Tôi không hiểu gì về các cảnh giới và những thực thể ở những cảnh giới khác như lời Ông Tổng Quản nói. Nhưng ngày còn trẻ, khi tôi ở tuổi 18 – 20, tôi thường mơ mộng đến người chồng tương lai của mình. Và rồi khi đêm ngủ, thỉnh thoảng tôi cũng mơ thấy mình được vuốt ve, có khi bị làm tình. Mặc dù khi đó tôi chưa có khái niệm gì về quan hệ nam nữ cả. Thậm chí ngay cả khi lấy chồng rồi, cũng có một vài lần tôi mơ thấy có vấn đề quan hệ nam nữ. Những khi ấy là khi nhu cầu của tôi lên cao. Bây giờ đọc bài này, tôi mới hiểu được điều đó. Thật đáng sợ.

    ReplyDelete
  3. Xuan Trinh10:38 AM

    Xin ghi nhận. A Di Đà Phật !

    ReplyDelete