Wednesday, September 17, 2014


Tam Tiu Thư thc mc v vic người ta nhìn thy mt số hình nh khi tp thin đnh và trong nhiu trường hp khác na (Tiếp theo)


Tam Tiểu Thư:

Này Ông Tổng Quản! Tôi có một thắc mắc như thế này không lạc đề chứ? Tôi được biết có những người họ tu tập theo trường phái Tịnh Độ Tông. Họ tu bằng cách niệm danh một vị Phật. Sau khi tập luyện có kỹ thuật một thời gian dài, rồi sau đó không cần niệm nữa vẫn nghe được tiếng niệm Phật. Có người cho rằng đó là một ấn chứng của sự thành tựu ban đầu, một tín hiệu đáng khuyến khích.

Ông Tổng Quản:

Theo hiểu biết của ngày hôm nay thì thị giác và thính giác là hai giác quan quan trọng nhất của con người. Thị giác cung cấp khoảng 80% thông tin, thính giác cung cấp khoảng 20% đến 30% thông tin. Bình thường, hai giác quan này cũng dễ bị tổn thương khi bị cung cấp những thông tin không chính xác. Người Việt Nam có câu: “Nhìn Gà hóa Cuốc”. Tâm lý học thì cho là “biết” hay “tri giác” thật sự chỉ là việc nhớ lại. Theo quan điểm của Tâm lý học, thì việc nghe thấy tiếng niệm Phật; không hơn không kém chỉ là một hiện tượng giống như “tự kỷ ám thị” (Auto Suggestion). Tâm thần học thì sắp hiện tượng này vào một trong các loại bệnh về tâm lý khá phổ thông. Bất cứ ai cũng có thể thăm quan một bệnh viện tâm thần nào đó, và cũng sẽ được gặp rất nhiều bệnh nhân cho biết họ nghe thấy một hoặc những tiếng nói về vấn đề gì đó.

Ai cũng biết, âm thanh mà chúng ta nghe được là sóng cơ học. Nó chỉ lan truyền vì có không khí. Hầu hết các cảnh giới khác  không có âm thanh, các thực thể giao tiếp với nhau bằng tiếng nói vô thanh. Nói một cách khác, âm thanh thuộc cảnh Dục giới – theo quan điểm Phật giáo – thì đây là cảnh mong muốn thỏa mãn các nhu cầu vật chất như: Ăn uống, quan hệ tình dục… Do đó, có thể hiểu các vị Phật không thể hiện hữu, tồn tại trong các dạng môi trường này. Đơn giản là môi trường này và các vị Phật không tương thích.

Tam Tiểu Thư:

Cuốn Tạp Thư của ông tuy tạp nhạp nhưng xem ra cũng có nhiều thông tin làm cho chúng ta nhớ lại những gì chúng ta đã từng học ở nhà trường. Ông còn thông tin gì khác nữa không?

Ông Tổng Quản:

Còn có những thông tin khác nữa! Sở dĩ tôi e ngại trình bày vì sợ làm cho nhiều tín đồ ở các tôn giáo từ khó chịu tới thậm chí là nổi giận là đằng khác nữa! Tại sao? Vì nó làm vỡ tan những ảo mộng mà người ta đã ôm ấp tới khi chết.

Tam Tiểu Thư:

Có chuyện đáng sợ đến như vậy sao?!

Ông Tổng Quản:

Vâng! Đơn giản thôi, vì không phải ai cũng quan tâm đến bộ môn Tâm lý học. Để làm sáng tỏ vấn đề, tôi xin nói sơ lược về trường phái Tâm lý “Phản xạ có điều kiên” (Reflex Condition). Cha đẻ của bộ môn này là nhà Tâm lý học người Nga Ivan Petrovich Pavlov. Nói tóm lại con người và thú vật cũng chẳng khác nhau là bao nhiêu! Chủ thuyết này được ứng dụng rất thành công trong các tập thể. Cụ thể như quân đội; đòi hỏi phản xạ có điều kiện trong đời sống hàng ngày. Vô tình hay hữu ý, người ta cũng xử dụng khá rộng rãi, nhất là trong học tập: Lái các loại xe, chơi đàn, tập võ, v.v…Đó làm mặt tích cực; hay nói cụ thể hơn, đây là cái lợi của chủ thuyết này.

Tuy nhiên, cái gì hầu như cũng có mặt trái của nó. Hậu quả tiêu cực của chủ thuyết này được người ta khai thác trong việc tẩy não ( Brain washing). Vì tin là con người và thú vật không khác gì nhau, do đó người ta hy vọng kỹ thuật tẩy não sẽ làm thay đổi thực sự một ai đó. Người ta bắt ai đó (hoặc nhắc lại) một câu ngắn gọn; thí dụ: “Anh Nguyễn Văn A là người không tốt”. Do nghe nhiều lần việc này, đối tượng bị tẩy não lúc nào cũng nghe như vậy và tin như vậy. (Thực tế anh Nguyễn Văn A là người tốt!) Thực tế, kết quả này không tồn tại lâu dài như người ta mong đợi. Cụ thể là quân đội có một lối chào theo kiểu quân đội; nhưng xuất ngũ lâu ngày, người ta quên đi thao tác chào kiểu quân đội. Người ta còn nhớ trong thế kỷ trước, phi công lái máy bay U2 bị bắn hạ thì phải, sau đó bị tẩy nảo. (Có nguồn thông tin nói như vậy. Tuy nhiên, không có thông tin độc lập để kiểm chứng). Khi trở về Mỹ, thì việc tẩy não không tồn tãi mãi mãi, vĩnh cửu nữa!

Căn cứ vào hiện tượng lịch sử nói trên, thì việc tụng niệm một câu nào đó (của các thể loại tôn giáo), để sau đó không đọc mà vẫn nghe thấy, thì hiện tượng này có lẽ không tồn tại lâu dài.  Rõ ràng đây là một hệ quả mà chúng ta có thể biết trước.

Tam Tiểu Thư:

Theo như thông tin của cuốn Tạp Thư, thì việc nghe cái gì đó hoặc nhìn thấy cái gì đó bằng tư tưởng – về bản chất đều giống nhau. Vi Diệu Pháp cho đó là “Ý môn hướng tâm”. Nó khác với “Ngũ môn hướng tâm”. Có phải vậy không, ông Tổng Quản?

Ông có thể vui lòng kể cho tôi và quý độc giả về kinh nghiệm thực tế về thính giác thông qua việc tu thiền được không?

Ông Tổng Quản:

Với thính giác của người tu thiền định thì nghe thấy nhiều thứ lắm. (Nó là âm thanh vô thanh, không phải là sóng cơ học). Ví dụ như nghe thấy tiếng nổ bên tai, đại loại có cảm giác rõ ràng như tiếng súng. Người ta nói rằng đó là hiện tượng “Ngũ khí triều ngươn” khi nghe thấy tiếng nổ lớn ở trên đỉnh đầu. Người ta gọi là “Tam huê tụ đảnh” khi nghe thấy thế giới khác nói chuyện, v.v.

Tuy nhiên, người tu thiền nếu quá chú tâm vào việc nghe, thích thú về khả năng này (người ta còn nghe thấy cả tiếng âm nhạc…), thì các cảnh giới Dục giới mà không có thân xác vật lý sẽ tìm cách tạo mối quan hệ qua giác quan này. Họ có thể tiên đoán được việc này, việc kia; có khả năng đưa ra những toa thuốc chữa bệnh…Người tu thiền vì cái tôi, thích thú vì người ta gọi mình là Thầy, là Sư phụ…chẳng bao lâu sẽ bị mượn thân xác. Nói một cách nôm na, gọi là bị ma nhập.

Tam Tiểu Thư:

Xem ra thế này thì việc nhìn thấy hay nghe thấy cái gì đó lại là việc “lợi bất cập hại”.

Ông Tổng Quản:

Việc nhìn thấy hoặc nghe thấy, bản chất nó không phải là tiêu cực, mà phải nói là tích cực. Vì nó là tín hiệu báo cho chúng ta biết chúng ta có khả năng mở được con mắt thứ 3 một cách bẩm sinh. Trở ngại là chính mình lại không biết đó là hàng thật hay hàng giả.

Tam Tiểu Thư:

Ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này được không? Tôi nghĩ rằng quý độc giả cũng như tôi càng nghe càng thấy bối rối.

Ông Tổng Quản:

Vâng, việc nhìn thấy hay nghe thấy cái gì có rất nhiều nguồn gốc. Có thật và có giả…

-         Nếu sử dụng các loại hóa chất có thể tạo ra các hình ảnh, âm thanh không bình thường. Tâm lý học thì cho đó là ảo giác.

-         Ngược lại, huyền môn hay nói cách khác theo khoa học tâm linh thì có một cách giải thich hoàn toàn khác. Hóa chất, chất say… khi vào cơ thể vật lý, nó sẽ làm hư hỏng tạm thời cơ thể vật lý. Cơ thể vật lý và cái tôi không còn tương thích. Do đó, cái tôi (là thể vía, phách, hồn…) tự đi ra khỏi cơ thể vật lý. Và một thực thể khác không xác định được (Unidentified entity) vào chiếm dụng cơ thể vật lý tạm thời. Chúng ta có thể thấy một người say rượu, họ hoàn toàn là một con người khác – xét về tất cả các mặt. Khi cái tôi trở về thân xác vật lý, họ ngạc nhiên vì những việc họ đã nói, đã làm trong lúc say.


Tam Tiểu Thư:

Cá nhân tôi có lẽ cũng như quý độc giả, cảm thấy những thông tin về vấn đề “nhìn và nghe” dường như bất tận, không có hồi kết! Ai cũng mong muốn một vấn đề được giải quyết dứt khoát rõ ràng; có hay không? Trắng hoặc là đen.

Ông Tổng Quản:

Xin phép Tam Tiểu Thư cũng như quý độc giả, cho phép tôi triết lý một tý. Thế giới chúng ta đang sống, đang sinh hoạt là một môi sinh đa nguyên chứ không phải nhất nguyên hay nhị nguyên. Rõ ràng đó là một sự thật khách quan. Trong cuộc sống của xã hội loài người, người ta thường nói đến tình cảm và tiền bạc. Thì ngay cả những câu chuyện xoay quanh vấn đề tình và tiền cũng thuộc về dạng đa nguyên. Hy vọng vào một cuộc tình vĩnh hằng là không thực tế! Tiền cũng có tiền thật và tiền giả, tiền rửa (money washing), tiền chân chính v.v… Hy vọng vào một cái gì đó nhất nguyên ở thế giới đa nguyên là mâu thuẫn với chính mình.

Tam Tiểu Thư:

Tôi hiểu “Triết lý” của ông rồi. Ông lại biến mình thành một triết gia từ hồi nào vậy! Vấn đề “nhìn và nghe” chắc còn những thông tin khác nữa, phải không ông Tổng Quản?

Ông Tổng Quản:

Đúng vậy, Tam Tiểu Thư. Còn rất nhiều thông tin khác nữa cơ. Chúng ta sẽ bàn tiếp về vấn đề này ở những bài sau nhé!

Xin tạm biệt quý vị độc giả và cảm ơn sự quan tâm của quý vị!

(Còn tiếp)


1 comment:

  1. Buông Chưa Hết4:59 PM

    Theo như lời Ông Tổng Quản nói là “môi trường này và các vị Phật không tương thích”.
    - Thế ông làm ơn giải thích thế nào về việc các vị Phật và ngài Quán Thế Âm nhiều lần xuất hiện để cứu giúp chúng sinh trong những cơn hoạn nạn ? Ví dụ như có người sắp bị lật thuyền thì con thuyền được tai qua nạn khỏi lúc Ngài Quán Âm xuất hiện, hay Phật A Di Đà đến tiếp dẫn người chút những hơi thở cuối cùng về cõi Phật? Những câu chuyện tương tự có rất nhiều được chia sẻ trên các trang mạng, ông có thể xem. Và còn nhiều trường hợp khác nữa?
    - Theo ông thì họ còn ở trong Dục giới hay sao? Làm sao để ông dám chắc rằng các Ngài này không phải là các vị Phật và còn ở trong Dục giới?
    - Các vị Phật không sống, hay tồn tại ở trong cảnh giới này mà vẫn có thể xuất hiện ở những cảnh giới này, giống như khi tu tập thiền định, có những người có thể xuất hồn tới những cảnh giới cao hơn, ví dụ như ta vào được những cảnh thiền Hữu sắc và thiền Vô Sắc. Các vị Phật có thần thông cao hơn rất nhiều lần những người tu hành chúng ta. Tại sao chúng ta tới được những cảnh giới khác mà các vị Phật không thể tới được cảnh giới này?
    - Kính xin được nghe ý kiến của Ông Tổng Quản!

    ReplyDelete