Câu chuyện thứ 2 là: Ở tại Việt
Wednesday, January 29, 2014
Wednesday, January 29, 2014 by UnknownNo comments
Sao Mai says:
Em xin chào chị HHN!
Chị HHN à! Đây là một blog có nội
dung về lãnh vực tu thiền định, vậy mà em thấy có khá
nhiều bài viết mà với kiến thức nông cạn của em, thì hình như không liên quan gì
đến thiền định cả. Em phải công nhận là những bài viết trong trang blog của chị
rất giá trị, công phu, thí dụ như những bài thuyết minh về tài liệu Vi Diệu
Pháp,v.v…Em nghĩ có lẽ chị có tâm sự gì đó khó nói.
HHN says:
Chị xin chào Sao Mai!
Đúng như em nói, chị không những có
tâm sự mà rất nhiều tâm sự, làm cho chị e dè khi trình bày về đề tài tu thiền
định. Thật vậy, chị chủ quan cho là, đây là một đề tài tài xa lạ với tất cả mọi
người, kể cả đối với những người tu, phải bảo là một điều đáng kinh ngạc là nó xa
lạ kể cả với những người đang tu thiền định! Thậm chí là với những người đã tu
thời gian rất lâu, cả đời người không chừng! Rõ ràng đây là một nghịch lý! Chắc
chắn những vị tu thiền định lâu năm, sẽ cảm thấy không được vui vì nhận xét
này. Điều này cũng không phải quá khó để giải thích, thực tế người ta tu vì
quán tính, người này bày vẽ cho người kia. Nhưng chúng ta nghĩ sao khi có người
phát biểu “ Mù lý thuyết và mù thực hành”! Chúng ta thử phỏng vấn ai đó tu
thiền định ở trong một cái cốc hẻo lánh trong rừng xem, sẽ có một kết quả cho
thấy rằng họ chẳng có một lý thuyết nào cả, và cũng chẳng có mô hình chuẩn nào
cả về việc thực hành. Chị xin trình bày một câu chuyện hoàn toàn có thật. Có
một lần được gặp một vị thiền sư nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam , cơ sở tôn giáo ở Long Thành,
đường đi Vũng Tàu. Với dáng vẻ bề ngoài phải nói là tiên phong, đạo cốt, ở
trong những dãy lều, mái tranh, tường đất, ở khá sâu trong rừng. Ngài là trưởng
môn của một trường phái tu thiền định. Hầu hết mọi người gặp ngài, ngài đều bảo
“Về tịnh đi” và chỉ có thế. Riêng đối với chị, ngài có bảo “nên tu thiền định”,
chị có hỏi tu làm sao? thì ngài trả lời “ Cửu niên diện bích” (có nghĩa là 9
năm quay mặt vào tường), chị hỏi lại: 9 năm quay mặt vào tường thì được cái gì?
Câu trả lời của Ngài là: “ Việc này hơi
bị khó đây, thôi để tính sau”. Chị chỉ xin tường thuật lại một giai thoại, phần đánh giá, bình luận comments xin dành cho Sao Mai và quí độc giả.
Sao Mai says:
Chị có nghĩ là, mình nói như vậy là
đụng chạm tới nhiều người không?! Em thỉnh thoảng xem trên tivi, thấy có nhiều
vị thầy Ấn Độ biểu diễn các vị thế bên cạnh nhiều người phụ nữ. Theo em
hiểu thì đó là những nhà Yogi, em nói không biết có đúng hay không, nó thuộc
trường phái Hatha Yoga…. Trường phái nào thì trường phái, cuối cùng những nhà
Yogi cũng phải tu thiền định. Chưa kể là đến những thiền sư người Việt Nam nổi tiếng
thế giới, có tên trong wikipedia…Họ có những tài liệu cho biết rằng họ đi,
đứng, nằm, ngồi, đều thanh tịnh, nếu không muốn nói là nhập định. Em vô cùng
thán phục, mà em chắc nhiều người cũng có tâm trạng như em.
HHN says:
Một sự thật mà có lẽ chẳng ai muốn
biết đến, vì nó làm vỡ tan những ảo mộng của con người! Đó là ngay trong trang
blog này, cũng có những hình ảnh vẽ những người tu thiền định, được ngồi trong
những vị thế Kiết già hay hoa sen, cho chúng ta một ấn tượng như một vị Phật
sống. Họa sĩ còn tô điểm hào quang rực rỡ lên những bức tranh. Chị xin phép
trình bày sự thật cùng Sao Mai như sau:
Người ngồi tu thiền định thực sự
không hề ngồi ngay ngắn kiểu kiết già hay hoa sen. Phần đông họ sống cuộc sống
khó khăn và phải nói là hết sức buồn
nản, lặng lẽ, phương tiện thiếu thốn. Khi ngồi công phu thực sự thì phải tìm vị
thế nào đó phù hợp với tuổi tác, sức khỏe của mình. Đến khi thực sự nhập định
được, họ thường đổ sụp xuống, chẳng ra kiểu cách nào cả…. Tóm lại, thực tế tu
thiền định và nhập được định hoàn toàn khác hẳn với những bức tranh do đầu óc tưởng tượng của các họa sĩ vẽ ra. Còn hơn thế nữa, để đảm bảo không bị đổ sụp trong lúc
thiền định, không làm hư hỏng thần kinh, mạch máu, cơ bắp… người tu thiền đã có kinh nghiệm đạt được định
thực sự, họ hay chọn vị thế của người chết, có thể nói đây là vị thế an toàn
nhất, có thể nhập định được lâu nhất, không làm hư hỏng cơ thể vật chất. Thưa
quí độc giả cùng Sao Mai, tâm trạng của người nhập định được là mong sao mình mau
nhập định, làm sao không bị thối định, chỉ xuất định khi mình muốn. Để phòng
ngừa chướng ngại về cơ thể vật lý, không ai bảo ai, người ta đều chọn vị thế
nằm. Cách ngồi kiểu cách, cầu kì chỉ mang tính biểu diễn nhưng không mang tính
chất hiệu quả. Tất nhiên, người tu thiền đạt được định thực sự, họ đặt vấn đề chất lượng
chứ không đặt vấn đề số lượng, thẩm mỹ…Chắc chắn bất cứ ai thực sự tu thiền
định có những kết quả nhất định, đều mang tâm trạng bất cần tất cả mọi thứ,
chỉ đặt vấn đề chất lượng của các lớp thiền định.
Sao Mai says:
Chị HHN à! Đúng với đầu đề chị nói,
sự thật không hề che đậy về thiền định. Không phải một mình em lầm, mà có lẽ nhiều
người cũng lầm, mà phải bảo là lầm chết đi được. Em hiểu một điều là những ai
đắc định thực sự thì họ mâu thuẫn với vấn đề nổi tiếng; còn những vị thiền sư
nổi tiếng, thì em e ngại là khó đắc định, vì nó mâu thuẫn từ bản chất, nghe thì
có vẻ buồn cười, nhưng có lẽ đó là sự thật.
HHN says:
Rất mong được quí độc giả cùng Sao Mai đồng cảm nếu vậy chúng tôi xin phép trình bày hai trường hợp sau đây:
Trường hợp thứ 1: Ai quan tâm tới bộ môn thiền định, có lẽ không lạ gì thiền
sư Suzuki người Nhật Bản, tên này cũng giống như thương hiệu một hãng xe của
Nhật nên rất dễ nhớ. Người ta thường gọi vị này là “Thiền sư”, tác giả của một từ
ngữ nổi tiếng “Satori”. Từ ngữ này cũng
nổi tiếng như từ ngữ “Libido” của trường phái phân tâm học. Mong quí độc giả
không ngộ nhận, ý nghĩa của hai từ ngữ hoàn toàn khác nhau, không liên quan gì
với nhau. Trong đời tu thiền định của ông, ông có sống với hai người phụ nữ, có
lẽ đến phút chót cuộc đời. Để mang tính chất khách quan, Sao Mai cùng quí độc giả
vui lòng truy cập trên trang web, mở từ điển Wikipedia về đề tài này thì sẽ rõ.
Câu chuyện thứ 2 là: Ở tại ViệtNam, có một vị có chức Cha thuộc trường phái Cơ Đốc giáo, ngài là giảng sư của bộ
môn “ Triết học lịch sử” ( mong quí độc giả không hiểu lầm rằng đây là bộ môn Lịch
sử triết học, hai bộ môn này hoàn toàn khác nhau). Vị giảng sư này là thần
tượng của nhiều sinh viên lúc bấy giờ. Trước năm 1970, nói theo thế gian thì
gọi là ngài hoàn tục. Cụ thể là ngài lập gia đình với một cô sinh viên nào đó.
Rất có thể nhiều quí độc giả không rõ về việc đào tạo các vị Cha của Cơ Đốc
giáo, chức vụ Cha có thể cho là tương đương với tiến sĩ thế gian. Muốn làm
giảng sư tại một trường đại học ở Miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ, thì ít lắm cũng
phải có bằng cấp tiến sĩ Đệ Tam Cấp hay tiến sĩ Quốc gia.
Câu chuyện thứ 2 là: Ở tại Việt
Người ta có thể đưa đến một nhận xét
như sau: Hai người tu ở hai trường phái khác nhau, họ đều là người có hiểu
biết, có kiến thức sâu rộng, thành danh trong lúc đương thời. Nhưng chính vì có
sự hiểu biết, nên không muốn dối gạt mình, dối gạt người, họ quay về với cuộc
sống thực tế, có lẽ tìm lại chính mình trong cuộc sống bình thường.
Sao Mai says:
Đúng như chị nói, em nghĩ là nhiều
quí độc giả cũng như em, có lẽ không am tường lắm về hai giai thoại nói trên và
có lẽ còn nhiều giai thoại khác nữa.
Chị HHN à! Em cảm thấy bức tranh
thiền định của chị có vẻ quá ảm đạm và bi quan, trái ngược hoàn toàn với những
bức tranh thiền định mà người ta thường trình bày cho mọi người biết. Nếu đặt
giả thuyết là những điều chị trình bày là xác thực, thì chúng ta phải làm sao
chị nhỉ? Cuộc sống đã nhiều buồn phiền, âu lo, lại càng bi quan hơn nữa. Người ta còn
bảo “ Nước mắt còn nhiều hơn bốn biển”, vậy mà chọn con đường tu thì cũng chẳng
phải là việc dễ dàng gì.
HHN says:
Chị không nghĩ là những điều mình
trình bày bao phủ sân chơi thiền định, những màu sắc ảm đạm, bi quan. Chị chỉ muốn
nói lên một sự thật không che đậy. Chúng ta cần phải phơi bày sự thật nếu muốn tiến
bộ. Theo chị nghĩ, phải có những thông tin chính xác, phải có những sự tiếp
thu, nhận xét, suy nghĩ khách quan trước khi bước vào một trường phái nào đó.
Chị cho là kết quả cuối cùng sẽ là điều quan trọng nhất để đánh giá một phương pháp tu hành. Thật vậy, mặc
dù có rất nhiều trường phái - mà quí độc giả có thể nhận biết một điều - theo
truyền thuyết cũng như thực tế, có lẽ chỉ có những người tu thiền đắc định thực
sự mới có khả năng bỏ lại xác vật lý ra đi ở thời điểm cần thiết. Đúng vậy, kể
cả các trường phái nổi tiếng thế giới với số lượng tín đồ đông vào bậc nhất,
bậc nhì, đến khi chết, họ cũng chết như một người bình thường. Họ chẳng có khả
năng nhập định để bỏ lại thân xác vật lý ra đi. Nói cụ thể là, họ bị chết dù muốn hay không
muốn, và có lẽ họ không thể chọn được một kỹ thuật nào đó để chết theo ý muốn
chủ quan của mình.
Sao Mai says:
Chị nói làm cho em nhớ ra, giáo chủ
của trường phái Hồi giáo hình như cũng chết vì nhiễm trùng cơ thể, cụ thể là bị sốt cao. Ngài Huệ Viễn đại
sư Trung Quốc, giáo chủ, người khai sinh ra trường phái Tịnh Độ Trung Quốc, cũng chết vì bệnh…Vậy
mà, em xem trong tài liệu tự thuật của tác giả Yogananda, thực hư thì không
biết lấy đâu mà nói, ông có kể lại một số vị sử dụng kỹ thuật thiền định, chào
mọi người rồi bỏ xác ra đi. Có lẽ tu thiền định là đúng. Cái khó là biết tìm đâu
ra trường phái thiền định nghiêm chỉnh với phương pháp đúng đắn nhất để có thể
nhập định và phát triển các bước tiến hóa về tâm thiền! Chị có đồng ý với em
không? Thời buổi này, hàng nhái quá
nhiều, thật là đáng lo!
Xin trân trọng kính toàn thể quí độc
giả!
Sao Mai.
Wednesday, January 29, 2014 by Unknown2 comments
Kính thưa quý độc giả!
Có lẽ không có từ ngữ nào mà lại có ý nghĩa mơ
hồ ( Ambiguous) như những từ ngữ nói trên. Người ta thường nói:
Tôi đi học
Ich gehe nach schule
Je vais a l’ecole
I go to school
Tuy nhiên, chúng ta nói “ Tôi đi tu”, các ngôn
ngữ khác lại không nói như vậy. Thí dụ: To Practice meditation, To
Meditate, Contempletion. Quý độc giả vừa xem xong, đó là một số chữ tiếng Anh.
Tiếng Pháp có một số động từ như sau: Entrer en religion, Se faire religieux,
l’ homme essaie d’entrer en relation avec le surnaturel. Qua một số từ ngữ của
hai ngôn ngữ phổ thông nói trên, người ta vẫn không tìm thấy một câu nào đó có
ý nghĩa tương tự như người Việt Nam
thường nói: Tôi đi tu, Anh đi tu…
Có lẽ từ ngữ này thoát thai ít nhiều từ chữ Hán
mà ra. Tu có nguồn gốc chữ Hán là: sửa sang, sắp xếp. Tu hành gồm có hai chữ tu
và hành, có ý nghĩa là: tu dưỡng, thực hành. Theo một giáo lý tôn giáo nào đó,
tu đạo gồm hai chữ: tu và đạo, sửa sang và tiết chế cái tự nhiên, bớt chỗ thái
quá, bù vào chỗ bất cập. Tu tiên gồm có hai chữ: tu và tiên, tu như trên đã nói
là sửa trị, tiên là gồm có bộ nhân và sơn, tiên có nghĩa là người ở trên núi.
Vẫn theo nghĩa tiếng Hán, từ “Tu” có rất
nhiều chữ đồng âm, dị nghĩa. Ví dụ có những từ cùng một âm, nhưng lại có những
ý nghĩa khác nhau như là: râu, cỗ bàn, tiễn cử, trị, đợi chờ.
Kính thưa quý độc giả!
Chỉ mới tìm cách định nghĩa, xác định ý nghĩa
của những từ ngữ nói trên, chúng ta cũng thấy tính chất mơ hồ quá rõ ràng; trong
khi từ ngữ “tôi đi học” thì ý nghĩa của ngôn ngữ nào cũng khá giống nhau. Đó là ở đây chúng ta còn chưa kể tới nguồn gốc
và mục đích của việc đi tu. Vậy nguồn gốc và mục đích của việc tu hành là gì? Có
lẽ chỉ có một cá nhân duy nhất trong lịch sử loài người là Sakya Muni – thông
qua quá trình thiền định và căn cứ vào việc quan sát các hiện tượng tự nhiên,
Ngài đã tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng: sanh, lão, bệnh, tử… Và đưa đến
xây dựng chủ thuyết về lý vô thường vô ngã, khổ não qua sự kiểm chứng trên thực
tế (mà ai cũng có thể làm được). Ngài xây dựng lý thuyết Phật giáo và đưa vào
ứng dụng như một chủ thuyết.
Điều đáng quan tâm là: việc chọn con đường tu
hành của Ngài không có sự mặc khải của Thượng Đế (tức là không có sự hiện hữu
hay tác động của Thần linh, Thượng đế). Tiến trình này phù hợp với khoa học
hiện đại; một là quan sát các hiện tượng tự nhiên, hiểu biết, sau đó xây dựng
lý thuyết; hoặc xây dựng lý thuyết, tiên đoán các hiện tượng trong thế giới tự
nhiên ( như việc tiên đoán là vũ trụ cong bằng lý thuyết). Do đó trường hợp
này, chúng ta có thể bảo rằng: có một không hai. Thật vậy, đại đa số các tôn
giáo lớn thì mang nặng tính chất tôn giáo đúng nghĩa của mình, bao giờ
cũng có sự can thiệp, chỉ đạo của Thượng Đế, trực tiếp bằng mặc khải hoặc gián
tiếp bằng các nhà tiên tri hoặc Thần linh. Điều này quý độc giả có thể tìm thấy
ở những tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất thế giới.
Ít nhất ở tại xã hội Việt Nam , hình như
ngày hôm nay, việc tu theo một tôn giáo nào đó có vẻ như một phong trào. Chúng
ta có thể tự hỏi, đến một lúc nào đó, trên quãng đường còn quá dài cho một
người tu trẻ tuổi, họ sẽ suy nghĩ ra sao, hay là phóng lao thì đành phải theo
lao…. Liệu người ta có thể tin rằng những người còn trẻ tuổi đi tu do ý thức
được cuộc đời là vô thường, vô ngã, khổ não, hay chỉ tu vì phong trào.
Chúng ta thử quan sát một nơi bán kinh sách và
các dụng cụ trang thiết bị bàn thờ ở một ngôi chùa (có lẽ lớn nhất tại
Sài Gòn), người ta chỉ thấy hầu hết là những người phụ nữ ở một độ tuổi nào đó,
không còn việc gì làm nữa trong xã hội, lui tới nơi này! Hầu như chúng ta không
thấy những công dân trẻ tuổi đi ra, đi vô mua bán ở đây. Nói về mục đích tu,
thì hầu như mọi người cơ bản là cầu phước, cầu tài và kể cả cầu tình. Nói như
vậy, người ta cũng không thể phủ nhận có những người thực sự tìm hiểu, khảo
cứu, thực hành thiền định với những mục đích nghiêm chỉnh.
Căn cứ vào tài liệu “Biết và Thấy” của tác giả
Pa – Auk Sayadaw. Ở trang 254, cho biết một giai thoại như sau:
“ Một trong những tiền kiếp của đức Phật, Ngài
đã từng là võ sĩ. Có lần Ngài đã đánh ngã một đối thủ và làm gãy lưng người
này. Bất thiện nghiệp ấy khi chín muồi, đã cho quả của nó, đó là mười tháng
trước ngày nhập Vô Dư Niết Bàn của Ngài, Nghiệp quả ấy đã trổ sanh và
mạnh đến độ nó kéo dài cho đến lúc chết.
Đức Phật đã ngăn không cho thọ khổ đó khởi lên
nhờ nhập Alahán Thánh Quả định. Đức Phật quyết định: kể từ hôm nay cho đến ngày
nhập Niết Bàn, mong cho những thọ khổ này không khởi lên. Chính nhờ nỗ lực của
minh sát và định lực. Do đó, thọ khổ đã không khởi lên trong mười tháng còn
lại, cho đến ngày nhập Niết Bàn Vô Dư. Nhưng trong thời gian đó, mỗi ngày đức
Phật đều nhập Thánh Quả đều đặn”.
Trong phần lấy từ tài liệu “ Biết và Thấy” nói
trên, người ta có thể đưa đến hai nhận xét:
1.
Kể cả ngài Sakya Muni cũng phải tập luyện thiền định liên tục,
không bỏ bất cứ một ngày nào cả.
2.
Bản thân Sakya Muni, khi còn thân xác vật lý, cũng phải tìm cách
xa rời đau đớn cho thân xác. Ngài sử dụng thiền định như một loại thuốc giảm
đau, nhưng ngày nào cũng phải sử dụng. Điều này hiện nay đã được con người thay
thế bằng các loại thuốc giảm đau như: Paracetamol, Nisidina, Morphine….
Qua phần trên, quý độc giả có thể nhận
thấy quan điểm của Sigmund Freud – cha đẻ của bộ môn phân tâm học (
psychanalyse) là chính xác. Giả thuyết hàng đầu quan trọng nhất của ông được
phát biểu như sau: tìm kiếm hạnh phúc, khoái lạc (plaisir) và tránh né khổ đau
(eviter la douleur); đó chính là cấu tạo tâm lý cơ bản con người, nó là nguyên
lý nền móng của bộ máy tâm lý.
Nói rộng hơn, tu hành, tu đạo … không nằm ngoài
phạm trù của những lời phát biểu nói trên. Các tôn giáo nói chung, đều hứa hẹn
với tín đồ của mình một vùng đất hứa nào đó, một thiên đường cực lạc nào đó…có
khác nhau chỉ là vấn đề danh xưng.
Vẫn theo tác giả Sigmund Freud, tu hành chẳng
qua chỉ là sự thăng hoa (Sublimation), sự giải phóng (Defoulement) của
năng lượng tình dục (libido). Trường hợp của Lan và Điệp, cô Kiều của Nguyễn Du
và nhiều trường hợp khác, là một dạng khá phổ thông trong xã hội Việt Nam, đó
là dạng Masochisme (tự kiềm chế và hành hạ bản thân mình), ngược lại là dạng
Sadisme – là làm khổ đau tinh thần của người khác. Thực tế là: khi không thực
hiện được mục đích như mình mong muốn, người ta đi một con đường vòng, là hành
hạ chính bản thân mình để làm khổ người khác, có thể bảo đây là một dạng
Sadisme thụ động, tiêu cực.
Người ta giả thuyết rằng, khi con người mới xuất
hiện trên trái đất, với trí tuệ rất khiêm tốn, người ta không phân biệt được
chủ thể và đối tượng, người ta không thể tin là có những vật vô tri, vô giác,
người ta tưởng là các sự vật, hiện tượng ở thế giới tự nhiên cũng ẩn tàng cấu
tạo tâm lý như mình. Hiện tượng điển hình nhất là việc thờ cúng vật tổ (Totem).
Chính vì lý do này, mà các chuyên gia cho là: nguồn gốc của thần thoại
học, tôn giáo học và kể cả thẩm mỹ rất giống nhau.
Trong kho tàng văn chương của Việt Nam nói riêng,
dưới con mắt của các nghệ sĩ, việc tu hành, tôn giáo mang nặng tính chất
nghệ thuật:
“ Lững lờ khe yến cá nghe kinh
Thoảng
bên tai một tiếng chầy kình
Khách
tang hải giật mình trong mộng
…
Lần tràng hạt, niệm nam mô phật”
Đó là cái nhìn của nhà thơ Chu Mạnh Trinh khi đi
thăm viếng một cơ sở tôn giáo.
Với nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp, tính chất lãng
mạn được đẩy lên một tầm cao hơn nữa:
“ Hôm qua em đi chùa Hương
Hoa cỏ mờ
hơi sương
…
Thẹn thùng
em không nói
Với tác giả Nguyễn Du, mượn lời nói của Giác
Duyên, trình bày quan điểm của mình khi khuyên cô Kiều đi tu:
“ Cõi nguồn cũng ở lòng người mà ra
Có trời mà
cũng có ta”
Rồi ông kết luận thế nào là hạnh phúc?!
“ Tu là cõi phúc, tình là giây oan”
Nghệ thuật bình dân của người Miền Nam là họ có
đồng quan điểm cho rằng việc tu hành có thể quá sức con người:
“ Bần tăng đi tu, vì đầu bần tăng có ghẻ
Có lẽ đâu…
bần tăng lại là kẻ tu hành”
Tu tại gia như một tín đồ, rời khỏi gia đình
(xuất gia) vào một tôn giáo như một tu sĩ. Các tôn giáo nói chung đều đề cao tu
sĩ. Trở thành tu sĩ được coi như một lý tưởng, thiêng liêng, khả kính; thậm chí
có tôn giáo còn tự cho mình là đẳng cấp cao quý nhất, nằm trên 4 - 5 ngàn đẳng
cấp ở phía dưới. Các tôn giáo nói chung cũng có những nội quy, luật lệ nội bộ,
ít lắm cũng 5 - 10 luật lệ cho đến vài trăm luật lệ.
Thực sự các tôn giáo - ở đây chúng ta muốn đề
cập đến những tôn giáo có số lượng tín đồ lớn nhất trên thế giới như:
Công giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, v.v… - Qua chiều dài của lịch sử nhân loại, đã
đóng góp được gì cho các vấn đề phúc lợi xã hội? Mặc dù tôn giáo nào cũng hứa
hẹn những điều tốt đẹp ở tất cả các mặt!
Hẳn người ta còn nhớ từ năm 1095 đến 1291 đã có
những cuộc chiến tranh giữa những người Công giáo và Hồi giáo. Người Công giáo
đã mở những cuộc hành quân lớn, gọi là Thập Tự Chinh mà không có tài liệu
lịch sử nào ghi rõ về số lượng các cuộc hành quân kéo dài trong mấy thế kỷ này.
Và còn nữa, việc nổi dậy của một vị vua người Pháp chống lại Giáo Hoàng khi bị
đe dọa dứt phép thông công. Ngày hôm nay, chúng ta liên tục được nghe các thông
tin về việc tranh chấp các giáo phái ở tại các Quốc gia như Irắc, Pakistan,
Thái Lan, Miến Điện… Không có thống kê nào cho biết số người thiệt mạng trong
các cuộc tranh chấp tôn giáo trên thế giới từ trước tới nay! Những cuộc xung
đột này không những không mang lại cho con người và xã hội sự bình yên và phát
triển mà lại còn là những tai họa thảm khốc, làm cho bao chiến binh phải đổ
máu, cha mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha. Nhà cửa bị phá hủy, đổ nát. Gây
thiệt hại quá to lớn về người và tài sản; gây nên những nỗi đau đớn về tinh
thần và mất mát về vật chất.
Chúng ta thử hình dung một xã hội mà mọi người
đều tu, đều trở thành các tu sĩ của các cơ sở tôn giáo thì sẽ thành một xã hội
như thế nào?
Thật vậy, có lẽ tất cả các tôn giáo đều cho đây
là một tập thể lý tưởng. Thực tế có lý tưởng như vậy hay không? Trước nhất,
không nói ai cũng biết, tất cả các hoạt động của xã hội đều từ từ suy thoái…
Không có người sản xuất, tất nhiên không có thực phẩm, không có người buôn bán,
mất đi một kênh phân phối đến tay người tiêu dùng. Các phương tiện giao thông
vận tải đều tê liệt. Chúng ta hãy nhớ lại - vì ở đây tất cả mọi người đều là tu
sĩ! Trường học không có người đi học, bệnh viện ngưng hoạt động. Điện, nước chỉ
còn là kỉ niệm thiên đường của loài người trong quá khứ. Chúng ta lại nhắc lại
- vì tất cả mọi người đều là tu sĩ. Hầu hết các Tu sĩ tôn giáo đều sống độc
thân. Khi đó chỉ có người chết đi, không có người được sanh ra. Nói tóm lại, đó
là cái dấu chấm hết cho xã hội loài người. Thần linh và Thượng đế quá rảnh
rang, vì chẳng có xã hội loài người, nên chẳng có việc gì làm, nói đúng hơn là
thất nghiệp. Phải bảo đó là một thảm họa (Cataclysm,
disastrous event…)
Kính thưa quý độc giả!
Vậy thì theo ý quý độc giả tu là cái gì? Rất
mong được quí độc giả đóng góp ý kiến trong các phần bình luận comments.
Trân trọng kính chào quí độc giả!
Wednesday, January 29, 2014 by UnknownNo comments
Giả
thuyết là: chúng ta tìm được lý thuyết thống nhất cho bốn lực tương tác; chúng ta giải
quyết được vấn đề kỹ thuật để đạt được vận tốc ánh sáng; chúng ta tìm được nhiều hành tinh có đời sống tương tự như trái đất trong vũ trụ…. thì thực sự con người vẫn cô đơn. Thật vậy, giới hạn vật lý, sinh lý, tâm lý của cơ thể con người vẫn phải tuân theo khái niệm
Entropy. Nói theo ngôn từ tôn giáo, gọi là sanh, trụ, hoại, diệt; đó là một tiến trình không thể đảo ngược. Các sinh vật đều phải chết. Chúng ta
là một sinh vật, vậy
chúng ta phải chết! Đó là một Tam Đoạn Luận kinh điển của bộ môn luận lý hình thức mà ai cũng biết.
Khi đứng
trước những hiện tượng to lớn của thế giới tự nhiên so với sức lực quá nhỏ bé của con người, con người hoàn toàn
bất lực: mưa bão, lũ, lụt, lốc xoáy…. Có lẽ con người có ba phản ứng nêu sau:
1. Con
người ở trong giai đoạn bình minh của lịch sử, với trí tuệ giới
hạn, họ không biết được chủ thể và đối tượng (Bộ môn
phân tâm học cho biết như vậy). Con người đã nhân cách hóa các đối tượng
trong thế giới tự nhiên: núi rừng, sông nước, sấm, sét… Hà bá là thần
của sông nước, thổ địa là thần của đất đai, rồi phong thần, hỏa thần, thần
sấm, thần sét…. Và chính con người lại tìm cách van vái, cầu xin những
vị thần mà chính họ đã tạo ra.
3. Tuy nhiên, lại có thể do sự ngẫu nhiên, tình
cờ như các tu sĩ Veda, họ tìm nơi vắng vẻ, yên tịnh (gọi là A lan
nhã); họ trầm tư, suy tưởng về các chân
ngôn, các bài kinh. Rất có thể ở trong tình trạng này, trạng
thái thiền định đã được phát hiện. Trạng thái thiền định, là một tráng thái vô cùng kỳ lạ đối với con người bình thường - chắc chắn đã làm cho các tu sĩ Veda kinh ngạc. Phải đợi đến thời kỳ các tu sĩ Upanishad, họ mới từng bước cải thiện kỹ thuật thiền định. Có lẽ thiền định ở giai đoạn này vẫn còn rất thô sơ. Tới thời kỳ các tu sĩ của trường phái Raja
Yoga, Phật giáo… họ mới hoàn thiện để đưa nó trở thành một kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh. Cụ thể là họ kiểm soát và làm chủ được kỹ thuật tạo ra trạng thái thiền định. Nếu thực sự những tài liệu Vi Diệu Pháp được viết vào thời gian Sakya Muni tại thế, thì chính
đó là một vật chứng (evidence)
cho luận cứ này. Theo tiến trình của lịch sử, khi kỹ thuật Vi Diệu Pháp này được truyền bá tại Tây Tạng và một số Quốc gia khác (trong chương
trình huấn luyện chính quy của
các tu sĩ Tây Tạng trong thời gian 4 năm, có bộ môn Vi Diệu
Pháp), thì chính ở tại xứ sở này, việc hội nhập kiến thức đối với các vị mà người ta thường gọi là pháp sư
( hay còn gọi là Bon) - Mật
giáo Tây Tạng nói chung, thiền định Tây Tạng nói riêng đã thành hình. Đỉnh cao của thiền định Mật giáo Tây Tạng
được đánh dấu
bằng sự ra đời của các Mandala Tây Tạng. Theo tác giả
David Neel, thì việc có nhiều tu sĩ Tây Tạng
thành công có lẽ là họ nhờ vào các Mandala Tây Tạng, vì nó tạo
ra một tiến trình cơ học tất yếu. Vẫn theo tác giả
nói trên, thì các tu sĩ Tây Tạng
có một trình độ kiến thức rất giới hạn, tư chất không thông minh, hiểu biết khiêm tốn. Nhưng với việc thực hành dựa trên một lý thuyết khoa học và phương pháp kỹ thuật tốt, nên họ có khả năng định tâm cao.
Xem như vậy thì người ta có thể hiểu được rằng: từ lịch sử phát triển của bộ môn thiền định thì bộ môn này không phải là một tôn giáo, mà đúng hơn
là nó bị tôn giáo hóa, tín ngưỡng
hóa. Nói một cách khác, bộ môn thiền định hoàn toàn bị biến thể, được sử dụng vào những mục đích khác, khác hẳn với lịch sử phát triển ban đầu của nó. Bất cứ ai quan tâm đến bộ môn này, từng ít nhiều có khảo cứu các bộ Luận thì đều phát hiện ra rằng: bộ môn này hình thành từ
kinh nghiệm thực tế, chứ không phải là hệ quả của việc tiên đoán bằng lý thuyết. Việc này khác hẳn khi nó xâm nhập vào Trung Quốc. Với tác phẩm Đại Thừa Khởi Tín luận, người ta lại thấy hình như thiền định được hình thành từ việc xây dựng lý thuyết, với những tư tưởng rất căn bản như là: Vọng tâm, chân tâm, tụng
kinh niệm Phật, in ấn sách vở, niệm tên Phật A Di Đà, bố thí, tôn thờ Phật, Pháp, Tăng. Điều này làm cho hầu hết mọi người vô cùng bối rối, ai cũng tự hỏi thiền định thực sự của Phật giáo là cái gì?! Theo các
chuyên gia - mà kể cả các quý độc giả đều có thể biết, có rất nhiều tác phẩm tương tự như những tác phẩm nói trên - thì đó là
những tài liệu ngụy tạo của người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và kể cả Việt Nam nữa.
Qua những
phương tiện thông tin đại chúng ngày hôm nay, thì bộ
môn thiền định lại càng ngày càng xa rời
nguồn gốc thực sự của mình. Ở đâu đó, được một vị thầy Ấn Độ biểu diễn các vị thế với một số các cô gái, và được người ta hiểu là: thiền định là thể dục để cải tạo sức khỏe. Ở một chương trình nào đó, lại có những vị đến thuyết giảng, mà sau khi chúng ta nghe
xong, hình như mọi người cũng chẳng hiểu nói cái gì.
Kính thưa
quí độc giả!
Căn cứ
vào một số tự điển của một số loại ngôn ngữ, người ta định nghĩa khoa học là : Branch of knowledge based on observation experiment
induction. Connaissances exactes – de scire, savoir…( Hệ thống hiểu biết dựa trên sự quan sát thực nghiệm suy diễn. Sự hiểu biết chính xác. Hiểu biết.) Như quí vị vừa xem xong một số định nghĩa bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng La tinh, nói chung người ta định nghĩa khoa học là sự hiểu biết dựa trên việc quan sát thực nghiệm. Nếu căn cứ vào những định nghĩa này, thì bộ môn thiền định rõ ràng là bộ môn khoa học như tất cả bộ môn khoa học khác.
Để
minh họa bộ môn này một cách cụ thể hơn, chúng ta thử mô tả bộ môn thiền định như sau: “Thiền định là một kỹ thuật, một phương pháp chủ động để xóa bỏ tình trạng nguyên trạng ( Status Quo) của các thực thể, tất nhiên trong đó có con người,
làm cho các thành phần ( Factor) không còn dung hợp với nhau (uncompromising), không
còn tương thích với nhau ( incompatible).”
Với lời phát biểu này, quí độc giả thấy bộ môn thiền định mang đầy tính chất duy vật và biện chứng. Nói một cách khác, Thượng
Đế và Thần Linh đã được khai tử.
Bài viết của trang blog này, chỉ là sản phẩm của sự tưởng tượng, không được
bất cứ một cơ quan có thẩm quyền nào xét duyệt. Do đó, bài viết
này tuyệt đối không có giá trị
xét ở bất cứ góc cạnh nào.
Trang blog này tôn trọng luật pháp của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và luật pháp Quốc Tế.
Trân trọng
kính chào!
Subscribe to:
Posts (Atom)