Wednesday, January 1, 2014



Sao Mai says:

Em xin cám ơn chị đã cho em những thông tin vô cùng quí giá! Thật vậy, sau khi em có được những thông tin về vấn đề tu hành và tôn giáo, em cảm thấy mình như lạc vào một mê thất, mê cung ( Labyrintre – Labyrinth – Tangled affairs). Không biết nên chọn con đường nào để đi đến được mục đích mà mình mong muốn. Mặt khác, em cũng cảm thấy phân vân, vì chưa xác định được mục đích tu là cái gì? Mặc dù em còn nhớ trong buổi nói chuyện trước chị có giải thích về vấn đề tu, cụ thể là biến đổi, thay đổi trạng thái nguyên trạng, nhưng vì quá cô đọng, nên em hiểu chưa rõ.

HHN says:

Chào Sao Mai ! Không phải một mình Sao Mai, mà có lẽ có rất nhiều người vô tình hoặc hữu ý đã trở thành tín đồ của một tôn giáo nào đó. Nhưng thực sự, mặc dù mình là một tín đồ trên nguyên tắc và cả thực tế, nhưng lại có rất ít thông tin, hay đúng hơn số lượng thông tin quá khiêm tốn về giáo phái mà mình đang tham dự. Tôn giáo nào khi  thu thập tín đồ, thì tất nhiên chỉ trình bày về mặt tích cực, có bao giờ lại trình bày về mặt tiêu cực. 

Chúng ta thử liệt kê một số tôn giáo tiêu biểu:

-         Ấn Độ giáo
-         Phật giáo
-         Cơ Đốc giáo
-         Hồi giáo
-         V.v…

Rất có thể nhiều tín đồ của các trường phái tôn giáo nói trên không ngờ là trường phái của mình đang tham dự lại có hàng chục, hàng trăm hệ phái. Không ai dám đoan chắc là có bao nhiêu hệ phái Phật giáo tại Trung Quốc. Thật vậy, chỉ riêng hệ phái thiền định, mang tên là thiền định của Phật giáo cũng nhiều vô số kể… Chưa kể những dạng hàng nhái, kinh ngụy tạo. Phật giáo khi tới các quốc gia như: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Myanma…lại chia ra rất nhiều hệ phái. Người Việt Nam hầu hết ai cũng biết : Phật giáo Hòa hảo, Phật giáo Cao đài, Phật giáo Vô vi, Phật quyền…. Ở đây cũng vậy, không biết còn những hệ phái nào khác nữa không? Ở tại một tỉnh phía Nam của khu vực Tây Nguyên, có một giáo phái cũng gọi là Phật giáo, chỉ mới  thành lập được vài thập kỷ. Vị giáo chủ còn tại thế, mà tại quê hương của chính bản thân vị giáo chủ đã phân chia ra các hệ phái khác nhau, trên nguyên tắc cũng là trường phái Phật giáo.

Có chuyên gia cho là: tinh thần của Ấn Độ giáo là phân biệt đẳng cấp (caste) chứ không phải phân biệt giai cấp (Class). Kính thưa quý độc giả! Hai từ ngữ này là thuật ngữ chuyên môn của bộ môn xã hội học. Theo quan điểm của bộ môn này thì hai từ ngữ này có sự khác biệt. Đẳng cấp thì không thể thay đổi được, sanh ra ở đẳng cấp nào – theo Ấn Độc giáo tại Ấn Độ - thì chết cũng ở đẳng cấp đó. Giai cấp thì có thể chuyển đổi nếu mình phấn đấu. Mặt khác, đẳng cấp mang nặng tính chất tôn giáo, giai cấp phản ảnh cuộc sống đời thường. Lối phân chia đẳng cấp này tạo ra sự bất công lớn trong xã hội. Nếu những tu sĩ thuộc đẳng cấp thượng thặng, có đầy những đặc quyền, đặc lợi, thì những đẳng cấp thấp nhất xã hội phải sống trong tủi hờn, nhục nhã. Chánh quyền đã hơn một lần tìm cách xóa bỏ hiện trạng này, nhưng thực tế nó vẫn hiện hữu. Chưa kể đến  các Thổ ngữ chánh, phải kế đến con số 45 đến 50 loại thổ ngữ đã bị người ta cố gắng xóa bỏ. Ngoài một ngôn ngữ chánh của Ấn Độ, Anh ngữ thực tế được coi như là Quốc ngữ.

Sao Mai says:

Em càng nghe chị nói càng cảm thấy các tôn giáo lớn trên thế giới giống như những mê thất, không tìm ra lối thoát.

Điều mà làm cho em càng lo âu nữa là vì bản thân những vị giáo chủ của những trường phái lớn, khi chết, cũng chết như một người bình thường. Vị giáo chủ nào đó của Hồi giáo, theo tài liệu thì chết vì sốt cao ( High fever). Ngài Tuệ Viễn, theo truyền thuyết thì cũng đau bệnh mà chết thôi ( Đại sư Trung Quốc Tuệ Viễn, là người khai sinh ra trường phái Tịnh Độ). Theo chỗ hiểu biết của em, thì có lẽ chỉ có ngài Sakya Muni, là người bị ngộ độc do nấm, nhưng không chết như mọi người bình thường, Ngài sử dụng kỹ thuật thiền định, đi ra khỏi thân xác vật lý một cách chủ động.

HHN says:

Chị xin phép đóng góp ý kiến với em về việc chọn trường phái để tập luyện. Hầu hết các trường phái lớn, nhỏ từ cổ chí kim đều sử dụng những thao tác và phương thức sau đây: lạy lục, xin xỏ, van vái các dấng siêu nhiên, cầu xin những điều nào đó. Thậm chí, có trường phái còn khuyên tín đồ của mình khi vào thời điểm  sắp chết, chỉ việc gọi tên vị giáo chủ đã được học tập từ trước một số lần nhất định, thì tự động sẽ được nhập cảnh vào một vương quốc gọi là Cực lạc. Mỗi tôn giáo lại đặt ra những nội quy khác nhau cho tín đồ nếu tín đồ muốn đạt được một thành tích nào đó. Tuy nhiên, có một mẫu số chung là: các tôn giáo đều đòi hỏi các tín đồ của mình phải tin một cách tuyệt đối, vô điều kiện. 


Nhìn theo quan điểm của vật lý lý thuyết, thì đây là quan điểm quy giản luận (reductionism  or  reductivism). Đây là một luận thuyết quy mọi hành xử về một số định luật cơ bản mà người ta còn gọi là tư tưởng tuyến tính, có nghĩa là output tỷ lệ thuận với input. Với lý thuyết khoa học phức hợp (Complexity  Science), thì thực tế hiện tượng khách quan của thế giới tự nhiên không phải như vậy. Chính có lẽ vì lý do này cùng với lý thuyết này, mà có thể giải thích tại sao việc van vái, cầu xin, tìm kiếm ân huệ ở thực thể siêu nhiên không thành công. Nếu chúng ta chấp  nhận việc không có một lý thuyết nào của con người phát hiện ra lại là cơ bản cả, thì sao nhỉ? Chúng ta thử giải thích bằng nguyên lý đột sinh. Khi tôi cầu xin cái gì với ai đó, đấy là kế hoạch riêng của tôi, nhưng khi có quá nhiều người cầu xin, có thể giống tôi, có thể khác tôi, thì có thể làm cho hệ thống trở nên quá tải, đây có thể là hiện tượng đột sinh, không phụ  thuộc vào kế hoạch mà tôi đã dự định từ trước.

Trường hợp của trường phái thiền định hay kỹ thuật thiền định là đã khai thác, hay đúng hơn là anh em song sinh với khoa học phức hợp. Kỹ thuật này làm cho một thực thể nào đó chuyển đổi qua chiều không gian, cảnh giới, v.v…. 

Đúng vậy, nói theo quan điểm của thuyết đột sinh, thì thiên nhiên là một cái giếng không có đáy, sâu đến vô cùng. Có nghĩa là nhờ vào kỹ thuật thiền định, con người đã di trú đến một nơi mới, ở đây mọi định luật cơ bản của thế giới con người đã hoàn toàn biến đổi hay không còn hiện hữu. Mỗi một cảnh giới có tính tự trị riêng của mình (autonomie). Rất có thể các định luật sanh, lão, bệnh, tử, không còn hiện hữu. Điều này chúng ta có thể tìm thấy trong bộ môn vật lý, ai cũng biết định luật lượng tử là một lý thuyết bất định.

Sao Mai says:

Em chân thành cám ơn chị đã đưa ra những luận cứ khá dễ hiểu khi dựa vào những lý thuyết của vật lý lý thuyết! Em xin chân thành cám ơn chị và chào chị!

0 nhận xét:

Post a Comment