Tuesday, January 14, 2014



Kính thưa Quý vị!

Như đã nói ở trong bài trước, hiểu được các loại tâm trong một tiến trình tu thiền định có ý nghĩa vô cùng giá trị.

Chúng ta đã nói đến tâm Vương trong 2 bài trước: “Các loại tâm Vương trong Vi Diệu Pháp” (Bài 1 và bài 2).

Bây giờ chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu các loại tâm Vương trong Vi Diệu Pháp. Ở bài này chúng ta sẽ nói về Hữu nhân tâm trong Dục giới tâm.

Chương I: TÂM VƯƠNG THUỘC DỤC GIỚI
54 tâm, gồm: 

12 bất thiện tâm, 18 Vô nhân tâm, và 24 Hữu nhân tâm

1 – TÂM BẤT THIỆN (Akusala Cittāni): 12 loại, gồm:

8 tâm tham, 2 tâm sân, và 2 tâm si.

2 –TÂM VÔ NHÂN (Ahetuka Citta): 18 loại, gồm:

-  7 Tâm Quả (tâm Dị thục) Bất thiện Vô nhân
-  8 Tâm Quả (tâm Dị thục) Thiện Vô nhân:
-  3 Tâm Hành Vô nhân:

3 –TÂM HỮU NHÂN (Sahetuka Citta): 24 loại, gồm:

-  8 tâm Thiện
-  8 tâm Quả (tâm Dị Thục)
-  8 tâm Hành

Ngoại trừ những tâm Bất thiện và Vô nhân, những tâm còn lại là những tâm đẹp (Sobhana). Những tâm đẹp này còn được gọi là Tịnh Quang tâm, hay Tịnh Hảo tâm.

Tịnh Quang tâm là những tâm thiện.

Tâm Hữu Nhân ( Sahetuka) là những tâm bắt nguồn từ một, hai hoặc ba nhân.

Ở đây, trong phần Hữu nhân tâm có tâm thiện nhị nhân như: không tham (quảng đại, bố thí), không sân ( tâm từ);

Tâm thiện tam nhân: thì ngoài không tham; không sân; còn có tri kiến, trí tuệ (không si)

Trong 24 loại tâm Tịnh Quang này, được phân biệt rạch ròi thành các loại tâm mang những tính chất như sau:

Thọ Hỷ -  thọ Xả
Được nhắc bảo -  không cần nhắc bảo
Có tri kiến – không tri kiến.

A - Tâm thiện thuộc Dục giới:

Có 8 loại, gồm:

Nhị Nhân Thiện tâm: 4 loại

1. Một tâm không liên hợp với tri kiến, không cần nhắc bảo, đồng phát sinh cùng thọ Hỷ.
2. Một tâm không liên hợp với tri kiến, có sự nhắc bảo,  đồng phát sinh cùng thọ Hỷ.
3. Một tâm không liên hợp với tri kiến,  không cần nhắc bảo, đồng phát sinh cùng thọ Xả.
4. Một tâm không liên hợp với tri kiến,  có sự nhắc bảo, đồng phát sinh cùng thọ Xả.

Tam Nhân Thiện tâm: 4 loại

5. Một tâm liên hợp với tri kiến, không cần nhắc bảo, đồng phát sinh cùng thọ Hỷ.
6. Một tâm liên hợp với tri kiến, có sự nhắc bảo, đồng phát sinh cùng thọ Hỷ
7. Một tâm liên hợp với tri kiến, không có nhắc bảo, đồng phát sinh cùng thọ Xả.
8. Một tâm liên hợp với tri kiến, có sự nhắc bảo, đồng phát sinh cùng thọ Xả

Thí dụ cho 8 loại tâm thiện trên:

1.      Loại tâm thiện 1:

Không có ai xui khiến hay nhắc bảo; ta biếu người hàng xóm nghèo một chiếc áo ấm và một ít tiền mà thấy trong lòng rất vui vì đã giúp được người ấy. Ta không biết rằng đấy là mình đang tạo được  một thiện nghiệp.

2. Loại tâm thiện 2:

Nghe lời mẹ sai bảo, cô gái mang cơm sang biếu người hàng xóm mù độc thân và vui vẻ đút cho bà ăn. Cô không biết rằng đấy  là một hành động tạo nghiệp tốt.

3. Loại tâm thiện 3:

Không có ai nhắc bảo, cậu thanh niên dắt một cụ già xin ăn qua đường và biếu cụ một ít tiền với tâm Xả (tâm quân bình, không bám níu, chấp thủ, không vui, không buồn). Cậu không biết rằng cậu đã tạo một thiện nghiệp.

4. Loại tâm 4:

Nghe lời mẹ bảo, cậu bé thản nhiên ngồi xuống cùng thiền và quán đề mục. Cậu không biết rằng cậu đang được huân tập một thói quen vô cùng giá trị.

5. Loại tâm 5:

Một cách hiểu biết, không cần ai khuyên bảo, ta mang biếu người bạn một cuốn sách Phật Pháp với những lời giáo huấn của Đức Phật,. Ta thấy vui vẻ vì giúp bạn hiểu thêm về Phật  Pháp, hiểu được nghiệp và luật nhân – quả. Ta hiểu rằng ta đã tạo được  một nghiệp thiện.

6. Loại tâm thiện 6:

Sau khi nghe mẹ khuyên bảo, cô gái vui vẻ dắt một bà cụ qua đường với và biếu bà cụ một vật gì. Cô biết rằng nghiệp của mình là do chính cô tạo nên. Gieo nhân tốt sẽ gặt quả tốt.

7. Loại tâm thiện 7:

Không có ai nhắc bảo, cậu thanh niên dắt một cụ già xin ăn qua đường và biếu cụ một ít tiền với tâm Xả (tâm quân bình, không bám níu, chấp thủ, không vui, không buồn). Cậu hiểu  rằng cậu  đã tạo một thiện nghiệp cho chính cậu.

8. Loại tâm thiện 8:

Nghe lời mẹ dạy bảo, với sự hiểu biết về nhân – quả và nghiệp, cậu bé bình thản ngồi thiền với một tâm Xả.

Trên đây là 8 loại tâm Thiện, Hữu Nhân, thuộc Dục Giới.

B – Tâm Quả Hữu nhân:

8 tâm Quả Hữu nhân: 4 Nhị Nhân Quả tâm và 4 Tam Nhân Quả tâm.

Tâm Quả (Dị thục) Nhị nhân: 4 loại, gồm:

1. Một tâm không liên hợp với tri kiến, không cần nhắc bảo, đồng phát sinh cùng thọ Hỷ.
2. Một tâm không liên hợp với tri kiến,  có sự nhắc bảo, đồng phát sinh cùng thọ Hỷ.
3. Một tâm không liên hợp với tri kiến, không cần nhắc bảo,  đồng phát sinh cùng thọ Xả.
4. Một tâm không liên hợp với tri kiến,  có sự nhắc bảo, đồng phát sinh cùng thọ Xả.

Tâm Quả (Dị thục) Tam nhân: 4 loại, gồm:

5. Một tâm liên hợp với tri kiến, không cần nhắc bảo, đồng phát sinh cùng thọ Hỷ.
6. Một tâm liên hợp với tri kiến, có sự nhắc bảo, đồng phát sinh cùng thọ Hỷ
7. Một tâm liên hợp với tri kiến, không có nhắc bảo, đồng phát sinh cùng thọ Xả.
8. Một tâm liên hợp với tri kiến, có sự nhắc bảo, đồng phát sinh cùng thọ Xả.

Đây là 8 loại tâm Quả, Hữu Nhân, thuộc Dục Giới.

Cũng gọi là 8 loại Dị thục Hữu Nhân tâm.

8 tâm  Dị thục Hữu nhân này là Quả của 8 tâm Thiện đầu tiên bên trên. 8 tâm Dị thục Vô nhân cũng là Quả của 8 tâm Thiện bên trên này. Như vậy 8 tâm Thiện có thể tạo ra 16 tâm Quả thiện (Vô nhân và  Hữu nhân). Nhưng 12 tâm Bất thiện chỉ tạo ra 7 tâm Quả Bất thiện (Vô nhân).

C – Tâm  Hành Hữu nhân:

8 loại, gồm:

Tâm Hành Nhị nhân: 4 loại

1. Một tâm không liên hợp với tri kiến, không cần nhắc bảo, đồng phát sinh cùng thọ Hỷ.
2. Một tâm không liên hợp với tri kiến, có sự nhắc bảo,  đồng phát sinh cùng thọ Hỷ.
3. Một tâm không liên hợp với tri kiến,  không cần nhắc bảo, đồng phát sinh cùng thọ Xả.
4. Một tâm không liên hợp với tri kiến,  có sự nhắc bảo, đồng phát sinh cùng thọ Xả.

Tâm Hành Tam nhân: 4 loại

5. Một tâm liên hợp với tri kiến, không cần nhắc bảo, đồng phát sinh cùng thọ Hỷ.
6. Một tâm liên hợp với tri kiến, có sự nhắc bảo, đồng phát sinh cùng thọ Hỷ
7. Một tâm liên hợp với tri kiến, không có nhắc bảo, đồng phát sinh cùng thọ Xả.
8. Một tâm liên hợp với tri kiến, có sự nhắc bảo, đồng phát sinh cùng thọ Xả.

Đây là 8 loại tâm Hành, Hữu Nhân, thuộc Dục Giới.

Những loại tâm Hữu nhân Thiện, Quả, Hành này khác biệt nhau do Thọ cảm, tri kiến và sự nhắc bảo.

Như vậy trong Dục giới tâm có tổng cộng là 54 tâm, bao gồm :

12 Bất thiện tâm

8 Thiện tâm (Hữu nhân)

7 tâm Quả bất thiện Vô nhân + 8 tâm Quả thiện Vô nhân + 8 tâm Quả thiện Hữu nhân = 23 tâm Quả.

3 tâm Hành Vô nhân + 8 tâm Hành Hữu nhân = 11 tâm Hành.  (Tâm Hành còn được gọi là tâm Duy tác)

Như vậy: 12 + 8 + 23 + 11 = 54 tâm. 


HHN

Còn tiếp


0 nhận xét:

Post a Comment