Sunday, April 13, 2014



Tiên tri  tính năng của con mắt thứ ba



SAO MAI:

Chị HHN à, nói đến chuyện bà Vanga thì hình như rất nhiều người biết đến. Còn có những câu chuyện người cận tử (Near Death Experiences) như bà Betty Eadie và rất nhiều trường hợp khác nữa. Em nghe nói bà Eadie này thật sự đã ở trong trạng thái chết mà bà còn thấy được chồng đang ngồi đọc báo, con của bà đang đùa nghịch chạy lên chạy xuống cầu thang. Ở Việt Nam, trước năm 1975 có một sĩ quan bị chết vì tai nạn giao thông. Sau năm 1975, người đại úy này thường nhập vào một người phụ nữ; là người yêu của ông và cho biết những sự việc sẽ xảy ra vài chục năm sau. Vong linh này cho biết xã hội ở Việt Nam sau này sẽ có đời sống thoải mái, không thiếu gì máy móc hiện đại; người này còn cho biết là Mỹ và Nhật sẽ đầu tư vào Việt Nam, và có rất nhiều cơ hội công việc khác nhau, v.v...


Hay những câu chuyện ở những dạng khác. Ví dụ ở một tỉnh lẻ nọ của Việt Nam, có một người đàn ông nhìn thấy quá khứ và hiện tại, gần như không bao giờ sai cả. Có người đến nhờ ông coi cho một vấn đề gì đó, vừa bước vào chưa kịp nói gì, ông đã biết tên và vấn đề người đó muốn hỏi. Đặc biệt ông có thể chỉ ra những món đồ đã bị mất một cách chính xác. Theo chị thì những người như thế này có phải có con mắt thần thứ 3 không hả chị?  

HHN:

Em nói như vậy là cũng đúng đó.  Thí dụ như ở Trung Hoa thời Tam Quốc, Khổng Minh tiên đoán gần như chính xác diễn tiến chi tiết của các trận đánh, như trận Xích Bích để đời. Có một đoàn khảo cứu người Nga, trong đó có chuyên gia nhãn khoa là E-RƠ-NƠ-MONDASEP - đã có nhiều cuộc đàm thoại với những người tu hành ở Nepal. Theo những người Nepal này thì "thú vật cũng có con mắt thứ ba". Nhờ vậy mà chúng có khả năng tập trung kiểu tham Thiền để Nhập Định khi trời bắt đầu lạnh, mà người ta gọi là ngủ đông. Cơ thể của chúng chuyển hóa chậm lại từ từ, cuối cùng bất động như một cục đá (Stone - Still State). Vẫn theo người Nepal nói trên, thì con mắt thứ ba của loài vật và thảo mộc chính là ngôn ngữ của chúng.



Có một  nhà Tiên tri nổi tiếng của mọi thời đại - Michael de Nostradamus - sinh ngày 14 tháng 12 năm 1505. Ông tốt nghiệp bác sĩ tại Đại học Montpelier năm 1522. Sau đó cũng tại đây, ông đỗ tiến sĩ năm 1529. Khả năng tiên tri của ông kéo dài trong nhiều ngàn năm, từ thời điểm ông đang sống cho đến năm 3797. Cũng như các nhà bác học khác, khi phát biểu những ý tưởng đi ra ngoài quy ước của xã hội lúc bấy giờ đều bị dư luận xã hội, thậm chí là luật pháp chế tài. Ông bị tố cáo là theo dị giáo và được lệnh phải đến tòa án ờ Toulouse để xét xử. Lịch sử có lẽ là chu kỳ chứ không phải trục hệ. Những hiện tượng tương tự vẫn xảy ra ở đâu đó trên thế giới. Thật vậy, đối với một số người thì cứ ai đó đưa ra những quan điểm khác với mình thì cho là khoa học giả tạo, phản khoa học, tà giáo …


SAO MAI: 

Theo chị thì con mắt thần này dùng để làm gì?

HHN:

Có nhiều trường phái nói về con mắt này.  Nhưng bây giờ chúng ta hãy căn cứ vào tài liệu của bác sĩ nhãn khoa người Nga E-RƠ- NƠ-MONDASEP. Theo chuyên gia người Nga này thì ông cho biết con mắt thứ ba có ba chức năng:


1. Inside Vision: Có nghĩa là cái nhìn vào trong cơ thể của mình, nhìn thấy các cấu tạo vật lý của cơ thể mình. Rất nhiều người tu Thiền Định ở tại Việt Nam có kể về những kinh nghiệm này. Có những người trong số họ gọi là cuộc du hành trong tiểu vũ trụ. Thật vậy, có người kể là đã nhìn thấy những nguyên tử cấu tạo nên cơ thể mình, còn rất nhiều điều khác nữa.

2. Meditation Vision: Khả năng quan sát phần linh hồn của mình. Thực tế là, người tu Thiền Định khi đạt đến một trình độ nào đó thì thấy cấu tạo Tâm của mình, thậm chí là cấu tạo Sắc. Việc này chỉ có thể thực hiện khi đạt được một năng lực Thiền Định và bản lĩnh Thiền Định vững chắc. Hiện tượng này, thông thường phải mất nhiều thập kỷ mới thực hiện được. Người mới tu Thiền Định 5 hay 10 năm, khó có thể làm nổi.

3. Intellectual Vision: Khả năng nhận biết về người và mình. Đây có lẽ là khả năng khó nhất, mà một người tu Thiền Định có thể đạt được. Trường phái Phật Giáo thường mô tả hiện tượng này là "Thông Tuệ" có nghĩa là: Thông suốt người và ta trong ngoài.

Theo ý kiến của HHN, thì  sự giải thích của trường phái Phật Giáo về tính năng của con mắt thứ ba đã đáp ứng được quy luật tư duy hình thức, mô tả toàn bộ khái niệm nội hàm và ngoại diện của khái niệm con mắt thứ ba. Từ đó, người ta có thể hiểu được rằng con mắt thứ ba không phải là con mắt thứ ba sau hai con mắt bình thường của con người. Căn cứ vào kinh nghiệm Nhập Định của bất cứ người nào Thực Chứng ở nhiều lớp Thiền Định khác nhau, nhiều Cảnh Giới khác nhau, thì ai cũng biết không phải người ta chỉ có một con mắt thứ ba, mà người ta có vô số con mắt thứ ba. 

Tưởng phải giải thích để chúng ta không lầm lẫn về khái niệm con mắt thứ ba này. Nếu xét về mặt phương tiện hay công cụ, thì ít nhiều con mắt này cũng giống như hai con mắt bình thường. Thật vậy, con mắt thứ ba là một công cụ để tiếp nhận thế giới khách quan cũng như thế giới chủ quan. Tuy nhiên hình ảnh chỉ xuất hiện ở những Cảnh Giới Hữu Sắc - nói theo kiểu truyền thống Phật Giáo. Do đó, khi vào cảnh Vô Định Tưởng, Cảnh Vô Sắc, thì hình ảnh từ rất đơn giản, cho đến không có hình ảnh, nhưng người ta vẫn biết bằng cái gọi là con mắt thứ ba. Nhưng thực sự ở trạng thái này, người ta không có con mắt thứ ba.

Để giản lược cho dễ hiểu, những vị là khoa học gia hay người tu Thiền Định thực sự quan tâm đến con mắt thứ ba, thì nếu có thể, xin ghi nhớ phần tổng kết sau đây. Con mắt thứ ba lệ thuộc ở:


1. Sắc.
2. Tâm.
3. Chất và lượng của Định Tâm.
4. Cảnh giới Tương Ưng mà mình đang hiện hữu. (Những từ ngữ này mong quí độc giả hiểu theo ngôn từ và định nghĩa của trường phái Phật Giáo).

(Còn tiếp)



0 nhận xét:

Post a Comment