Thursday, April 10, 2014



Lời thưa của người thuyết minh:

Kính thưa quí độc giả!

          Tìm hiểu qua những lời bình luận của quí độc giả, có độc giả cho biết: “Đọc không hiểu gì cả”. Vâng, hoàn toàn chính xác! Loạt bài học này, không phải là những bài đọc để giải trí. Thật ra, chúng tôi hy vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu của có lẽ nhiều người tu thiền định nói chung. Một cách chủ quan, chúng tôi cho là ai đó theo đuổi “nghiệp” thiền định và thực sự đã cống hiến cuộc đời mình cho công việc này chắc chắn cũng đều có những sự tò mò, thắc mắc hoặc mong muốn đạt được những thành tích mà nghe nói các bậc đàn anh đi trước đã đạt được. Về lý thuyết, có rất nhiều kỹ năng được nói tới, nhưng những kỹ năng thường được nhắc tới nhất là:

1.     Đi ra khỏi cuộc sống thế gian của một con người bình thường (xuất hồn)
2.     Biết mình, biết người (mở nhãn)
3.     Có khả năng ảnh hưởng tới ai đó (tác pháp)

Có nhiều người theo đuổi công việc này đều đã nghe tới những khả năng khá phổ biến nói trên, nhưng lại mơ hồ không biết những việc này có thật hay không. Trên thực tế thì họ chưa được chứng kiến bao giờ! Việc này lại càng làm cho họ thêm hồ nghi. Một phần nữa, nhiều khi họ muốn học thì cũng chẳng biết học làm sao, bắt đầu từ đâu. Vì không  có tài liệu, sách vở nào hướng dẫn, chỉ dạy. Và cũng không biết tìm ai đã trải nghiệm thực tế hướng dẫn phương pháp cho họ! Mặt khác, tâm lý sợ  tiết lộ điều này cho những người đồng đạo, nhất là những người theo trường phái Phật giáo - sẽ bị coi thường, chê bai, viện lẽ là con đường này là sai lạc, rời xa mục đích giải thoát: “Thần thông trị giá không đáng mấy xu”! Câu chuyện này căn cứ vào một truyền thuyết nói rằng ngài Sakya Muni đã qua sông bằng thuyền thay vì dùng thần thông để bay qua sông. Nhưng cũng có tài liệu của Phật giáo chính gốc (Phật giáo nguyên thủy) lại cho là: “Thần thông là một pháp tu rất cao, rất khó tập luyện”. Tuy nhiên “Thần thông không liên quan gì tới nhân quả” .

Kính thưa quí độc giả!

Muốn sở đắc được tinh thần của những bài học này, chúng ta cần phải theo dõi liên tục từ bài này qua bài khác. Chính tác giả Lobsang Rampa khuyên độc giả đọc đi, đọc lại nhiều lần một bài viết. Nếu chúng ta coi những bài viết này là tinh hoa của Phật giáo Tây Tạng được đơn giản hóa, thế gian hóa, thì chúng ta sẽ có một tâm trạng khác.

Biết đâu có những vị tu thiền định ở Việt Nam đã từng thực hành qua nhiều thập kỷ nhưng vẫn không tìm ra chiếc chìa khóa. Phải chăng đây là chiếc chìa khóa mà quí vị đang đi tìm?

Phật Thích Ca (Sakya Muni) trước khi nhập niết bàn cũng phải thực hành các tầng thiền, rồi cuối cùng vào Tứ thiền hữu sắc và dùng thần thông để đưa mình (ở đây chính là tâm hay linh hồn, tư tưởng của Ngài) sang cảnh Siêu giới (cảnh giới ở cõi niết bàn). Đương nhiên trong thời gian xuất hồn này, tâm của Ngài phải tương đương với cảnh của Tứ thiền Hữu sắc. Xin quý vị độc giả lưu ý: việc xuất hồn với một phương pháp chủ động trong thiền định cùng với tâm thiền tương ưng cảnh giới  nào đó khác hẳn với việc  vô tình bị xuất hồn một cách thụ động!

Chúng ta tiếp tục bài số 4.

          Lúc đầu chúng ta phải nổ lực rất nhiều để đạt được thành tích xuất hồn. Chúng ta hãy tưởng tượng rằng ta ở trong một chiếc bong bóng cao su; ta cố gắng để thoát ra khỏi nó, và cố gắng mãi mãi cũng chẳng có việc gì xảy ra cả. Nhưng cuối cùng, bất chợt bạn nổ tung ra khỏi nó. Việc này xảy ra rất nhanh, giống như người ta dùng một chiếc kim châm vào chiếc bong bóng của trẻ em đang chơi. Bạn đừng hoảng hốt, bạn đừng để cho sự sợ hãi xâm chiếm tâm hồn. Nếu bạn thoát được ra khỏi sự sợ hãi, thì việc xuất hồn sẽ tiếp tục tiếp diễn, không có việc gì rắc rối xảy ra trong tương lai. Nhưng nếu bạn sợ hãi  thì bạn sẽ quay lại cơ thể vật chất. Và chúng ta lại phải bắt đầu từ đầu thực tập việc này vào một ngày khác. Nếu bạn bị quay lại cơ thể vật chất, thì hôm nay đừng cố gắng thêm nữa, bởi vì bạn khó có hy vọng để thành công. Bạn hãy ngủ đi để nghỉ ngơi.

Đặt giả thuyết là bạn đã thoát được ra khỏi cơ thể vật chất bằng phương pháp đơn giản nói trên; bạn đứng ngắm nhìn cơ thể vật chất của mình và phân vân tự hỏi không biết mình phải làm gì nữa đây? Bạn đừng có quá bối rối khi nhìn thấy cơ thể vật chất của mình, bởi vì bạn còn nhiều cơ hội để được nhìn thấy như vậy. Bạn nên nghĩ đến việc làm khác, bạn hãy để cho mình bay bổng trong phòng như một chiếc bong bóng xà bông, bởi vì trọng lượng của bạn chỉ nhẹ như một chiếc bong bóng xà bông.  Bạn không thể rớt xuống được, không có gì có thể làm cho bạn bị thương. Hãy để cho cơ thể vật chất của bạn được nghỉ ngơi. Bạn phải thực tập giải quyết vấn đề này trước khi rời bỏ cơ thể xương thịt để du hành sang thế giới bên kia, hay có thể nói là đến một cảnh giới khác. Bạn phải  chắc chắn rằng chính cơ thể xương thịt là một chiếc hộp đã giam hãm chính bạn.  Bạn phải có những sự suy nghĩ cẩn trọng này để không cảm thấy bở ngỡ khi quay trở về thân thể cứng ngắc. Phải đảm bảo rằng không có những vật cứng đè vào thần kinh của cơ thể vật lý. Thí dụ, vì không cẩn thận, lúc bạn rời thân xác vật lý ra đi, một cánh tay của bạn đã bị một vật khác đè lên. Cánh tay này sẽ bị tê buốt như kim châm lúc bạn trở về cơ thể vật lý. Do đó, bạn phải chắc chắn  rằng  cơ thể vật lý của mình hoàn toàn được thoải mái trước khi bạn rời bỏ cái xác vật lý xuất  hồn ra đi.

Bạn hãy để cho mình lướt đi, bay bổng trong căn phòng như bong bóng xà bông được trôi đi trong làn không khí thơm ngát. Bạn hãy khám phá trần nhà, nơi mà bình thường bạn không thể thấy được. Hãy làm quen với lối du hành sang thế giới bên kia một cách đơn giản như vậy, bởi vì chỉ đến khi nào bạn quen thuộc với lối xuất hồn này, thì chừng đó bạn mới có thể đi ra xa được.

Đóng góp ý kiến của người thuyết minh: 

Nếu chúng ta nhớ lại công thức “chúng ta tập trung tư tưởng, muốn tư tưởng ở đâu thì nó ở đó” thì có lẽ chúng ta sẽ thấy đây là chiếc chìa khóa của thao tác xuất hồn. Thật vậy, ra khỏi thế giới vật chất là cơ thể vật lý, tất cả mọi việc đều lệ thuộc ở tư tưởng con người. Nói theo ngôn từ của Vi Diệu Pháp là: “Tâm đứng đầu, tâm tạo tác tất cả”. Tuy nghe câu nói này đơn giản vậy, nhưng phải hiểu được ý nghĩa đứng đằng sau những chữ này. Phải làm cho những sự hiểu biết này thấm nhập vào tiềm thức của mình.

Kính thưa quí độc giả!

Người thuyết minh nhóm HHN có một nghi vấn nêu sau: Yếu tố cơ thể tạm gọi là phần hồn (Astral body) có một cấu tạo vật chất và tinh thần (tâm và sắc) khác hẳn với tinh thần và vật chất của cơ thể vật lý. Yếu tố cơ thể gọi là phần hồn này lại nhìn được thấy cảnh Dục giới vật chất, thì có vẻ như là một nghịch lý. Thực vậy, loại yếu tố cơ thể phần hồn này không tương thích với thế giới vật chất thì làm sao lại có thể có mối liên hệ với nhau?!

Theo ý kiến của người thuyết minh nhóm HHN, thì khi mình xuất phần hồn ra, không thấy cảnh giới vật chất, cảnh giới thế gian; mà chúng ta thấy một cảnh giới khác tương thích với loại yếu tố cơ thể phần hồn này. Theo quan điểm của người thuyết minh thì hiệu ứng này thỏa mãn được lý thuyết Vi Diệu Pháp và phù hợp với  kinh nghiệm trải nghiệm thực tế.

Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý độc giả!

                                                                                    
   ( Còn tiếp)

5 comments:

  1. Ho Van Thong10:26 PM

    Rất thú vị

    ReplyDelete
  2. Rồng Vàng3:21 PM

    Khi ngủ say có duyên hồn đề xuất

    ReplyDelete
  3. Eden Dang3:31 PM

    Co co nghi chuyen do la hu vong chang

    ReplyDelete
  4. Gieo Duyên Tịnh Độ3:32 PM

    Xuất hồn chẳng qua là một sự tu định ở mức độ cao thôi, khả năng ai cũng có thể làm được. Ngày xưa, tôi có một người cậu làm được, người đó không học Phật, là một thầy Pháp.

    ReplyDelete
  5. đọc thì cũng hiểu được sơ sơ, nhưng seo phần hướng dẫn xuất hồn nói wa loa wá, hình như là ko nói gì cả mà đại loại là chỉ cần tập trung tư tưởng là được.Còn ở phần đóng góp ý kiến, cũng may là có biết về lucid dream nên còn hiểu được chút chút, có nghĩa là khi thoát hồn ra 1 là ta sẽ nhìn thấy TG thật, 2 sẽ nhìn thấy TG ảo( do ta tưởng tượng ra).

    ReplyDelete